K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2019

Bạn tham khảo :

Với bộ quần áo màu trắng sọc xanh chú đội chiếc mũ màu trắng có ghi hàng chữ : hải quân Việt Nam cùng với ngôi sao 5 cánh ở giữa.Đôi mắt chú trong sáng luôn luôn ngước về phía biển không ròi.Tay chú cầm chắc khẩu súng đứng nghiêm trang trước những hàng dừa tuổi thơ và cả mô hình cột mốc Trường Sa.Cho dù nắng hay mưa,gió hay bão, chú vẫn giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam.Phía trước chú  là một khoảng biển trời rộng mênh mông cùng với những đợt sóng bạc đầu nối tiếp nhau từng đợt từng đợi dánh nhẹ vào bờ.Xa xa kìa có biết bao nhiêu con thuyền đang say sưa đánh cá, để mà giữ gìn bình yên cho mọi người chú đã phải làm biết bao công việc như : tiêu diệt kẻ thù mang lại bình yên cho mọi người ...

Ôi! em yêu chú lính hải quân nhiều lắm.Em tự nhủ với lòng mình là phải học thật giỏi để sau này em sẽ trở thành một người lính hải quân để canh gác vùng biển của quê hương đất nước.

23 tháng 2 2019

Biển, đảo là chủ quyền vô giá, là hương hoả do tổ tiên để lại từ hàng ngàn năm nay. Vì thế có lẽ trong lòng con dân đất Việt nào mỗi lần nghe nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa hay những cái tên Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, Vành Khăn… là lại trào lên cảm xúc nghẹn ngào.

Dù tôi chưa từng đặt chân đến hết mọi miền Tổ Quốc, không được chứng kiến tận mắt những sự kiện mà trong những năm gần đây, quân và dân ta ở biển đảo phải chịu đựng và chống cự kiên cường, tôi chỉ được biết qua những thước phim tư liệu,...

Nhưng bấy nhiêu cũng đủ để làm con tim tôi thổn thức. Cái thổn thức của một chàng thanh niên mang trong mình ước mơ và khát vọng cháy bỏng được đóng góp công sức dù chỉ là nhỏ nhoi của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương yêu dấu, giữ vững chủ quyền đất nước mà cha anh ta ngàn đời nay vẫn làm.

Tôi vẫn nhớ những câu hát quen thuộc: “Nếu là chim – tôi sẽ là loài bồ câu trắng […] Là người – tôi sẽ chết cho quê hương.” Những người lính hải quân từ lúc tuổi mười tám, đôi mươi, trước ngưỡng cửa cuộc đời, họ đã chọn đảo đá khô cằn là nơi bắt đầu cuộc đời mới. Bốn mươi năm trước, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã khép lại những ước mơ của riêng mình và lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, đối mặt với mưa bom bão đạn, hiểm nguy cận kề, vào sinh ra tử, tất cả họ đều chung một ý chí, một mục tiêu: vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Họ cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và lặng lẽ giấu vào tim những giọt nước mắt. Đối với những người lính ấy, còn điều gì vui hơn là được gặp lại gia đình, quê hương, ăn một bữa cơm ấm áp tình thân, hay đơn giản là được nhìn thấy những người họ yêu thương nhất sống hạnh phúc, yên bình. Ngày chiến thắng trở về, đã có biết bao nụ cười xen lẫn giọt nước mắt hạnh phúc, nhưng cũng có rất nhiều người đã mãi nằm lại nơi chiến trường khốc liệt, gửi lại những ước mơ, hoài bão một thời cho trời xanh.

hiến tranh đã lùi xa, hòa bình đã lập lại nhưng phẩm chất tốt đẹp của những người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và tiếp nối qua các thế hệ con người Việt Nam. Thế hệ những người lính hải quân hôm nay vấn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh thời chống Pháp, đánh Mỹ, khi Tổ quốc lâm nguy, tuổi trẻ sẵn sàng xả thân vì sự trường tồn của đất nước.

Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió, mảnh đất của sự thử thách. Ở đó chiến sỹ đang ngày đêm phải đối mặt với bao gian khó nguy hiểm. Trong lúc bạn bè cùng trang lứa yên tâm học tập nơi giảng đường Đại học hay bằng lòng với công ăn việc làm ổn định, lo vun đắp tổ ấm gia đình, thậm chí có một bộ phận không nhỏ giới trẻ sa vào cuộc sống hưởng lạc thì những người lính hải quân vẫn ngày đêm đối mặt với gian lao, canh giữ biển trời Tổ quốc.

Mà đâu có phải bình yên gì. Biển Đông nóng bỏng từng ngày từng giờ. Bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra biến cố và khi ấy chính các anh là những người phải đối mặt với hy sinh mất mát. Gian khổ mà người lính hải quân phải trải qua là môi trường sống khắc nghiệt giữa trùng dương:

“Trường Sa ngày đông đang đi qua

Lạnh thấu da thấu thịt

Trường Sa, hạ về nắng trắng trời đến lạ

Nóng rát thân người, buồn những dấu chân qua”

Nhưng có lẽ chưa phải là thử thách lớn đối với mỗi người lính hải quân. Gian khổ thiếu thốn về vật chất và sự khắc nghiệt của thời tiết, các anh có thể vượt qua, nhưng thiếu thốn tinh thần tình cảm thì quả là nột liều thuốc thử đặc biệt nhất là trong tình hình hiện nay, nỗi nhớ đất liền, nhớ người thân luôn canh cánh trong lòng người lính hải quân, giữa muôn trùng sóng gió, có lẽ đây là điều làm nên điểm tựa vững chắc trong tâm hồn người lính để các anh luôn chắc tay súng bảo vệ biển đảo quê hương.

Nói đến chiến tranh là nói đến hi sinh mất mát. Trong bối cảnh hiện nay, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đang bị ngoại bang nhòm ngó, lấn chiếm, bất cứ lúc nào người lính hải quân cũng phải đối mặt với hiểm nguy. Đảo xa vì thế, luôn luôn là tuyến đầu của Tổ quốc. Những người lính hải quân hiểu rõ điều đó cho nên dẫu có lo lắng cho mẹ già, con thơ hay thương nhớ một bóng hồng, các anh vẫn kiên định tinh thần, vững chắc tay súng. Các anh luôn sẵn sàng hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc, bởi các anh biết đằng sau các anh là cả một hậu phương vững chắc, 90 triệu con tim Việt Nam luôn hướng về các anh, ủng hộ các anh, tiếp thêm sức mạnh để các anh vững vàng nơi biển đảo xa xôi.

Cám ơn các anh – những người lính hải quân đầy nghị lực!

9 tháng 10 2021

Đoàn thuyền chở các anh, các ông từ chợ huyện, ra hòn đảo hoang để sinh tồn. Các anh, ông được đàn con ùa ra đón. Tiếng khóc rộn vang cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng. Các anh các ông đã về kết thúc hành trình sinh tồn

29 tháng 1 2019

Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:

    + Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm màm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

    + “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

→ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.

5 tháng 1 2020

Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:

    + Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

    + “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

→ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.

12 tháng 9 2018

Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả:

●    Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

●    “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

⇒    Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.


Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả. Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.

Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh- những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.

    

Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả. Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.

Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh- những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thơ 3.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.

Lời giải chi tiết:

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.

7 tháng 5 2023

     Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.