K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

. Lập dàn ý:

I – Mở bài thuyết minh về con trâu

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II – Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III – Kết bài thuyết minh về con trâu

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Thuyết minh con trâu lớp 9

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp và ngắn. Bụng to. Da dày có màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C 1,5 - 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500kg, đường tốt là 700 - 800kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mỹ nghệ như lược, tù...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu - có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường là những người chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kỳ tích thống lĩnh mười hai sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA Games 22. Trâu không còn là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu là biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của con trâu

- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy

- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam

- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen

- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

- Trâu có sừng

- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam

- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con

3. Lợi ích của con trâu Việt Nam

a. Trong đời sống vật chất thường ngày

- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,

- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo

- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân

- Trâu có thể lấy thịt

- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…

b. Trong đời sống tinh thần

- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…

- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

4. Tương lai của trâu

Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….

- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam

- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam

Bài văn:

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của một con trâu khá dài và có hình dáng giống như lưỡi liềm, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc và ngắn, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Da của chúng cũng rất dày. Lông của trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu… đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu. Nên đến mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi quan trọng. Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu cũng là một món đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.

Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật

Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Minh cảm ơn bạn!!!! :3

Mỗi khi em đạt thành tích cao thì ba mẹ thường đưa em đi chơi tại sở thú. Đấy chính là món quà mà em luôn mong ước. Nơi đó có biết bao con thú đáng yêu. Em được tận mắt ngắm nhìn các loài động vật hoang dã, các loài chim, thú. Trong các con thú nơi đây, em luôn bị thu hút nhất chính là những màn biểu diễn nhào lộn của một chú khỉ Bạc Má.

Chú khỉ này có tên thật hay và khá ngộ nghĩnh - Bạc Má. Tên gọi như vậy vì ngay trên má chú khỉ này có đám lông bạc trắng. Chú khỉ Bạc Má này nổi bật và tinh nghịch nhất trong đàn, với bộ lông màu vàng nâu rất đẹp. Lông của chú không mượt như lông những chú mèo mà hơi xù lên trông rất ngộ nghĩnh. Phần lông càng gần đầu càng dài hơn và có màu vàng cam, trông đẹp lắm! Khuôn mặt chú có rất nhiều điểm tương đồng với khuôn mặt con người, chỉ khác là mắt thì to và tròn, gò má thì nhô cao, mũi hơi hếch lên trông thật nghịch ngợm. Và ấn tượng nhất là lúc chú ta cười, cái miệng đã rộng khi cười lại càng mở lớn hơn, mỗi khi cười là lộ ra cả hàm răng nhỏ nhắn, khá đều đặn và trắng như sữa. Chú cười rất nhiều nhất là khi được cho ăn. Thân hình chú hơi gầy, hai tay dài khẳng khiu và những ngón tay thon thon phủ một lớp lông vàng nhạt. Tuy gầy như vậy nhưng chú nhanh nhẹn lắm, chú có thể bám chắc vào một thân cây rồi đu cả người mình vài vóng quanh thân cây đó điêu luyện như một nghệ sĩ xiếc tài ba rồi lại chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Thấy mọi người đứng xem làm cho Bạc Má có vẻ thích trí hơn nên trổ tài biểu diễn mua vui cho mọi người. Đang đứng trên lóc cái lồng nhỏ, thoắt cái, chú ta lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành tay kia gãi gãi làm trò. Không cần lo chú ta bị ngã đâu, Bạc Má đã luyện chiêu này thành tài rồi. Mọi người vỗ tay, nó càng khoái trí buông cả hai tay mà dùng đuôi cuộn chặt lấy cành cây, đu mình xuống miệng kêu "khẹc, khẹc..." Rồi tưởng chừng như chú bị rơi khi đuôi bị tuột ra, nhưng không, chú đã lại dùng tay đang đánh đu trên một cành cây khác. Tinh nghịch là vậy nhưng những lúc làm nũng mẹ cũng đáng yêu lắm, chú thường được mẹ ôm vào lòng rồi bặt giận cho. Trông thật tình cảm và thân thiết.

Mẹ đưa em mộ quả chuối. Em đên lại gần Bạc Má. Em giơ giơ quả chuối. Chú ta liền chìa bàn tay nhỏ xinh ra xin. Ánh mắt chú nhìn trái chuối chín vàng một cách thèm thuồng. "Đây, ta cho chú mày đấy!" Em vừa vứt chuối vào. Chú ta liền chạy ra lấy chuối liền. Bạc Má có vẻ vui lắm. Chú ta kêu khẹc khẹc rồi nhảy tót lên cao. Bằng một động tác điêu luyện, Bạc Má đã bóc xong trái chuối một cách kheo léo. Ai cũng khen sao chú ta tài thế. Chú ăn chuối ngon lành. Em thấy chú ta ăn, em vui lắm!

Cứ mỗi lần chuẩn bị ra về là em lại quay lại chuồng khỉ để chào tạm biệt Bạc Má. Em mong sao Bạc Má và những chú khỉ ở đây sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khỏe mạnh và xinh xắn hơn.

25 tháng 8 2018


I. Mở bài: giới thiệu con mèo
Ngày nay trào lưu nuôi thú cưng ngày càng phổ biến, chính vì thế mà vai trò của con vật trong đời sống ngày càng quan trọng. các con vật nuôi luôn được chủ thương yêu và chăm sóc cẩn thận. các co vật nuôi cũng rất nghe lời chủ và dễ thương, một con vật nuôi phổ biến nhất là con mèo. Con mèo dễ thương và dễ bảo, rất thích vui chơi.

II. Thân bài: thuyết minh về con mèo
1. Nguồn gốc con mèo

- Các nhà khoa học Ai cập tìm dược các bức vẽ về mèo trên các bức vẽ
- Người ta nghiên cứu rằng mèo đã có cách đây 9.500 năm
- ở Ai Cập cổ đại mèo là thần thánh
- ở Việt Nam cũng có nhiều lời đồn và lưu truyền về mèo
2. đặc điểm ngoại hình con mèo:
- con mèo có 4 chân và chân có móng vuốt
- miệng chum chím đỏ, cosria mép dài và mỏng
- tai: hai tai rất nhạy cảm và thính
- đuôi dài và ngeo ngẩy
- bộ lông dày và rậm
- mũi cứ đỏ đỏ trông rất dễ thương
3. tập tính caủa mèo:
- mèo rất thích bắt chuột
- thích nằm chỗ ấm, sợ lạnh
- mèo rất thích liếm lông của chính mình
- thích được con người vuốt ve
4. vai trò của mèo
- mèo có thể bắt chuột
- mèo có thể làm thú cưng, trò chuyện, vui chơi vs chúng ta
5. một số loại mèo:
- Mèo British Shorthair
- Mèo Burmese
- Mèo California Spangled
- Mèo Chartreux
- Mèo Chausie
- Mèo Cornish Rex
- Mèo Cymric
- Mèo Dwarf
- Mèo Don Sphynx
- Mèo Devon Rex
- Mèo Egyptian Mau
- Mèo Elf
- Mèo Exotic Shorthai

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về con mèo
- Em rất thích mèo
- Em sẽ chăm sóc mèo một cách chu đáo và yêu thương nó

25 tháng 8 2018

A. Mở bài: Giới thiệu chung về con mèo.

B. Thân bài:

- Đặc điểm:

+ Động vật 4 chân, thuộc lớp thú, lông dày, mượt, nhiều màu.

+ Ria mép: Dài, là cơ quan xúc giác.

+ Tai: Thính, nhạy cảm, nghe được những âm thanh rất nhỏ, khi ngủ thường cài tai vào chân trước vừa để bảo vệ vừa để nghe thấy mọi âm thanh.

+ Mắt: Con ngươi có tính đàn hồi cao, thay đổi theo mức độ ánh sáng, thay đổi 3 lần trong ngày: Ban ngày ánh sáng mạnh, con ngươi mèo thu nhỏ như sợi chỉ; ban đêm, mắt mèo mở to như trăng rằm; sáng sớm hay nhá nhem tối, mắt mèo có hình hạt táo.

+ Xương: Mềm.

+ Chân: Có móng vuốt dài có thể đàn hồi, bàn chân có đệm thịt dày

+ Đuôi: Dài giữ thăng bằng khi chạy nhảy.

- Tập tính:

+ Thích nằm chỗ ấm áp, sợ rét.

+ Thích liếm lông, vì lông mèo khi gặp nắng thì chyển hóa thành vita min (thức ăn bổ dưỡng cho mèo)

+ Rất thích bắt chuột.

+ Mèo mẹ nuôi con rất khéo, luôn đảm bảo an toàn cho con, dạy con cách leo trèo, bắt chuột.

+ Thích được con người vuốt ve.

- Vai trò:

+ Có ích trong cuộc sống của con người: Bắt chuột để bảo vệ mùa màng, giữ gìn đồ dùng trong nhà không bị chuột cắn, phá…

+ Nuôi để làm cảnh…

- Chăm sóc, bảo vệ.

C. Kết bài: Khẳng định vai trò, lợi ích của loài mèo đối với con người

27 tháng 10 2021

a. Mở bài Giới thiệu về con vật (Con vật ấy là gì?)

b. Thân bài

- Nguồn gốc của con vật:

+ Con vật có nguồn gốc như thế nào?

+ Hiện nay con vật con vật được nuôi nhiều ở đâu? ( Ở các vùng quê, ở thành phố,...)

- Đặc điểm của con vật:

+ Hình dáng (To lớn, nhỏ bé,...)

+ Màu lông

+ Đặc điểm mắt, mũi, tai, đuôi,....

- Đặc tính nổi bật (Nếu có):

+ Trung thành (Con chó)

+ Chăm chỉ, chịu khó (Con trâu...) - Thức ăn (Cỏ, thóc, gạo,...)

- Vai trò, ý nghĩa của con vật:

+ Người bạn của nhà nông + Vật nuôi dùng để trông nhà, bắt chuột,...

+ Biểu tượng cho sự chăm chỉ, cần cù (Con trâu), trung thành (Con chó), hòa bình (Chim bồ câu),...

c. Kết bài Đánh giá chung về vai trò của con vật trong đời sống con người

24 tháng 8 2019

Cai nay thi tui chiu

30 tháng 5 2021

mik chịu thôi

23 tháng 1 2022

tham khảo :
 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

23 tháng 1 2022

nhầm đề rồi bn ơi mồng 8/3 mà k phải 10/3 đâu