K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2019

Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo:

- Tháng 3/932, không đầy nửa năm sau cuộc xâm lược của Nam Hán, Dương Đình Nghệ đem quân ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Tuy nhiên, quân viện trợ chưa đến thành đã bị đội quân của Dương Đình Nghệ đánh tan vỡ, tướng chỉ huy của địch Trịnh Bảo bị giết chết. Đạo quân cứu viện của giặc bị tiêu diệt.

- Cuộc khánh chiến kết thúc thắng lợi. Đât nước giành lại được chính quyền, Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

NG
7 tháng 10 2023

Tham khảo

Nét nổi bật của Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên:

+ Kế hoạch "Thanh dã" (vườn không nhà trống).

+ Đoànkết đại dân tộc. Từ triều đình đến địa phương thể hiện qua 2 hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than.

+ Có các tướng lĩnh tài giỏi, vị vua tinh anh với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. (Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông...)

+ Lợi dụng địa thế để đánh giặc. Trận chiến trên sông Bạch Đằng...

Tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta:

+ Thông qua 2 hội nghị DH và BT, vua tôi nhà Trần và quan lại triều đình, các bô lão đều đồng lòng đánh giặc. Hô vang câu nói "Đánh, đánh, đánh..." khi vua Trần hỏi nên đánh hay nên hòa.

+ Câu nói khẳng khái "Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ chớ lo" của Trần Thủ Độ, hành động bóp nát qủa cam của Trần Quốc Tuấn, hình ảnh ngồi đan sọt mà lo việc nước của Phạm Ngũ Lão...

+ Nhân dân phối hợp với triều đình thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống"...

 
27 tháng 4 2021

hu hu lịch sử dài quá hic hic 

tăng bạn tip ôn thi của hoc24 khocroi

undefined

4 tháng 4 2022

refer

 

 * Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…


 

4 tháng 4 2022

refer

2.

- Địa bàn: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi. Nhiều trung tâm khởi nghĩa được lập ra trên toàn Nam Kì như: Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Hà Tiên,…

- Lực lượng: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì diễn ra mạnh mẽ, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Hình thức: Đấu tranh vũ trang như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm,… dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,…

- Kết quả: tuy đều bị đàn áp nhưng đã gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

3.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858 đã:

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
 

15 tháng 3 2016

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ  (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Chưa phân loại

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

ha

24 tháng 3 2017

Dương Đình nghệ là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước.

Dương Đình Nghệ (?-937) vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã đưa quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Năm 931, Dương Đình Nghệ được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La - dinh lũy của quân xâm lược Nam Hán. Từ bên kia biên giới, vua Nam Hán vội vã cử thừa chỉ Trình Bảo đem quân sang cứu viện. Viện binh chưa kịp đến thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành, quân Nam Hán tan vỡ, tướng giặc là Khắc Trinh bị giết chết, thứ sử Lý Tiến chạy thoát về nước. Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta; chưa kịp ổn định đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan rã. Tướng giặc là Trình Bảo bị giết tại trận.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất nước. Ông tự xưng là Tiết độ sứ đứng đầu chính quyền trung ương cai quản cả nước. Đinh Công Trứ được cử giữ chức thứ sử Hoan Châu. Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ...

Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Dương Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy. Sau đó chẳng lao lâu, Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền giết chết.

Trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có viết: "Khi Lý Khắc Chính bắt được (Khúc) Thừa Mỹ, (Dương) Đình Nghệ bèn tìm cách đánh báo thù. Ông chiêu tập hào kiệt, dùng đại nghĩa để khuyến khích cùng hợp mưu để đánh đuổi tướng (Nam) Hán là Lý Khắc Chính. Vua (Nam) Hán sai Lý Tiến sang làm Thứ sử Giao Châu (thay cho Lý Khắc Chính). Dương Đình Nghệ lại đem quân vây hãm Lý Tiến. Vua (Nam) Hán liền sai Trần Bảo sang cứu Lý Tiến. Dương Đình Nghệ đón đánh và chém được Trần Bảo. (Từ đó) Dương Đình Nghệ giữ lấy châu thành tự xưng là Tiết độ sứ, nhận lãnh mọi việc của châu".

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của ngoại xâm để xây dựng một quốc gia độc lập.

18 tháng 4 2016

chịu thôi bucminh

19 tháng 4 2016

ko bt thì đừng có bình luận

2 tháng 5 2016

* Ý nghĩa: 

-Thắng lợi Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt được hơn 1000 năm thời kì Bắc thuộc của các triều đại phong kiến phương Bắc

- Mở ra quyền độc lập lâu dài cho đất nước

2 tháng 5 2016

giành lại độp lập cho dân tộc

Kết thúc hơn 1000 năm bị đô hộ của phong kiến phương bắc đối với nước ta

Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc