K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HẰNG TINH LÀ GÌ?Trong đêm, hằng hà sa số những vì sao giống như đèn của hàng vạn nhà trên dãy phố đêm. Những vì sao này to nhỏ khác nhau, có những vì sao rất sáng, có vì sao mờ hơn, có sao ở rất xa nhưng cũng có sao ở gần hơn... và trong thiên văn học người ta đều gọi chúng là các thiên thể. Những người tường tận thiên văn sẽ chỉ lên bất cứ hướng nào của bầu trời và nói cho bạn...
Đọc tiếp

HẰNG TINH LÀ GÌ?

Trong đêm, hằng hà sa số những vì sao giống như đèn của hàng vạn nhà trên dãy phố đêm. Những vì sao này to nhỏ khác nhau, có những vì sao rất sáng, có vì sao mờ hơn, có sao ở rất xa nhưng cũng có sao ở gần hơn... và trong thiên văn học người ta đều gọi chúng là các thiên thể. Những người tường tận thiên văn sẽ chỉ lên bất cứ hướng nào của bầu trời và nói cho bạn biết những vì sao nào tạo nên chòm sao nào. Ví dụ như ở phương Bắc của bầu trời đêm, chúng ta có thể tìm thấy 7 ngôi sao Bắc Đẩu và cách đó không xa là sao Bắc Cực chỉ phương chính Bắc. Ở phương Nam đặc biệt là vào giữa đêm mùa đông chúng ta dễ dàng nhìn thấy một ngôi sao rất sáng có tên là Thiên Lang và bên phải nó là chòm sao Liệp Hộ. Sao Ngưu Lang là một ngôi sao lớn hai bên có hai ngôi sao nhỏ mà theo truyền thuyì đó là hai đứa con của Ngưu Lang, còn phía kia bờ sông Ngân có một ngôi sao rất sáng nữa đó là sao Chức Nữ. Những ngôi sao này đều là các hằng tinh của hệ Ngân Hà, trong thiên văn học người ta gọi sao Ngưu Lang là sao Thiên Ưng ± (anfa) còn sao Chức Nữ được gọi là sao Thiên Cầm ± (anfa). Trong thực tế, những thiên thể có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc kính viễn vọng đều là các hằng tinh. Trong không gian những thiên thể do các vật chất nóng nực có thể phát sáng và tỏa nhiệt hình cầu hoặc gần giống hình cầu tạo nên đều được gọi là hằng tinh.

Mặc dù hằng tinh là những tinh cầu đang bốc cháy, phát sáng, tỏa nhiệt và có trọng lượng, thể tích khá lớn nhưng do ở xa nên ánh sáng của hằng tinh tương đối yếu. Tuy nhiên có một hằng tinh ở gần Trái Đất mà mọi người đều biết đó là Mặt Trời. Trái Đất mà loài người sinh sống là một trong 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời. Chính vì có nhiệt lượng và ánh sáng của Mặt Trời, Trái Đất mới có sự sống và trở nên đẹp đẽ như ngày hôm nay.

Trong đêm chúng ta chỉ nhìn thấy vài hành tinh, còn lại đa số đều là hằng tinh. Nếu quan sát kỹ hơn chúng ta sẽ thấy ánh sáng của các hành tinh không lay động và chúng có sự di chuyển vị trí (so với các hằng tinh), các hằng tinh thì có ánh sáng không lay động dưới mắt thường.

2
20 tháng 1 2019

❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️ ❤️

25 tháng 1 2019

SAO THỔ LÀ HẰNG TINH HAY HÀNH TINH?

ĐƠN VỊ DÙNG ĐỂ ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THIÊN THỂ LÀ GÌ ? Loài người nhận biết các hiện tượng thiên văn trong đó có một nhận biết quan trọng đó là nhận biết về khoảng cách giữa Trái Đất với các thiên thể. Trong hằng hà sa số những thiên thể thì ngoài Mặt Trời và Mặt Trăng và các hành tinh ra, các vì sao khác đều cách chúng ta rất xa. Rất xa đó chỉ là một sự mô tả còn trong...
Đọc tiếp

ĐƠN VỊ DÙNG ĐỂ ĐO KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THIÊN THỂ LÀ GÌ ?

Loài người nhận biết các hiện tượng thiên văn trong đó có một nhận biết quan trọng đó là nhận biết về khoảng cách giữa Trái Đất với các thiên thể. Trong hằng hà sa số những thiên thể thì ngoài Mặt Trời và Mặt Trăng và các hành tinh ra, các vì sao khác đều cách chúng ta rất xa. Rất xa đó chỉ là một sự mô tả còn trong thực tế khoảng cách này là bao xa? Đây cũng chính là điều mà con người luôn trăn trở. Đến những năm 30 của thế kỉ XIX nghĩa là sau khi kính viễn vọng được phát minh ra 200 năm, có ba nhà thiên văn học cùng đo được khoảng cách của một số hằng tinh ở gần chúng ta. Trong kết quả mà họ đo được thì đơn vị tính không phải là các đơn vị đo lường thường dùng trên Trái Đất nữa mà phải tính theo năm ánh sáng. Đây là một bước nhảy vọt lớn, tầm nhìn của loài người đã vượt qua khỏi hệ Mặt Trời đến với thế giới của các hằng tinh. Trong thế giới của các hằng tinh ấy, hằng tinh cách chúng ta gần nhất cũng là 4,2 năm ánh sáng.

2
29 tháng 4 2019

năm ánh sáng ít nhất khoảng 1 năm ánh sáng cũng bằng hơn mấy triệu km trên Trái Đất

9 tháng 5 2019

làm sao để có thể đăng ảnh lên bingbe vậy

QUÁ TRÌNH ĐI TÌM NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT ? Hiện nay chúng ta chưa biết hệ Mặt Trời có phải là độc nhất vô nhị có sự sống, ít ra là dưới những dạng mà chúng ta có thể hình dung được dựa trên các tri thức hiện đại. Nhưng tiếc rằng qua kính viễn vọng trực tiếp chúng ta không thể phát hiện được những hành tinh quay xung quanh các sao khác. Chúng quá nhỏ bé, được chiếu sáng bằng...
Đọc tiếp

QUÁ TRÌNH ĐI TÌM NỀN VĂN MINH NGOÀI TRÁI ĐẤT ?

Hiện nay chúng ta chưa biết hệ Mặt Trời có phải là độc nhất vô nhị có sự sống, ít ra là dưới những dạng mà chúng ta có thể hình dung được dựa trên các tri thức hiện đại. Nhưng tiếc rằng qua kính viễn vọng trực tiếp chúng ta không thể phát hiện được những hành tinh quay xung quanh các sao khác. Chúng quá nhỏ bé, được chiếu sáng bằng những ánh sáng phản xạ yếu ớt và bị lu mờ đi trong các tia sáng chói lọi của các Mặt Trời của chúng.

Người ta cho rằng những sao giống như Mặt Trời của chúng ta phải có các hành tinh. Song gần đây người ta đã phát hiện thấy ít nhất 98% những ngôi sao thuộc kiểu Mặt Trời của chúng ta nằm trong các hệ sao đôi, sao ba và những hệ sao phức tạp hơn, nếu như ngay cả những sao này cũng có các hành tinh thì xác suất xuất hiện và nhất là phát triển sự sống trên các thiên thể đó sẽ hết sức nhỏ bé, vì trong điều kiện của những hệ thống sao này không thể tránh khỏi sự biến động của các điều kiện vật lý, nhất là không khỏi xảy ra những dao động nhiệt độ quá mạnh không thích hợp cho sự sống.

Nếu có những nền văn minh ở bên ngoài Trái Đất, họ có thể dùng nhiều phương tiện để bộc lộ sự hiện diện của mình. Tuy nhiên những tín hiệu ánh sáng không truyền xa được, vì dễ bị hấp thu bởi bụi trong Ngân Hà. Liên lạc trên những bước sóng vô tuyến là phương tiện thích hợp nhất. Sóng vô tuyến không những truyền trong không gian với tốc độ ánh sáng, mà còn không bị hấp thụ bởi bụi và khí trong Ngân Hà. Vì thế tín hiệu vô tuyến có thể phát rất xa. Sự liên lạc vô tuyến giữa các nền văn minh tiên tiến, nếu có trong Ngân Hà và trong các Thiên hà khác, phải được thực hiện trong một khoảng thời gian vừa phải, so với tuổi thọ trung bình những người có tuổi thọ trung bình tương tự như tuổi người trên Trái Đất. Nếu không muốn phải đợi quá 60 năm mới nhận được hồi âm, ta phải liên lạc trong một vùng có bán kính khoảng 30 năm - ánh sáng xung quanh Trái Đất (tín hiệu truyền đi trong 30 năm phải mất thêm 30 năm để nhận được câu trả lời) nhưng trong một không gian nhỏ hẹp như thế, trung bình chỉ có vài trăm hệ sao, số hệ sao quá ít ỏi để có hy vọng tìm thấy người.

Ngày 16 - 1 - 1974, các nhà thiên văn đã dùng kính thiên văn có đường kính 300m tại Porto Rico (Mỹ), để phát một thông điệp vô tuyến trong đó có những thông tin về hệ Mặt Trời và con người trên Trái Đất. Mục tiêu là một tổ sao trong Ngân Hà cách chúng ta khoảng 25 nghìn năm ánh sáng mới tới đích. Nếu có người trên hành tinh của một hệ sao nào trong tổ sao đó muốn trả lời, thông điệp hồi âm cũng phải mất 25 nghìn năm mới tới Trái Đất. Liệu bấy giờ các nhà thiên văn hậu thế có đọc lại sách sử để đón nhận hồi âm không?

2
26 tháng 1 2019

>>>

26 tháng 1 2019

Giề, zậy đăng lên làm j

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
5 tháng 11 2023

Vào ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ không khí ở gần mặt đất thấp hơn so với ở trên cao. Sau khi tiếng chuông truyền đi, sóng âm sẽ truyền lệch về nơi có nhiệt độ thấp hơn (gần mặt đất), vì vậy có thể nghe rõ tiếng chuông từ nơi rất xa.

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những...
Đọc tiếp

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?

Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những mục tiêu thăm dò của con người. Từ những búc ảnh mà phi thuyền ''Người du hành'' số 2 gửi về có thể thấy được kỳ quan của vệ tinh số 2 sao Mộc mà lần đầu tiên nhân loại ghi lại được. Trong những bức ảnh này có thể nhìn thấy chi tiết đến độ rộng vài thước Anh, trên bề mặt vệ tinh số 2 này cái mà có người đã cho rằng giống như mạng lưới sông trên sao Hỏa là những đường thẳng và những đường cong ngang dọc cắt nhau tạo nên một mạng lưới rất phức tạp, chúng có thể là những gân núi hoặc những khe sâu và liệu chúng có giống với kết cấu tảng ghép của Trái Đất hay không? Theo kết quả xử lý của máy vi tính thì trên vệ tinh số 2 sao Mộc có một đặc trưng giống với hố sao băng nhưng hố sao băng này đã bị lấp đầy. Ngoài ra, việc xử lý trên máy vi tính cũng có tác dụng rất lớn với một phát hiện quan trọng khác của ''Người du hành'' đối với vệ tinh số 1 sao Mộc. Từ Trái Đất nhìn qua kính viễn vọng chúng ta có thể thấy vệ tinh này có ánh sáng rất kì lạ. Chúng ta biết lưu huỳnh đã từng thông qua một phương thức nào đó tràn ra bề mặt vệ tinh số 1 sao Mộc và bắn ra đến vòng mây lớn thể khí bao quanh sao Mộc và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ''Người du hành'' số 1 phải tiếp cận vệ tinh số 1 này. Ở một số chỗ trên vệ tinh số 1 giống như những miệng núi lửa, điều này rất khó khẳng định, sau đó một thành viên của tổ nhiệm vụ ''Người du hành'' đã dùng máy tính tăng cường đồ họa vùng rìa của vệ tinh số 1 sao Mộc để hằng tinh phía sau nó hiện rõ ra.

Ngày thứ tư sau khi ''Người du hành'' số 1 bay đến cận kề sao Mộc thì xuất hiện một cảnh tượng, cảnh tượng mà sau khi được phóng to lên có thể nhìn thấy ở góc phía trái có một vật hình trăng đầu tháng xuất hiện đúng vào chỗ được nghi ngờ là vị trí của núi lửa và trong thực tế cũng đúng là lần núi lửa đang phun. Đây là núi lửa hoạt động đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trái Đất, về sau chúng ta còn phát hiện trên vệ tinh số 1 này có nhiều núi lửa trong đó có 9 núi lửa thường xuyên hoạt động và khoảng vài trăm núi lửa đã tắt. Khi núi lửa hoạt động, lưu huỳnh và các nguyên tố khác phun ra bên ngoài vệ tinh số 1 và đậy chính là câu trả lời tại sao xung quanh sao Mộc có một lớp mây lưu huỳnh. Dung nham tan ra thành những dòng sông nhỏ chảy khắp nơi và đây có thể là nguyên nhân làm cho vệ tinh này có màu sắc đặc biệt. Rất có thể dưới lòng đất có độ tuổi vài nghìn năm của vệ tinh này còn có một biển lưu huỳnh lỏng lớn mà núi lửa chính là cửa để lưu huỳnh phun ra.

Chúng ta biết được vòng sáng sao Thổ vào những năm 1980 theo các tư liệu mà ''Người du hành'' gửi về. Những tư liệu này đã tiết lộ bảy dải vòng của sao Thổ, trong mỗi dải vòng lại có hàng trăm vòng nhỏ. ''Người du hành'' đã ghi lại quá trình biến hóa thần bí này bất kể là nhỏ nhất và ghi chép lại từng vòng cũng như khoảng cách giữa chúng. Khe hở lớn nhất giữa các vòng mang tên Casini rộng 4.000km. Vòng sáng sao Thổ đến nay vẫn là một điều kì bí, chúng rất có thể là những mảnh vỡ nham thạch do ở sát sao Thổ nên không ngừng ngưng tụ lại thành vệ tinh và rất có thể vài trăm năm sau vòng sáng sao Thổ sẽ tan đi.

''Người du hành'' đã tiến hành quan sát sao Thổ và các vệ tinh của nó. Sao Thổ có 31 vệ tinh đã được phát hiện. Vệ tinh số 1 của nó là một trong những vệ tinh đặc biệt nhất được tạo thành do băng và nham thạch. Trên bề mặt của nó vẫn còn dấu vết của một hố thiên thạch và nếu như thiên thể tác giả của hố thiên thạch này lớn hơn một chút thì rất có thể vệ tinh số 1 này đã biến thành một vòng sáng sao Thổ rồi. Vệ tinh số 2 lớn gấp đôi nhưng cũng chỉ có 500km, bên trên là băng và rất có thể là do nước phía dưới tràn ra tạo thành. Vệ tinh số 3 có đường kính 400km và có một khe núi lớn, vệ tinh số 4 của nó cũng tương tự như vậy nhưng nó có nửa bán cầu đẹp hơn nửa bán cầu còn lại, bề mặt của nó có những dãy núi hình vòng và những khe nông bị băng tuyết che phủ. Vệ tinh số 8 có một nửa bán cầu có màu đen như than còn nửa bán cầu kia thì lại rất sáng. Vệ tinh nhỏ số 7 giống như một chiếc bánh hambơgơ. Vệ tinh lớn nhất của sao Thổ là vệ tinh số 6 lớn hơn cả sao Thủy, do nhà thiên văn học Huygens người Hà Lan phát hiện ra năm 1655, nó giống như Trái Đất thời kì đóng băng. Dù vệ tinh số 6 này bị mây che phủ nhưng ''Người du hành" vẫn thăm dò được ở đó có dấu vết của các phân tử hữu cơ - chính thứ hợp chất này đã tạo nên sự sống ngoài Trái Đất, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể suy đoán còn đối với lớp mây dày đặc thì "Người du hành" cũng chẳng có cách nào phát hiện gì hơn được.

Sau khi bay qua sao Thổ "Người du hành" tiếp tục bay về phía sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Máy thăm dò cũng tiếp tục gửi về Trái Đất diện mạo địa hình của các hành tinh này và thăm dò cấu tạo địa chất của chúng. Năm 1986, "Người du hành" số 2 cũng đã phát hiện ra sao Thiên Vương có tất cả 24 vệ tinh. Sao Hải Vương cũng được phát hiện có 11 vệ tinh. Cho đến hiện nay máy thăm dò của loài người vẫn chưa tới được sao Diêm Vương - sao xa nhất của hệ Mặt Trời.

2
3 tháng 2 2019

k bt vì ng ta khám phá chứ mk có khám phá đâu mà mk bt

9 tháng 2 2019

Nhô các bnbnbn, kb nha #ttt#

25 tháng 11 2016

- Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

- Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.


 

25 tháng 11 2016

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.

28 tháng 11 2017

Phần lớn các loại cây đều có lá 2 mặt (trên và dưới) phân biệt nhau rõ ràng. Mặt trên có màu xanh sẫm hơn mặt dưới là vì các tế bào thịt lá ở mặt trên chứa nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm thích nghi để thực hiện quá trình quang hợp có hiệu quả hơn khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt trên của lá nhiều hơn.

Một số loại lá có màu ở 2 mặt không khác nhau: lá lúa, lá ngô, lá mía... Sở dĩ như vậy là vì những loại lá này mọc gần như thẳng đứng, cả 2 mặt lá đều nhận được ánh sáng mặt trời như nhau, nên lục lạp phân bố ở 2 mặt lá cũng như nhau.

 

28 tháng 11 2017

sinh học mà

26 tháng 10 2021

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

26 tháng 10 2021

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song