K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu các câu cho bên dưới.       “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.Sau khi đọc xong mấy mươi tên...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu các câu cho bên dưới.

       “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

-Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.) 

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.”                                                    

                         (Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, tập I, trang 7)

Câu 1:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2:Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn “Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn. 

Câu 4:Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.

Câu 5:Từ văn bản “ Tôi đi học”, em hãy trình bày suy nghĩ của em trong khoảng nửa trang giấy thi về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được cắp sách đến trường.

0
Giúp tớ với tớ cần gấp. mong các cậu giúp mình  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:        “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh...
Đọc tiếp

Giúp tớ với tớ cần gấp. mong các cậu giúp mình

  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
        “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
         Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.

                 (Trích Ngữ văn 7, tập một)

a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?
 

0
22 tháng 9 2018

a, Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang.

b, Con đường đến trường trở nên kì lạ do lòng nhân vật “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay “tôi” đi trên con đường làng dài và hẹp.

d, Muốn thử sức mình tự mang sách vở như một cậu học trò thực sự

e, Sân trường rộng dày đặc cả người

g, Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò

h, Sợ hãi, chơ vơ trong hàng người bước vào lớp

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cáingày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghivào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng conlại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùahè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“… Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cáingày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghivào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng conlại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùahè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầutiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹvề buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồihộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào …” 

a) xác định các từ ghép trong đoạn văn

b) xác định và phân loại từ láy

2
16 tháng 8 2018

a, Từ ghép:con người,mùa hè ,nhà trường, khai trường,học trò,bà ngoại,ngôi trường, cánh cổng,thế giới 

b, Từ láy âm: nhẹ nhàng,rạo rực,xao xuyến,nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng

    Từ láy vần: bâng khuâng,chơi vơi,hoàn toàn

    Từ láy toàn bộ:mãi mãi,

20 tháng 8 2021

a, Từ ghép: mùa hè, nhà trường,khai trường,học trò, bà ngoại,ngôi trường,cổng trường,cánh cổng,thế giới,con người

b, Từ láy âm: nhẹ nhàng, rạo rực, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng

    Từ láy vần:  bâng khuâng,chơi vơi,

    Láy toàn bộ: mãi mãi

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy… (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2: Xác định cụm danh từ trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức” Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

1
4 tháng 3 2022

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Thánh Gióng

Văn bản đó thuộc thể loại truyện truyền thuyết

PTBĐ chính là tự sự

2. Cụm danh từ: hai vợ chồng ông lão

3. Đoạn trích kể về sự ra đời kì lạ của Gióng

4 tháng 3 2022

sự ra đời  kì lạ  của  Gióng một 

4 tháng 3 2022

Đoạn văn trên kể về sự ra đời của thánh Gióng một cách kì lạ, tiếng nói đầu tiên là muốn cứu nước 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy… (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2: Xác định cụm danh từ trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức” Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

1
29 tháng 1 2023

Mai mốt nhớ xuống hàng câu hỏi nhé.

Câu 1:

Văn bản "Thánh Gióng".

Thuộc thể loại truyền truyền thuyết.

PTBĐ chính: tự sự.

Câu 2:

CDT: đời Hùng Vương thứ sáu, hai vợ chồng ông lão.

Câu 3:

Kể về sự việc nguồn gốc, lý do Thánh Gióng ra đời.

Câu 4:

Các từ mượn:

- phúc đức, thụ thai, khôi ngô.

Nguồn gốc của các từ mượn này là từ Trung Quốc.

Câu 5:

Gợi ý cảm nhận:

- Ý nghĩa của cái vươn vai:

+ thể hiện ước mơ mạnh mẽ, có thể chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân

+ nói lên tinh thần khát khao của người dân về một đất nước hòa bình.

- Vai trò của sự vươn vai thần kỳ của Thánh Gióng:

+ giúp cho truyện truyền thuyết thêm phần kỳ ảo, hấp dẫn.

+ thể hiện sự liên tưởng, sự sáng tạo của nhân dân ta.