K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2019

MB: - Nêu lên những tình trạng học vẹt và học tủ hiện nay
TB: -Học vẹt, học tủ là gì?.Nêu những dẫn chứng.
Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ.Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công . Một người khi cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra để lấy điểm cao nhưng rút cục học chẳng hiểu vấn đề gì. Còn học tủ, Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công.Một người khi kiểm tra mà không trúng "tủ"
thì họ sẽ nhận được điểm kém
- Tác hại của việc học tủ và học vẹt
+Học vẹt,học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức ,sự nghèo nàn trong học vấn . Người hay học vẹt ,học tủ luôn thua sút các ban.Sau này khi ra đời ,họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hôi
KB: nêu cảm nghĩ của bản thân

24 tháng 1 2019

yeuc.ơn bn nhá

Em tham khảo :

Trên Trái Đất thân yêu, chúng ta đang gây ra vô vàn sự ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề đối với nó. Một trong những nguyên nhân làm cho Trái Đất ngày càng xấu đi chính là do hiện tượng vứt rác bừa bãi của một số người vô ý thức hiện nay. Ta có thể thấy, hiện tượng này xảy ra thường xuyên trên đường, những gốc cây thậm chí là trước của nhà người khác. Không thể hiểu nổi vì sao người ta có thể làm những việc phi nhân tính như vậy. Họ không hiểu những hậu quả của việc xả rác bừa bãi. Điển hình như xả rác xuống đường có thể gây tắc công rồi những ngày mưa, ngày lũ có thể bị ngập lụt do những chiếc cống đã bị chặn lại bằng những rác thải. Không chỉ vậy, nó còn gây mất cảnh quang đô thị. Giả dụ như khách nước ngoài đến thăm thử nghĩ xem họ nghĩ gì về một đất nước đầy những rác bị xả lung tung với những con ruồi, con gián hay chuột với cái mùi hôi thối? Rồi có ảnh hưởng đến nền kinh tế du lịch của đất nước không khi họ không còn hứng thú với một đất nước như thế? Bên cạnh đó còn có trường hợp xả rác ra tận môi trường biển; họ không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra. Những chú cá ăn phải những rác thải độc sẽ chết, chúng ta không có gì ăn hay ăn lại chính cái chất độc mình thải ra. Chẳng phải đó là tự hại mình hay sao? Còn vô vàn những tác hại rác thải có thể gây ra do hiện tượng xả rác bừa bãi của còn người. Nhưng chung quy lại, hãy có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giúp môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp. Bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ chính chúng ta. 

Em cũng nêu theo bố cục nêu hiện trạng sau đó em trình bày quan điểm của mình em thấy nó đúng hay sai, nên hay không nên. Rồi em tiếp tục nêu ra những lí do, lí giải  quan điểm của em ví dụ như hậu quả, ảnh hưởng. Cuối cùng em đưa ra hướng giải quyết của mình nhé!

17 tháng 2 2021

Ai làm được mik tick cho

17 tháng 2 2021

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinhDân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:- Không có tinh thần học tập- Chán nản trong học tập- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường- Đến trường thì không tập trung- Về nhà không chịu học2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến- Thành tích học tập ngày càng giảm4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước- Ra sức học tập và làm việc

22 tháng 10 2017

Dàn bài:

* Mở bài

- Giới thiệu hiện tượng sự việc .

* Thân bài

- Trình bày các biểu hiện của hiện tượng.

- Chỉ rõ nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi: Do ý thức của con người tuỳ tiện, vô ý, kém hiểu biết ...

- Tác hại của việc vứt rác bừa bãi (Cần đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục).

    + Làm mất cảnh quan, mỹ quan môi trường.

    + Ô nhiễm môi trường sống, lây lan mầm bệnh, ổ dịch...

    + Sinh ra các thói quen xấu.

- Thái độ, suy nghĩ của em như thế nào? Hành động và nêu ra biện pháp khắc phục

* Kết bài

- Lời kêu gọi cộng đồng hãy chung tay vì một môi trường trong sạch.

16 tháng 6 2021

Vẽ bậy trên tường, trên bàn ghế, nhả kẹo sao su bừa bãi trên cầu thang, lối đi, sân trường là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay đang xảy ra trong nhiều trường học.

“Tùng! Tùng! Tùng”, tiếng trống trường vang lên dõng dạc báo hiệu giờ ra chơi đã đến, bầu không khí im lặng bị phá tan, tất cả học sinh trong lớp đều ùa ra như bầy chim sổ lồng, cả sân trường nhộn nhịp cả lên.

Khác hẳn với sự nghiêm trang của giờ học, sân trường náo nức tiếng cười nói của học sinh. Gương mặt bạn nào cũng tươi tắn, tràn đầy năng lượng, nụ cười hớn hở rạng ngời trên môi sau một tiết học căng thẳng. Sân trường vừa mới phút trước còn vắng vẻ, những hàng cây chỉ biết rì rào với gió đầy cô đơn bây giờ lại vui vẻ hẳn lên, những chú chim trong vòm lá bay về nhảy nhót và hót ríu rít, chắc hẳn ngắm cảnh đông vui thế này chúng cũng háo hức lắm! Mỗi bạn lại có những hoạt động khác nhau: góc phải sân có nhóm chơi đuổi bắt vòng quanh sân trường; góc trái là những bạn nữ tíu tít chơi ô ăn quan hay chơi nhảy dây, những chiếc dây cao su đầy màu sắc làm sân trường thêm sặc sỡ; những bạn nam lại hăng say chơi đá bóng đá cầu, quả cầu cứ chuyền qua chuyền lại qua chân không bao giờ chạm đất, thật khéo léo làm sao, có những bạn lại thích ngồi dưới gốc cây phượng dang rộng tán lá tỏa bóng mát để đọc truyện hoặc là nói chuyện rôm rả với bạn bè của mình; vui nhất là nhóm bạn chơi kéo co vô cùng kịch tính giữa sân trường, sợi dây cứ nghiêng về bên này rồi nghiêng về bên khác, xung quanh mọi người cổ vũ rất nhiệt tình chỉ nhìn thôi đã muốn nhập cuộc rồi! Trên trán các bạn đẫm mồ hôi nhưng ngay lập tức sẽ có cơn gió nhẹ nhàng mát dịu xua tan cơn nóng đi. Những chiếc lá bàng rung rinh như muốn góp vui cùng chúng em, ánh nắng vàng rải rác khắp sân như muốn nhảy múa, bầu trời xanh trong không một gợn mây thích hợp cho mọi hoạt động giải trí của học sinh. Ai cũng muốn giờ ra chơi kéo dài thật lâu nhưng thời gian dần trôi tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ học mới lại bắt đầu, bạn nào cũng nuối tiếc song đều nghiêm túc vào học.

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian yêu thích nhất của em khi ở trường, nhờ có 15 phút giải lao đó mà em được xả hơi và chuẩn bị tinh thần tiếp tục học tập. Sau này lớn lên những kỉ niệm đẹp trong giờ ra chơi sẽ còn ghi dấu mãi trong tâm trí em.

16 tháng 3 2018

Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?

b. Thân bài (9đ)

   - Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):

      + Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...

      + Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).

→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.

   - Phân tích (5đ):

      + Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.

      + Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?

→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.

→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.

   - Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.

      + Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.

   - Bàn luận (2đ):

      + Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.

      + Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.

      + Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại vấn đề.

3 tháng 4 2021

Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.

Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta

14 tháng 12 2021

Hành động đó là sai trái, chúng ta nên tìm ra nguyên nhân sự việc rồi tìm cách giải quyết không nên chỉ có việc nhỏ mà động chân động tay.

14 tháng 12 2021

Tham khảo

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở trong trường thì em sẽ cố gắng khuyên can,can ngăn mấy bạn nếu mà ko đc thì em sẽ báo với thầy cô để thầy cô ra ngăn.

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở bên ngoài trường thì em sẽ gọi những người lớn ở xung quanh khu vực đó ra ngăn mấy bạn ấy lại.

13 tháng 4 2022

Nhận xét : Em không đồng ý vì học sinh đang tuổi ăn tuổi học , không được sử dụng đến những trang mạng xã hội như Facebook, zalo , Mesenger ,.... Quyền tự do ngôn luận cũng bị ảnh hưởng , bởi những em học sinh còn chưa có suy nghĩ về những câu nói của mình , phát ngôn lung tung , như vậy dễ gây xích mích , tranh cãi trên các trang mạng xã hội ấy . Vậy nên học sinh nên hạn chế sử dụng , không sử dụng quá 1 tiếng hoặc 180p :) nếu sử dung hơn giờ thế nữa thì trở nên nghiện , trở nên xuất ngày chỉ có vào Facebook, Zalo, .... Tốt nhất nên thường xuyên và hạn chế sử dụng :>

13 tháng 4 2022

Nhận xét của em về tự do ngôn luận của các bạn trên Facebook là em không đồng ý, vì :

Có rất nhiều bạn lên Facebook rồi nói năng thiếu lịch sự , nói những câu tục . Có lẽ đa phần là vậy nhưng cũng có một số bạn học sinh lịch sự và nói năng lễ phép. Có những điều cần học hỏi theo một số em đã hành động khôn ngoan như vậy . Và không nên học theo những em vô đạo , thiếu phép tắc lịch sự .

-> Rút ra : Facebook là một nơi để giao lưu , kết bạn và chia sẻ những khoảnh khắc của cá nhân hoặc của gia đình và bạn bè . Nên hãy vui vẻ hết mình , nhưng đừng quên là phải ăn nói , hành động trên Facebook phải thật lịch sự 

- Game ( trò chơi điện tử) là khái niệm không còn quá xa lạ với giới trẻ hiện nay. Ban đầu đây chỉ là một công cụ giải trí. Song một số bộ phận đặc biệt là các em học sinh lại trở nên "nghiện" nó và bỏ bê việc học hành. 

+ Việc nghiện game có thể khiến các em bỏ bê việc học hành hoặc kết quả học tập sa sút => dẫn đến chán học, bỏ học. 

+ Nghiện game khiến các em dễ đi vào con đường tội lỗi ( cần tiền nạp game => ăn trộm, ăn cắp của người thân hoặc những người khác ) 

+ Quá nghiện game bạo lực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của các em => tạo ra cái nhìn lệch lạc với thế giới, hình thành suy nghĩ xấu 

- Phương hướng giải quyết: 

+ Game sẽ giúp chúng ta giải trí nếu chúng ta chơi có thời gian nhất định và không để bản thân quá sa đà vào nó. 

+ Mỗi cá nhân cần phải tự chủ về thời gian chơi game, cân bằng giữa việc học và việc chơi 

+ Nhà trường cần phổ cập kiến thức cho các em về việc chơi game quá nhiều sẽ gây tác động xấu như thế nào, phối hợp cùng gia đình giúp đỡ các em. 

=> Bài học nhận thức