K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

- Học một biết mười : Chỉ cách học của những người thông minh, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học

13 tháng 2 2019

Câu a mk ko bt nhé

b.Câu tục ngữ ngắn gọn, bàn về giá trị của lòng tự trọng, giữ cho mình một tâm hồn trong sạch của mỗi con người trong cuộc sống. “Đói cho sạch” tức là khuyên nhủ con người ta dù cho có đói kém, thiếu thốn đến đâu nhưng cũng không nên ăn những thực phẩm mất vệ sinh, không đảm bảo cho sức khỏe. Hay “rách cho thơm” cũng nhắn nhủ mỗi người dù cuộc sống có khổ cực, tàn tạ thế nào cũng cần giữ cho mình một phong thái, hình thức sao cho vừa mắt, gọn gàng. Tuy vậy, sâu xa hơn, “sạch” và “thơm” ở đây ý chỉ tâm hồn con người, hoàn cảnh sống của bạn dù cho có khó khăn, cơ cực, bạn có thiếu thốn, đói kém thì cũng luôn phải biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không vẩn đục, không làm những điều xấu xa, cần có lòng tự trọng, tự tôn nhất định của bản thân mình.

17 tháng 1 2022

tham khảo

câu 1 

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.
5 tháng 3 2020

@Mạc Hy:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

a, Ý nghĩa: Câu tục ngữ đã nói lên giá trị của con người. Của là công sức của con người làm ra bằng mồ hôi nước mắt nên cũng quý nhưng hơn cả vẫn là con người. 

b, Chúng ta phải biết quý trọng bản thân mình. 

c, Người là vàng, của là ngãi.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

a, Ý nghĩa: Khi có lâm vào tình cảnh hoạn nạn, khó khăn thì cũng phải gữ lấy lòng tự trọng của mình, không làm điều xấu.

b, Khuyên nhủ k nên làm điều xấu ngay cả khi mình khốn khó nhất.

c, Giấy rách phải giữ lấy lề.

16 tháng 8 2018

Đáp án

- Câu tục ngữ đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

- “sạch”, “thơm”: tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của con người, nhân cách và năng lực của người đó. Một con người dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào cũng không được buông thả, lệch lạc. phải giữ cho bản thân và tinh thần được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý. 

2 tháng 11 2021

Tham khảo!

a.* Giải thích ý nghĩa câu nói: - “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch. - Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức

b.......

28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

30 tháng 1 2019

a,nghĩa: 

  • nghĩa đen:đói thì phải ăn uống cho sạch sẽ ,rách phải thơm tho
  • nghĩa bóng:dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống  trong sạch

b,câu có nội dung tương tự:

giấy rách phải giữ lấy lề

30 tháng 1 2019

a) nội dung: câu tục ngữ nói về hình ảnh không làm điều ác hay điều trái với lẽ phải, coi trọng danh dự của chính mình

b)chết vinh còn hơn sống nhục

6 tháng 11 2018

Đáp án: D