K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Trong truyện cổ tích Tấm Cám, em thích nhất là nhân vật Tấm. Tấm là một cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết.

Tuy phải dầm mưa dãi nắng mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ suốt ngày nhưng làn da Tấm vẫn rất trắng trẻo. Cô có dáng người mảnh dẻ, đôi bàn tay nhỏ nhắn. Khuôn mặt trái xoan của cô trong sáng và hiền hậu. Đôi lông mày dài hình lá liễu, hàng mi đen cùng đôi mắt vừa thơ ngây vừa trung thực nhưng ánh mắt cũng đầy cương quyết. Mái tóc đen mượt che phủ bờ vai tròn lẳn buông dài sau lưng, thỉnh thoảng cô búi lên gọn gàng đằng sau gáy. Đôi môi cô phớt hồng tự nhiên, nhỏ chúm chím như nụ hoa chưa nở và chiếc cằm hơi chẻ đôi duyên dáng. Sống lam lũ, vất vả nơi nhà mẹ ghẻ nên Tấm không có nhiều quần áo đẹp, quanh năm suốt tháng cô chỉ mặc mỗi một chiếc quần vải thô nhuộm bùn đã bạc phếch và cái áo nâu vá chằng vá đụp cùng cái áo yếm đã cũ mèm. Vậy nhưng bộ quần áo đó cũng không làm lu mờ và mất đi vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc của cô. Và khi được khoác lên mình bộ quần áo lộng lẫy lấy ra từ mấy chiếc lọ xương cá bống chôn ở chân giường để đi trẩy hôi, Tấm bỗng đẹp như một nàng tiên khiến ai nấy cũng phải trầm trồ, thán phục.

Lúc còn nghèo khổ cũng như khi đã trở thành hoàng hậu, là vợ của vua, Tấm vẫn giữ được bản chất cần cù, chịu khó của người lao động. Trong cung, đôi bàn tay gầy gầy xương của Tấm hằng ngày vẫn giặt quần áo cho vua và khi về nhà giỗ mẹ, Tấm vẫn leo lên cây cau hái trái cúng cha. Con người hiền lành, hiếu nghĩa đó đã trải qua biết bao nhiêu cơ cực, đắng cay, bị mẹ con Cám chặt cây hại chết, Tấm hóa thành chim vàng anh xinh đẹp để được ở bên vua. Vàng anh bị giết, Tấm hóa thành cây xoan đào. Xoan đào bị chặt lấy gỗ làm khung cửi, Tấm từ khung cửi cất tiếng tố cáo kẻ ác. Khung cửi bị đốt, Tấm hóa thành cây thị để từ quả thị trở lại thành người. Con người đôn hậu ấy đã đấu tranh quyết liệt chống lại sự gian ác và cuối cùng cũng được trở về bên vua.

Em rất thích nhân vật cô Tấm, cô xinh đẹp, dịu hiền, chân chất, chịu thương chịu khó. Cô Tấm bền bỉ đấu tranh chống lại các ác để giành lại hạnh phúc là hình ảnh tiêu biểu cho người Việt Nam.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.

Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. 

Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. 

Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

10 tháng 3 2022

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/ke-lai-nhan-vat-co-tich-ma-em-gap-trong-giac-mo-faq446798.html

tham khảo nguồn này nhé

22 tháng 11 2022

khớ quá

 

14 tháng 5 2018

Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào

Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.

Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?

Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.

– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.

Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.

Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.

Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.

Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.

– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.

Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.

Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.

Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.

Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.

Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.

Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.

Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.

Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.

Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.

Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.

Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.

Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.

Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.

Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.

Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.

14 tháng 5 2018

Bây giờ đã là hoàng hậu hạnh phúc nhất cung đình nhưng mọi người vẫn quen gọi tôi là cô Tấm như ngày nào

Nhớ lại những gì đã qua tôi không khỏi kinh sợ. Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh cũng bởi tại mẹ con nhà Cám luôn chú tâm làm hại.

Tôi còn nhớ, vào một ngày gần Tết, khí trời vẫn còn lạnh. Con Cám như mè nhéo suốt ngày đòi mẹ nó một cái yếm thắm. Tôi cũng mơ một món vật như thế nhưng có bao giờ điều đó lại đến với tôi cơ chứ?

Mụ gì ghẻ đưa cho hai chị em chúng tôi hai cái giỏ và nói.

– Tụi bây đi bắt tôm bắt tép về đây làm thức ăn. Ai bắt được nhiều tao sẽ thưởng cho cái yếm đỏ – Mụ giơ chiếc yếm đỏ thắm ra chói lòa cả mắt. Rồi mụ gọi con gái lại nhỏ to với nó vài điều gì không rõ.

Ra cái đầm đầu làng, tôi thì lo bắt và đã được một giỏ gần đầy. Con Cám sợ lạnh nên nó xuống nước một chút rồi ngồi trên bờ co ro nhìn tôi ngụp lặn lên xuống. Sắp về nó có nói với tôi “Chị Tấm ơi chị Tấm đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Khi tôi ngoi đầu lên, thì con Cám đã đỏ hết còn tôm tép cua tôi mà chạy về già tôi. Tôi ngồi khóc. Bụt hiện lên nói với tôi về nuôi con cá bống còn lại trong giỏ.

Hằng ngày tôi lén đem cơm ra giếng cho Bống ăn với câu hát mà Bụt dạy cho “Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”. Tôi lầm lũi ra đi mà tinh cảm điều chẳng lành.

Chiều về, vừa cài then chuồng trâu tôi đã đem cơm ra cho bống. Tôi hát khản cả giọng những không thấy bống mà chỉ thất một cục máu đỏ bầm nổi lên. Trời ơi tôi khóc như mưa như gió. Bụt lại hiện lên an ủi tôi và nói với tôi hãy tìm xương bống bỏ vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Nhờ gà trống giúp tôi đã làm đúng lời Bụt dặn.

Thấm thoắt thế mà một mùa xuân nữa lại đến. Mẹ con nhà Cám mặc yếm đỏ xúng xính trong bộ quần áo sang trọng đi dự hội. Tôi khâu vội một chiếc yếm rách định đi, nhưng mụ gì ghẻ đã đặt trước mặt một thúng đầy thóc và gạo bảo tôi với giọng ngọt ngào.

– Con nhặt thóc giùm cho dì đi rồi hãy đi chơi.

Con Cám lườm tôi một cái rồi cả hai nhập vào tiếng cười nói vui vẻ của đoàn người dự hội.

Nhặt mỏi cả tay mà chẳng được bao nhiêu, tôi òa khóc. Bụt hiện lên nói: Con đào bốn lọ lên sẽ có quần áo đẹp để đi dự hội, còn thúng thóc để đó cho chim sẻ nhặt giúp cho.

Tôi không ngờ mình lại được trang phục đẹp thế. Ngoài quần áo đẹp còn có một con ngựa trắng như tuyết. Tôi lên đường ai cũng tấm tắc ngỡ là hoàng hậu.

Khi qua chiếc cầu nhỏ, tôi đánh rơi một chiếc hài. Quân lính nhà vua vớt được, vua kinh ngạc trước chiếc hài kỳ lạ với ra điều kiện là ai ướm vừa chiếc giày thì vua lấy làm vợ. Dĩ nhiên tôi được hạnh phúc đó. Chao ôi, thật sung sướng trào nước mắt khi không từ một con bé nhà quê bỗng trở thành vợ của Vua.

Lại một năm nữa lại dến tôi về làm giỗ cha. Tôi tự tay mình hái cau để tiêm trầu trước bàn thờ, Thế nhưng, mụ dì ghẻ đã chặt cau và tôi ngã xuống ao. Hồn tôi nhập vào chim vàng anh bay ngang và lạ thay tôi vẫn sống trong con chim bé nhỏ ấy.

Hôm ấy tôi đã bay về đến cung vua, thấy Cám đang giặt áo cho Vua. Tôi biết Cám đã vào thế chị nó vào làm Hoàng Hậu. Tôi hát: “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, giặt mà không sạch tôi rạch mặt ra”.

Vua nghe thấy tôi liền nói “Vàng ảnh vàng anh có phải vợ anh chui vào tay áo”. Lập tức bay vào lòng vua. Và từ đó tôi được Vua chăm sóc. Nhưng một đêm Cám thò tay vào chuồng bóp cổ tôi một cách tàn nhẫn. Nó ăn thịt tôi rồi vứt lông ra vườn. Tôi lại được hóa thân mọc thành hai cây xoan tươi tốt. Vua hằng ngày mắc võng nằm ngủ dưới bóng mát của tôi.

Con Cám biết vậy, nó sai người chặt cây và biến tôi thành khung cửi, tôi giận quá mỗi lần nó dệt vải tôi lại nghiến răng “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị chị khoét mắt ra”.

Lần này thì, nó đốt tôi ra tro rồi đổ tận đường cái. Bụt lại cho tôi hóa thân thành cây thị. Và đến mùa thị thì chỉ ra một trái thơm nức. Bụt cho tôi giấu mình trong đó.

Một hôm, tôi nghe câu hát của một bà lão bán nước: “thị ơi thị thị rụng bị bà, bà đem bà ngửi chứ mà không ăn”. Hẳn bà già sẽ ngạc nhiên khi thấy tôi rơi đúng vào bị của bà.

Thấy tội nghiệp bà lão côi cút lại tốt bụng, hằng ngày tôi làm cơm tươm tất cho cụ xong tôi lại chui vào vỏ thị. Nhưng một hôm khi đang nấu cơm bất ngờ bà cụ đẩy cửa vào ôm chầm lấy tôi và xé tan vỏ thị. Từ đó tôi sống với bà lão như mẹ con. Một hôm thấy bà cụ dẫn chồng tôi đến. Sở dĩ biết được vì vua nhận ra miếng trầu cánh phượng mà tôi hay tiêm cho vua ăn.

Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Vua sai ngay quân lính rước tôi về cung.

Con cám không hề biết xấu hổ mà nó cứ theo tôi nhờ tôi làm cho nó cũng đẹp như tôi. Giận quá tôi bảo nó đúng trong một cái hố rồi tôi sai người dội cho nó chết. Xong quân lính còn làm mắm gửi về cho mẹ đẻ Cám.

Nghe đâu mụ ăn gần hết thịt thì mới thấ đầu lâu con mụ nằm ở đáy chĩnh. Mụ uất lên lăn đùng ra chết.

Thực ra thì cả hai mẹ con chúng chết là rất xứng đáng, Chúng ăn ở quá thất đức. Cũng may có Bụt nếu không tôi chết từ rất lâu rồi.

21 tháng 1 2022

Tham khảo

Ở một ngôi làng nọ, có một bà lão hiền lành sống một mình. Hằng ngày, bà ra đồng mò cua bắt ốc, sống qua ngày. Thế nhưng hôm nay, bà lại không làm như vậy, mà lén trở về nhà, đứng ở bên ngoài xem. Thì ra, mấy hôm nay ngôi nhà của bà luôn có những điều kì lạ. Ngôi nhà tự sạch sẽ, cơm nước tự nấu chín, sân vườn tự sạch cỏ. Vì vậy, bà có hành động như vậy. Một lát sau, bà nhìn thấy từ chum nước trong góc nhà bước ra một cô gái váy xanh vô cùng xinh đẹp. Nhìn thấy sắc xanh óng ánh của chiếc váy, bà lão nhận ra ngay đây chính là nàng tiên ốc mà mình nuôi trong chum nước mấy hôm nay. Vậy là mọi chuyện đã rõ ràng. Bà lão tần ngần đứng nhìn cô gái. Nàng xinh đẹp quá, đang độ tuổi mười sáu, mười tám. Đôi mắt đen to tròn ánh lên sự ngây thơ. Mái tóc đen dày, óng mượt được vấn lên gọn gàng. Tay áo được vén lên cao, để lộ cánh tay búp sen trắng hồng. Đôi tay nàng thoăn thoắt quét nhà, nấu cơm, khiến bà lão vô cùng cảm động. Thế là bà liền vào nhà, xin nhận nàng làm con. Trước tấm chân tình của bà lão, nàng tiên đồng ý. Từ đó, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

    Từ rất lâu rồi, ở ngôi làng nọ có một bà lão hiền lành, phúc hậu nhưng không có con cháu, lúc nào cũng lủi thủi một mình. Ngày ngày, bà ra ruộng mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày.

 

Một hôm, lúc đang mò ốc, bà mò được một con ốc xanh rất to và đẹp. Nhìn ngắm một hồi bà quyết định đem ốc về nuôi. Sau khi bà lão bắt đầu nuôi chú ốc xanh, ngày nào bà cũng dành thời gian nói chuyện, tâm sự với ốc, xem ốc như người thân trong nhà. Nhưng cũng từ lúc đó, ngôi nhà của bà xuất hiện nhiều điều kì lạ. Mỗi khi bà đi làm về thì sân vườn đều đã sạch tinh tươm, đàn lợn đã được ăn no, tắm mát, và trong nhà luôn có sẵn một mâm cơm ngon lành đang chờ đợi. Lúc đầu bà nghĩ là có trộm vào nhà. Nhưng suy nghĩ lại thì bà thấy không phải, mà là một người hảo tâm nào đó. Thế nhưng vì sao người tốt bụng ấy lại phải trốn như vậy. Với những trăn trở ấy, bà quyết định ngày mai sẽ rình xem mọi việc là như thế nào. Nghĩ là làm, hôm sau, bà ra khỏi nhà từ sáng sớm, sau đó, bà quay lại nhà và núp sau cây cau trước nhà để quan sát. Thì bà nhìn thấy một cô gái trẻ vô cùng xinh đẹp, mặc bộ váy màu xanh lấp lánh bước ra từ chum nước nuôi ốc. Vậy là bà hiểu ra rồi. Cô ốc đang trả ơn bà đây mà. Nhìn bóng dáng cô tất bật dọn dẹp nhà cửa. Bà sinh lòng yêu thương trìu mến. Thế là bà chạy vào đập vỡ vỏ ốc, rồi nói với nàng ốc rằng: hãy ở lại làm con gái của bà, làm người thân của bà. Cảm động trước tình cảm của bà lão, nàng tiên ốc đồng ý. Từ hôm đó, hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

 

 

16 tháng 1 2019

Trong môn Tiếng Việt của Tiểu học, em đã được học và được tìm hiểu rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Trong những câu chuyện đó em thích nhất là nhân vật Mị Nương trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.

Mị Nương là con gái của vua Hùng vương thứ mười tám, nàng là một công chúa với vẻ đẹp tuyệt sắc. Dáng người nàng thon thả, yểu điệu tựa cành liễu. Mị Nương nàng sở hữu làn da trắng ngần như những bông tuyết tinh khôi rơi trên đỉnh ngọn núi cao kia. Khuôn mặt trái xoan của nàng luôn mang một vẻ e thẹn có thể đánh đổ trái tim bất cứ chàng trai nào.

Mái tóc nàng đen nhánh, đổ dài như dòng suối mát tạo cho nàng vẻ thùy mị và dịu dàng đến không ngờ. Sống mũi dọc dừa cao thẳng, đôi mắt bồ câu xinh đẹp cùng đôi môi hồng nhuận như bông hoa đào vào mùa xuân kết hợp hài hòa với nhau. Đôi mắt của nàng như biết nói biết cười, sinh động và linh hoạt nhưng lại làm cho người đối diện không cảm thấy chán ghét, mà ngược lại còn có vẻ thân thiện cùng gần gũi.

Mị Nương có một giọng nói trong trẻo như tiếng chuông ngân, mỗi khi nàng cất tiếng hát thì kể cả những chú sơn ca cũng phải dừng lại để thưởng thức giọng hát êm dịu ấy. Mị Nương sở hữu một đôi bàn tay ngọc ngà với những ngón tay tháp bút hồng hào, mỗi khi nàng chạm tay vào một bông hoa, bông hoa cũng dường như cảm thấy xấu hổ khi đối diện với vẻ đẹp của nàng. Chính vì vẻ đẹp ấy mà không biết bao nhiêu chàng trai đã đến xin cầu hôn công chúa khi nàng đến tuổi cập kê.

Theo truyền thuyết, trong tất cả những người đến cầu hôn nàng có hai người được mệnh danh là “vị thần của biển khơi” và “vị thần núi Tản Viên”. Phải, đó không ai khác chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh, sau cả tháng trời đánh nhau ác liệt cuối cùng Sơn Tinh cũng đưa được Mị Nương về núi, đánh bại Thủy Tinh. Hai người bọn họ ai cũng muốn có được Mị Nương còn không phải vì sắc đẹp của nàng sao? Không những có được sắc đẹp trời cho mà Mị Nương còn rất giỏi cầm kì thi họa, nữ công gia chánh.

Mị Nương nàng là một một người giản dị, không ích kỉ, không vụ lợi, trong sáng và biết lo lắng cho mọi người. Nàng luôn giúp đỡ những người dân trong thành bằng tất cả năng lực của mình nhưng lại chưa từng đòi hỏi họ phải cho nàng một thứ gì, nàng không kiêu ngạo, không kênh kiệu, luôn kính trên nhường dưới. Mị Nương là một nàng công chúa mẫu mực và nhân hậu mà dân chúng vô cùng yêu quý và biết ơn.

Em rất yêu quý nàng công chúa Mị Nương bởi nàng vừa xinh đẹp lại nết na và vô cùng nhân hậu. Em mong một người như nàng sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc bên đức lang quân cùng những đứa con dễ thương

16 tháng 1 2019

đừng chép mạnh nhé

10 tháng 10 2018

tên câu chuyện ,nhân vật và những chi tiết cần nhớ để kể nhé 

10 tháng 10 2018

em bé thông minh trong sách ngữ văn 6 trang 70 sgk

5 tháng 1 2022

úp mik ạ, mik cần gấp

5 tháng 1 2022

Tham khảo

1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.

Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.

Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.

Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.

Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.

Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.

Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.

2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

16 tháng 4 2016

Đây là bài tả nhân vật Lượm bạn nhé .

Lượm, đó là một cậu bé vô cùng dũng cảm và yêu đời . Cho đến tận lúc hy sinh, cậu cũng vẫn luôn kiêu hãnh, hiên ngang. Lượm cũng là nhân vật chính trong một bài thơ của Tố Hữu mà tôi rất tâm đắc .  

Lượm là một cậu bé giao liên của bộ đội ta. Công việc liên lạc đưa thư là một công việc vô cung nguy hiểm, tiềm tàng rất nhiều mối nguy. Thế mà công việc ấy lại được giao cho một chú bé còn rất nhỏ tuổi như Lượm, cậu như là một cánh chim non bay trong bão tố vậy. Lượm có cái dáng người nhỏ nhắn loắt choắt nhưng tác phong lại rất nhanh nhẹn, tháo vát. Làn da cậu rám nắng và mái tóc cũng dần phai màu râu bắp do phải chạy nhiều ngoài nắng vì tính chất cong việc. Cậu có đôi má đỏ bồ quân thật đáng yêu và cặp mắt to tròn , sáng long lanh như hai ngôi sao, ẩn chứa những ánh nhìn hồn nhiên, thơ ngây của một đứa trẻ. Mỗi khi cười , gương mặt cậu lại bừng sáng và trông thánh thiện như một thiên thần vậy. Lượm mặc một  bộ quần áo đội viên dã sờn cũ màu xanh lá mạ . Trên đầu cậu đội lệch một chiếc mũ ca lô. Cái xắc xinh xắn cậu hay đeo bên mình lúc nào cũng đầy ứ thư từ quan trọng . Lượm lúc nào cũng nhí nhảnh và tràn đầy tự do, trông dễ thương tựa như một chú chim chích nhỏ vậy .

Vào một ngày, tình cờ một người chú  của Lượm từ trên Hà Nội về và hai chú cháu gặp nhau. Vậy là Lượm có dịp được tâm sự với chú về công việc của mình ở đồn Mang Cá, về việc nó tuyệt vời thế nào và vui hơn ở nhà ra sao. Rồi cũng đến lúc phải chia tay. Lượm cười híp mí chào chú và lại lên đường. Nhưng người chú đâu hề biết rằng, đó là lần cuối họ đuợc gặp nhau vì khi đến tháng sáu, người chú bỗng nhận được một tin bất ngờ...

(Viết tới đó thôi nha, mai mình viết tiếp cho, tại vì máy của mình sắp hết pin rồi , với lại mình cũng mỏi tay lắm. Ngày mai mình viết tiếp nhé. Bye!vui)

 

 

 

 

17 tháng 4 2016

Ơ, vậy là chỉ tả trong văn bản thôi à? Nhưng mình lỡ tả nhân vật trong thơ rồi . Nhưng chắc cũng được đúng ko? Vậy thôi mình viết tiếp nhé !

Đó là một ngày cũng bình thường như bao ngày khác thôi. Lượm nhận được thư và cậu chuẩn bị đi giao, nhưng trong số đó lại có một lá thư đề "Thượng khẩn" nên cậu phải giao rất gấp . Đành rằng bây giờ ngoài đồng đang xảy ra vài cuộc nổ súng nhưng có hề gì chứ, Lượm đặt Tổ quốc lên trên cả tính mạng của mình. Thế là mặc kệ cho thần Chết đang rình rập ở bên ngoài, cậu quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ . Băng qua mặt trận , đạn bay vèo vèo, đây là con đường nhanh nhất để giao các bức thư nên cậu đã chọn nó.Chiếc mùa ca lô của cậu nhấp nhô trên cánh đồng lúa vàng ánh nắng. Bỗng một ánh chớp đỏ loé lên. Ôi không, Lượm ơi. Nhưng cậu đã ngã xuống . Một dòng máu đỏ thẫm loang ra từ ngực cậu, nhuộm thắm cả chiếc áo xanh rồi chảy xuống đất . Tay cậu vẫn còn nắm chặt một bông lúa. Bầu trời hôm nay sao mà xanh, mà trong trẻo đến vậy. Gió mát thổi qua cánh đồng, đưa hương lúa bay xa và khiến nó rì rào như đang hát một bài hát ru đưa Lượm vào giấc ngủ êm đềm. Một giấc ngủ mà cậu sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa.

                                        Lượm ơi , còn không?

Câu thơ ấy như là một cái kết buồn bã mang đầy dư âm thật sâu sắc cho người đọc. Còn không hỡi chú bé nhỏ loắt choắt ngày nào? Khuôn mặt của Lượm trông vẫn thanh thản làm sao, 

( chết rồi, chút mình viết tiếp nhé.)

25 tháng 1 2018

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

TRÊN ĐÂY LÀ BÀI CỦA MÌNH! NẾU THẤY ĐC THÌ TK NHA!^_^

25 tháng 1 2018

 Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

   Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn. Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.

   Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quả, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi đến buồn rầu nói với tôi:

   - Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống.

   Tôi vội nói ngay:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có.

   Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũng bảo vợ chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi. Vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi và rơi xuống biển sâu.

   Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy đó.