K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2019

Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. Giữa thiện-ác, tốt -xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lai ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

“Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm” là một lời khuyên có ý nghĩa rất thiết thực với mỗi người. Bởi vì phần đông chúng ta đều mắc vào sai lầm này. Thường bỏ qua những việc thiện nhỏ và đi làm những việc ác nhỏ. Đã là việc thiện thì dù lớn hay nhó cũng nên làm, dắt một cụ già hay một em nhỏ qua đường cũng đáng quý như tham gia một buổi từ thiện. Con người thường cứ hay vô tình với những điều nhỏ nhoi xung quanh. Làm việc thiện, quan trong nhất không phải là làm việc lớn hay việc nhỏ mà cốt ở cái tâm của người. Cái đáng quý của người làm việc thiện là có lòng thương yêu đồng loại, quan tâm san sẻ khó nhọc với những người xung quanh. Làm việc thiện là không tính toán thiệt hơn, một trong những điều tâm niệm của nhà Phật là "Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính". Làm việc thiện một cách vô tư sẽ không chỉ mang đến cho người khác những điều tốt lành mà còn mang đến cho mình một cái tâm thanh thản, trong sáng. Còn làm việc ác, dù nhỏ thôi, sẽ không chỉ gây hại cho người khác mà còn làm cho lương tâm mình day dứt, lo lắng, là tự đánh mất sự thanh thản của chính mình. Không ai có thể yên lòng sau khi đã làm một việc ác. Việc ác nhỏ thì day dứt lương tâm, việc ác lớn thì lo sợ, ám ảnh.

Dưới dạng một lời khuyên, câu nói này đã khẳng định một cách dứt khoát rằng: Chớ làm điều ác, nên làm điều thiện. Đây không phải là tư tưởng mới mẻ nhưng nó lại có một ý nghĩa thực tế sâu sắc. Ai cũng ý thức được rằng không nên làm điều ác mà nên làm nhiều điều thiện, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Cái tư tưởng có tính chất ngụy biện đối với phần đông chúng ta được thể hiện ở câu nói này. Những việc thiện nhỏ rất đáng làm thì bỏ qua, nhưng những việc có hại cho người khác, thấy có hại ít nên cứ làm. Có những người rất nhiệt tình tham gia vào các buổi quyên góp từ thiện, nhưng lại vô tình trước những đứa trẻ lang thang, thậm chí đánh đuổi chúng khi chúng bán báo trước nhà. Chính những điều này lả tạo nên những tội ác lớn. Một cán bộ nhà nước nhận quà hối lộ, tự biện hộ cho mình rằng đó chỉ làm món quà nhỏ nhưng lại tiếp tay cho ké xấu làm bao nhiêu điều ác, gây hại cho nhân dân, đất nước. Những cán bộ công chức tha hoá biến chất mà chúng ta vẫn đọc tên họ trên báo chí hàng ngày, chỉ vì những thú vui, những ham muốn cá nhân, mà dung túng cho tội hạm để rồi ma tuý len vào mọi ngõ ngách của xã hội, từ giảng đường, lớp học đến từng căn bếp và đã gây nên những thảm kịch gia đình, sự nhức nhối cho đạo đức xã hội xuống cấp. Sự vô tình hay cố ý của một việc ác nhỏ là tiền đề để tạo ra những tội ác lớn. Cha mẹ chị Tám Bính (trong Bì vỏ của Nguyên Hồng)vì sợ xấu hổ với làng nước, vì mấy đồng bạc đã dứt tình mẹ con của Bính, đã đang tâm bán đi đứa cháu ngoại mới lọt lòng, và từ đó đẩy cuộc đời Bính đến bi kịch, biến một cô gái hiền lành, cả tin thành một tay anh chị trong làng trộm cắp. Ngược lại, từ thương mình đến thương người, Mị đã dám cắt dây trói cứu A Phủ rồi cứu cả cuộc đời mình. Một bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí ăn sau khi hắn tỉnh rượu, sự chăm sóc vụng nhưng ân cần, chân thực của Thị đã đánh thức phần người tốt đẹp tiềm ẩn rất sâu đằng sau bộ mặt con quỷ dữ làng Vũ Đại. Và việc làm nhỏ bé ấy đã khiến Chí ý thức được giá trị của cuộc sống lương thiện. Chúng ta đang hàng ngày, hàng giờ vận động mọi người tham gia các hoạt động từ thiện nhưng chúng ta vẫn cứ vô tâm trước những việc nhỏ xung quanh mình. Bỏ rác đúng nơi quy định, tránh đường, nhường ghế ở nơi công cộng cho người già và trẻ em là những việc thiện nhưng liệu đã mấy ai quan tâm. Trong khi đó lại sẵn sàng hái cây, bẻ cành, ăn cắp của công...

Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

25 tháng 3 2019

khá dài nhỉ, nhưng cảm ơn bạn nha

16 tháng 6 2021

Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

5 tháng 2 2022

  Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

        Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

       Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

        Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

  Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

 

9 tháng 12 2019

“Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm” là một lời khuyên có ý nghĩa rất thiết thực với mỗi người. Bởi vì phần đông chúng ta đều mắc vào sai lầm này. Thường bỏ qua những việc thiện nhỏ và đi làm những việc ác nhỏ. Đã là việc thiện thì dù lớn hay nhó cũng nên làm, dắt một cụ già hay một em nhỏ qua đường cũng đáng quý như tham gia một buổi từ thiện. Con người thường cứ hay vô tình với những điều nhỏ nhoi xung quanh. Làm việc thiện, quan trong nhất không phải là làm việc lớn hay việc nhỏ mà cốt ở cái tâm của người. Cái đáng quý của người làm việc thiện là có lòng thương yêu đồng loại, quan tâm san sẻ khó nhọc với những người xung quanh. Làm việc thiện là không tính toán thiệt hơn, một trong những điều tâm niệm của nhà Phật là "Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đáp trả là thi ân có mưu tính". Làm việc thiện một cách vô tư sẽ không chỉ mang đến cho người khác những điều tốt lành mà còn mang đến cho mình một cái tâm thanh thản, trong sáng. Còn làm việc ác, dù nhỏ thôi, sẽ không chỉ gây hại cho người khác mà còn làm cho lương tâm mình day dứt, lo lắng, là tự đánh mất sự thanh thản của chính mình. Không ai có thể yên lòng sau khi đã làm một việc ác. Việc ác nhỏ thì day dứt lương tâm, việc ác lớn thì lo sợ, ám ảnh.

Dưới dạng một lời khuyên, câu nói này đã khẳng định một cách dứt khoát rằng: Chớ làm điều ác, nên làm điều thiện. Đây không phải là tư tưởng mới mẻ nhưng nó lại có một ý nghĩa thực tế sâu sắc. Ai cũng ý thức được rằng không nên làm điều ác mà nên làm nhiều điều thiện, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Cái tư tưởng có tính chất ngụy biện đối với phần đông chúng ta được thể hiện ở câu nói này. Những việc thiện nhỏ rất đáng làm thì bỏ qua, nhưng những việc có hại cho người khác, thấy có hại ít nên cứ làm. Có những người rất nhiệt tình tham gia vào các buổi quyên góp từ thiện, nhưng lại vô tình trước những đứa trẻ lang thang, thậm chí đánh đuổi chúng khi chúng bán báo trước nhà. Chính những điều này lả tạo nên những tội ác lớn. Một cán bộ nhà nước nhận quà hối lộ, tự biện hộ cho mình rằng đó chỉ làm món quà nhỏ nhưng lại tiếp tay cho ké xấu làm bao nhiêu điều ác, gây hại cho nhân dân, đất nước. Những cán bộ công chức tha hoá biến chất mà chúng ta vẫn đọc tên họ trên báo chí hàng ngày, chỉ vì những thú vui, những ham muốn cá nhân, mà dung túng cho tội hạm để rồi ma tuý len vào mọi ngõ ngách của xã hội, từ giảng đường, lớp học đến từng căn bếp và đã gây nên những thảm kịch gia đình, sự nhức nhối cho đạo đức xã hội xuống cấp. Sự vô tình hay cố ý của một việc ác nhỏ là tiền đề để tạo ra những tội ác lớn. Cha mẹ chị Tám Bính (trong Bì vỏ của Nguyên Hồng)vì sợ xấu hổ với làng nước, vì mấy đồng bạc đã dứt tình mẹ con của Bính, đã đang tâm bán đi đứa cháu ngoại mới lọt lòng, và từ đó đẩy cuộc đời Bính đến bi kịch, biến một cô gái hiền lành, cả tin thành một tay anh chị trong làng trộm cắp. Ngược lại, từ thương mình đến thương người, Mị đã dám cắt dây trói cứu A Phủ rồi cứu cả cuộc đời mình. Một bát cháo hành Thị Nở nấu cho Chí ăn sau khi hắn tỉnh rượu, sự chăm sóc vụng nhưng ân cần, chân thực của Thị đã đánh thức phần người tốt đẹp tiềm ẩn rất sâu đằng sau bộ mặt con quỷ dữ làng Vũ Đại. Và việc làm nhỏ bé ấy đã khiến Chí ý thức được giá trị của cuộc sống lương thiện. Chúng ta đang hàng ngày, hàng giờ vận động mọi người tham gia các hoạt động từ thiện nhưng chúng ta vẫn cứ vô tâm trước những việc nhỏ xung quanh mình. Bỏ rác đúng nơi quy định, tránh đường, nhường ghế ở nơi công cộng cho người già và trẻ em là những việc thiện nhưng liệu đã mấy ai quan tâm. Trong khi đó lại sẵn sàng hái cây, bẻ cành, ăn cắp của công...

Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

Chúc bạn học tốt !~♥~♥

18 tháng 10 2021

"Có tài mà không có đức" ý chỉ những người có tài năng, tiền đồ mở rộng nhưng vì đức tính không ra gì làm hỏng mất cả công danh sự nghiệp. Trái lại "có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Ý nói những người đức tính tốt nhưng lại chẳng có tài cán gì khiến công đanh sự nghiệp mãi không khấm khá lên được. Vậy nên là người chúng ta nên có cả tài lẫn đức như vậy mới có thể dẫn tới thành công được. Trên con đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

- thankiu nhìu ạ, nhớ tick điểm cho mình nhoa-

18 tháng 10 2021

uk

 

8 tháng 11 2019

b) Thảo luận:

- Bạn nhỏ đã đến giúp đỡ người khách nước ngoài.

- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm mến khách, thân thương và tốt bụng

- Việc làm của bạn nhỏ rất tốt. Người khách nước ngoài sẽ nghĩ bạn nhỏ thật tốt và người Việt Nam thật thân thiện, dễ gần.

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một...
Đọc tiếp

'' Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toán những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?''

a) Phân tích trên là lời nói hay suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện:'' Lão Hạc'' ( Nam Cao )? Chi tiết này có tác dụng gì trong việc thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm ?

b) Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong tên văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Theo em, vì sao người hút thuốc lá biết thuốc lá có hại mà vẫn sử dụng ? Hãy dùng một câu ngắn gọn để tự nhắc  nhở mình về việc hút thuốc lá

0
11 tháng 2 2018

cảm ơn bạn chúc bạn có một cái tết an lành cùng gia đình nhé

11 tháng 2 2018

Sắp đến Tết r