K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thiên thạch với sức hủy diệt khủng khiếp sẽ lao vào Trái Đất năm 2068?Được đặt tên theo vị thần độc ác cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn thời Ai Cập cổ đại, Apophis 99942 được dự đoán sẽ di chuyển tới gần Trái Đất ở khoảng cách 37.600km, bằng 1/10 khoảng cách từ hành tinh của chúng ta tới Mặt Trăng vào năm 2029. Các nhà nghiên cứu tới từ khoa Cơ học Thiên thể tại Đại...
Đọc tiếp

Thiên thạch với sức hủy diệt khủng khiếp sẽ lao vào Trái Đất năm 2068?

Được đặt tên theo vị thần độc ác cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn thời Ai Cập cổ đại, Apophis 99942 được dự đoán sẽ di chuyển tới gần Trái Đất ở khoảng cách 37.600km, bằng 1/10 khoảng cách từ hành tinh của chúng ta tới Mặt Trăng vào năm 2029. 

Các nhà nghiên cứu tới từ khoa Cơ học Thiên thể tại Đại học St. Petersburg cảnh báo tiểu hành tinh có đường kính 370m trên sẽ va vào Trái Đất ở một thời điểm nào đó trong năm 2068. 

"Sự xích lại của Apophis 99942 gây ra tình trạng phân tán quỹ đạo đáng kể. Các báo cáo chỉ ra rằng phản hồi cộng hưởng tương ứng cho thấy nhiều khả năng Apophis có thể va chạm với Trái Đất năm 2068", báo cáo của các nhà khoa học tới từ Đại học St. Petersburg nêu. 

Các nhà khoa học tới từ Đại học Quốc gia Tomsk ở Siberia đang tìm cách phá bỏ mối đe dọa tiềm ẩn này, bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân từ các tính toán trên các siêu máy tính. 

Cảnh báo về một vụ va chạm giữa Apophis 99942 với Trái Đất từng được đưa ra nhiều lần trong quá khứ. Tháng 11/2017, Steve Chesley, nhà khoa học của NASA dự đoán vụ va chạm có thể sẽ xảy ra vào ngày 13/4/2036. Khi đó, 99942 Apophis với kích thước ngang với một ngọn núi nhỏ sẽ tấn công Trái Đất, gây ra trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.

Được phát hiện vào tháng 12/2004, Apophis nặng khoảng 40 triệu tấn nhanh chóng khiến khiến giới thiên văn học quan tâm về khả năng tấn công Trái Đất. Các nhà khoa học cảnh báo nếu khả năng va chạm xảy ra, Apophis có thể tạo ra miệng núi lửa sâu 518 m, rộng 2.000 m.

Sức công phá của vụ va chạm theo đó sẽ tương đương 880 triệu tấn thuốc nổ TNT hoặc 65.000 quả bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

3
20 tháng 1 2019

nguy hiểm

22 tháng 1 2019

lúc đó tui chết lâu òi

Các nhà khoa học đến từ Khoa Cơ học Thiên thể, Đại học bang St. Petersburg (Nga) xác định được một tiểu hành tinh cực kỳ nguy hiểm mà họ đặt tên là 99942 Apophis. Apophis là vị thần mang hình hài rắn quỷ của người Ai Cập, đại diện cho sự xấu xa, đen tối và hủy diệt.📷Nhiều tiểu hành tinh có thể đe dọa trái đất trong thời gian tới và 99942 Apophis là một trong những kẻ nguy hiểm...
Đọc tiếp

Các nhà khoa học đến từ Khoa Cơ học Thiên thể, Đại học bang St. Petersburg (Nga) xác định được một tiểu hành tinh cực kỳ nguy hiểm mà họ đặt tên là 99942 Apophis. Apophis là vị thần mang hình hài rắn quỷ của người Ai Cập, đại diện cho sự xấu xa, đen tối và hủy diệt.

📷

Nhiều tiểu hành tinh có thể đe dọa trái đất trong thời gian tới và 99942 Apophis là một trong những kẻ nguy hiểm nhất - ảnh: SPUTNIK

Giống như cái tên, 99942 Apophis là một trong những vật thể không gian có nguy cơ mang đến bóng tối và sự hủy diệt của trái đất. Các nhà nghiên cứu phát hiện nó đang bị thu hút bởi lực hấp dẫn của hành tinh chúng ta và vì vậy sẽ có nhiều cú tiếp cận cực kỳ nguy hiểm trong các thập kỷ tới.

Các kết quả mô phỏng cho thấy có cả trăm kiểu va chạm có thể xảy ra giữa tiểu hành tinh này và trái đất trong cuộc đời của cả hai thiên thể. Nói về tương lai gần, có 4 lần tiếp cận rất gần được xác định là vào năm 2029, 2044, 2051 và 2068, trong đó năm 2068 là nguy hiểm nhất.

Trong khi đó, lần tiếp cận ngày 13-4-2029 tuy gọi là ít nguy hiểm hơn nhưng cũng là khoảng cách thót tim: chỉ 37.600 km, bằng 1/10 khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng, một khoảng cách rất nhỏ đối với ngành thiên văn.

📷

Đường kẻ màu xanh mô tả con đường mà tiểu hành tinh 99942 Apophis sẽ sượt qua, đe dọa trái đất (Earth) và mặt trăng (Moon) - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Phát hiện mật mã đáng sợ trong bức họa "Bữa ăn tối cuối cùng" của Da Vinci

Tiểu hành tinh này di chuyển với tốc độ tới 7,43 km/giây. Nếu xảy ra va chạm, nó sẽ để lại miệng hố rộng vài km, giải phóng năng lượng tương đương 2.500 triệu tấn thuốc nổ TNT. Để so sánh, chúng ta có thể lấy ví dụ quả bom nguyên tử từng rơi xuống thành phố Hirosima của Nhật Bản, giải phóng năng lượng tương đương 15.000 tấn TNT.

Điều này có nghĩa, một đại thảm họa không thể lường trước sẽ xảy ra nếu có va chạm.

Tiểu hành tinh này đã từng được chú ý vào năm 2013, khi NASA phát hiện nó có khả năng va chạm nhỏ vào năm 2068. Với các dữ liệu mới cho thấy độ nguy hiểm còn cao hơn, Apophis có lẽ sẽ sớm được đưa vào danh sách mục tiêu của các chương trình phòng thủ trái đất mà các cơ quan vũ trụ khắp thế giới đang đẩy mạnh.

(Theo Sputnik)

1
hần thoại Hy Lạp là một thế giới sống động do con người tạo nên để lý giải các hiện tượng thiên nhiên Truyền thuyết của người Hy Lạp đã kể lại rằng, từ thuở xa xưa, thế giới là hiện thân của vị thần Hỗn mang Khaos. Lúc này vũ trụ chỉ là một cõi vô biên, chìm trong bóng tối và chưa thể nào tồn tại sự sống. Thần Khaos thấy thế giới như vậy là quá u tối, nên quyết định...
Đọc tiếp

hần thoại Hy Lạp là một thế giới sống động do con người tạo nên để lý giải các hiện tượng thiên nhiên

Truyền thuyết của người Hy Lạp đã kể lại rằng, từ thuở xa xưa, thế giới là hiện thân của vị thần Hỗn mang Khaos. Lúc này vũ trụ chỉ là một cõi vô biên, chìm trong bóng tối và chưa thể nào tồn tại sự sống. Thần Khaos thấy thế giới như vậy là quá u tối, nên quyết định tạo ra sự sống cho vạn vật, khai nguồn ánh sáng cho vũ trụ. Thế là thần Khaos đã sinh ra thần Đất Gaia, đây là một vị thần vô cùng phì nhiêu, cường thịnh, thần đã đem sự sống đến cho muôn loài ngay trên cơ thể của mình. Vì thế cả một vùng đất rộng mênh mông đều nằm trong quyền cai trị của thần Gaia.

Nếu thần Gaia cai trị trên bề mặt trái đất thì lại có một vị thần khác được sinh ra dưới lòng sâu thẳm đó là thần địa ngục Tartaros. Khoảng cách từ mặt đất đến dưới lòng đất cũng không kém gì khoảng cách từ đấy đến thiên giới nên thế giới của thần Tartaros cai trị vô cùng âm u, khủng khiếp.

Sau khi sinh ra thần đất, thần hỗn mang Khaos lại tiếp tục sinh ra một vị thần khác mang tên là thần tình ái Eros. Thần Eros đem đến 1 luồng sinh khí mới tràn ngập yêu thương cho trái đất. Không dừng lại ở đó thần Khaos tiếp tục sinh ra vị thần tưm tối, vĩnh hằng Erebos, rồi tiếp nữa lại sinh ra nữ thần bóng đêm Nycx.

Thần Nycx kết hợp với thần Erebos sinh ra vị thần không khí và ánh sáng, tạo ra bầu trời cao xanh bao la vói tên gọi là thần Aithe. Và cũng sinh ra thêm vị thần Hemera nữ thần ban ngày cùng với anh em của mình là thần Aithe mang ánh sáng soi rọi khắp trái đất, cho vạn vật tươi tốt. Và cũng từ đó, thế giới xuất hiện ngày và đêm.

Nữ thần Gaia thịnh vượng và hùng mạnh lại tiếp tục sinh ra thần bầu trời trải rộng thăm thẳm, hay còn có tên gọi khác là thần Thiên Vương - Ouranos, thần mở rộng vòng tay bao bọc lấy cả quả đất rộng lớn như vỗ về chăm sóc cho sự sống muôn loài. Sau khi có cả đất và trời, thần Gaia lại tiếp tục sinh thêm thần biển cả Pontos, vị thần này có chức năng mang nước về tưới mát trái đất và tạo những con sóng quanh năm vỗ rì rầm như lời ru của đất mẹ.

📷
Vua của các vị thần - Thần Zeus

Thần Ouranos kết hợp với mẹ của mình là nữ thần đất Gaia sinh ra 6 người con trai là: Okeanos, Zeus, Hyperion, Japet, Cryos và Cronus và 6 nữ thần là: Tethys, Rhea, Themys, Mnemosyne, Phoibe, Thaya… Tiếp đó, Gaia lại hạ sinh thêm 2 vị thần đại lực mỗi người có 50 đầu và 100 tay mang tên là Briare và Gyas.

Truyền thuyết kể lại rằng thần Ouranos vì tức giận đã đạp hết các con của mình xuống vực thẳm. Nữ thần Gaia vì thương các con nên đã giúp sức kêu gọi con mình chống lại cha. Nhưng chỉ có 1 mình Cronus dám đứng lên đánh cha mình và thay thế vị trí của ông.

Nữ thần bóng đêm Nyxc thấy vậy rất tức giận nên đã sinh ra nhiều vị thần khủng khiếp để trừng trị Cronus. Đó là hàng loạt các vị thần: Thanatos – Thần Chết, Erys – Nữ thần Bất Hoà, Ates – Nữ thần Dối Trá, Kes – Nữ thần Tàn Sát, Hypnos – Thần Ngủ cùng với bầy đoàn bóng ma tăm tối, Nemetys – Nữ thần Báo Thù và nhiều thần khác. Các vị thần này có nhiệm vụ đi gieo rắc những điều tăm tối và nỗi kinh hoàng, sự dối trá… vào thế giới mà thần Cronus đang cai trị. 

Sau đó, Cronus lấy chị gái của mình là thần Rhea, nhưng do bị ám ảnh giết cha bủa vây, Cronus luôn lo sợ lịch sử sẽ tái diễn nên hễ Rhea sinh ra người con nào thì lập tức nuốt ngay vào bụng. Mãi cho đến khi Rhea sinh ra được Zeus và Hera, do Rhea đã đánh tráo Zeus với một hòn đá nên Cronus chỉ nuốt được mỗi Hera. Theo lời khuyên của thần Đất mẹ Gaia, Rhea đã đem Zeus bỏ trốn và gửi nữ thần sơn thủy nuôi dưỡng ngăn không cho Cronus tìm thấy. Sau này khi Zeus lớn lên đã lật đỗ cha mình và giành lại quyền cai trị thế giới.

📷
Cuộc chiến giữa Thần Cronus và Thần Zeus

Kì diệu thay trong thần thoại Hy Lạp chính là đất sinh ra trời chứ không phải từ trời sinh ra đất như trong truyền thuyết khai thiên lập địa của phương Đông. Tư duy tưởng tượng phong phú của người Hy Lạp cổ đại đã mang đến một pho thần thoại đầy màu sắc và đậm giá trị, trường tồn cũng thời gian.

5
13 tháng 2 2019

😊 😉

13 tháng 2 2019

cho bạn ni một like rồi đó

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)                                                                   Đại chiến liên thiên hà       Về cơ bản thì sự nở rộng không ngừng của vũ trụ khiến các thiên hà đang dần rời xa nhau.Nhiều thiên hà quan sát được thậm chí còn đang rời xa thiên hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng!!!!!!!Và điều có đó có nghĩa là:Rất có thể chúng...
Đọc tiếp

(Chương 1:Universe - Phần 2:Thiên hà - Tập 4:Va chạm)

                                                                   Đại chiến liên thiên hà

       Về cơ bản thì sự nở rộng không ngừng của vũ trụ khiến các thiên hà đang dần rời xa nhau.Nhiều thiên hà quan sát được thậm chí còn đang rời xa thiên hà của chúng ta với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng!!!!!!!Và điều có đó có nghĩa là:Rất có thể chúng ta sẽ không còn nhìn thấy các thiên hà này nữa trong tương lai do ánh sáng phát ra từ chúng sẽ không bao giờ có thể đến được với Trái Đất.Và nếu như điều này đang khiến các bạn cảm thấy băn khoăn vì nó vi phạm một trong những định luật cơ bản của Vật lí rằng:Không gì có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì cũng.......không hẳn.Bởi trong khi bản thân các thiên hà không thể tự di chuyển nhanh hơn ánh sáng.Vũ trụ, chính xác hơn thì là bản thân không gian của vũ trụ dang liên tục giãn ra với vận tốc lớn hơn tốc độ ánh sáng, từ đó đẩy các thiên hà trong vũ trụ rời xa nhau.

       Quay trở lại với các thiên hà.Trong khi phần lớn đang ngày càng rời xa nhau thì Milky Way - thiên hà nhà của chúng ta và Andromeda - một thiên hà hàng xóm lại đang ngày một tiến sát lại với nhau với vận tốc khoảng 110 km/giây và được dự báo là sẽ "húc" nhau sau chỉ 4 tỉ năm nữa, tạo ra một trong những vụ nổ có sức công phá khủng khiếp nhất mà vũ trụ từng biết tới, hủy diệt hoàn toàn sự sống(nếu vẫn còn tồn tại trên cả hai thiên hà).Khoan!!!!!!!Trên thực tế, về cơ bản thì cái sự hòa nhập kiêm hòa tan của hai thiên hà kể trên sẽ....khá là yên bình hay có thể gọi là một sự sát nhập không đổ máu.Theo đó, sự va chạm của hai ngôi sao với nhau trong cuộc hợp nhất này được cho là hiếm hay gần như không có khả năng xảy ra!Bởi dẫu số lượng sao thành viên tới từ hai thiên hà lên tới một nghìn ba trăm tỉ với khoảng một nghìn tỉ tới từ Andromeda và ba trăm tỉ tới từ dòng sông sữa Milky Way.Thế nhưng, khoảng cách giữa chúng cũng là vô cùng lớn.Lấy ví dụ như ngôi sao gần chúng ta nhất - Proxima Centauri, nằm cách Mặt Trời tận...4,2 năm ánh sáng.Để cho các bạn dễ hình dung thì nếu Mặt Trời có kích thước bằng một quả bóng bàn thì Proxima Centauri sẽ cách quả bóng bàn ấy khoảng 1.100 km!!!Và khi đó, đường kính của Milky Way sẽ xấp xỉ 30 triệu km.Và dẫu mật độ của những quả bóng bàn có tăng lên tại trung tâm các thiên hà, thế nhưng, việc hai quả bóng bàn cách nhau trung bình 3,2 km hay hai ngôi sao với khoảng cách trung bình 160 tỉ km va chạm, nó gần như là..bất khả thi.Tất nhiên, yên bình bao giờ cũng chỉ là một phần của bức tranh.Dẫu không bị hủy diệt bởi sự va chạm trực tiếp, vô số ngôi sao sẽ bị bắn ra khỏi siêu thiên hà vừa được hình thành trong quá trình "quần" nhau kéo dài hàng triệu năm của hai siêu hố đen trước khi chúng hợp nhất, tạo thành một chuẩn tinh hay một nhân thiên hà hoạt động, và giải phóng một nguồn năng lượng khổng lồ, tương đương với khoảng 100 triệu vụ nổ siêu tân tinh.

     Xin được cung cấp thêm một số thông tin thú vị khác:Đó là trong suốt quá trình mà thiên hà nhà ta và anh chàng hàng xóm làm "chuyện ấy', sẽ có một thanh niên mang tên Triangulum Galaxy đứng hóng từ đầu đến đuôi và được dự báo là sẽ có khả năng tiếp tục làm "chuyện ấy" với thiên hà mới được hình thành có tên Milkomeda hay Milkdromeda.(Lên Wikipedia để được minh họa cụ thể bằng một video cho dễ hiểu nhé!!!)

                                                                                                  ~Trích " Vfacts " (youtube)~

 

(Very dài=))))))Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều!!!!)

 

1
16 tháng 4 2022

Hay phết.

Truyền thuyết cung Bảo Bình Thời cổ đại, con người rất tôn kính những vị Thần mang nước, bởi nước đã cứu giúp và duy trì sự sống của họ. Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus- chúa tể cai trị các vị thần được mệnh danh là “Thần mang nước”, ông phải tạo ra mưa bão để duy trì sự sống của con người và muôn vật. Biểu tượng của “Thần mang nước” chính là chòm sao Bảo Bình.Trong một...
Đọc tiếp

Truyền thuyết cung Bảo Bình

Thời cổ đại, con người rất tôn kính những vị Thần mang nước, bởi nước đã cứu giúp và duy trì sự sống của họ. Theo thần thoại Hy Lạp, Zeus- chúa tể cai trị các vị thần được mệnh danh là “Thần mang nước”, ông phải tạo ra mưa bão để duy trì sự sống của con người và muôn vật. Biểu tượng của “Thần mang nước” chính là chòm sao Bảo Bình.

Trong một thần thoại khác lại viết rằng:

Ở Hy Lạp, có một thời đại con người tàn bạo, chiến tranh, chiếm giết lẫn nhau, khắp nơi toàn là chết chóc. Lúc ấy cán cân công lý của các vị thần không còn có giá trị với họ.

Quá tức giận, Zeus mang nước xuống nhấn chìm, giết chết những con người độc ác, tàn bạo trên trái đất trừ Deucalion và vợ của anh ta là Pyrrha (Trong chuyến đi cuối cùng xuống thăm trái đất, đâu đâu cũng là chém giết, chết chóc, duy nhất có cặp vợ chồng này sống yêu thương nhau trong chiếc lều đơn sơ, không có đủ đồ ăn, thức uống). Từ ấy, Deucalion và vợ là người sống sót duy nhất trong trận càn quét của bão lũ và bắt đầu xây dựng một chủng tộc mới với những con người tài giỏi và nhân hậu. 

1
20 tháng 1 2022

Rồi sao nx bạn?

Có cần cho mik mượn bộ truyện Thần thoại Hy Lạp đọc thêm không?

Cái này đọc hết rồi

HT

@LeBaoPhuong

Chương I. Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời.- Ban đầu là một cõi hỗn mang, không lí thuyết nào có thể mô tả được. Tại một điểm kì dị, ánh sáng bùng phát khai sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Đó là vụ nổ Bigbang - vụ nổ của sự sáng thế. - BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật...
Đọc tiếp

Chương I. Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời.

- Ban đầu là một cõi hỗn mang, không lí thuyết nào có thể mô tả được. Tại một điểm kì dị, ánh sáng bùng phát khai sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Đó là vụ nổ Bigbang - vụ nổ của sự sáng thế.

- BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật chất còn sót lại dưới dạng các đám khí loãng. Sau thời gian dài, lực hấp dẫn khiến các đám mây khí tụ lại sinh ra các ngân hà, các hành tinh....

- 10 tỷ năm sau BigBang, ngoài rìa của dải Ngân Hà có một ngôi sao đang tàn lụi. Nó suy sụp do lực hấp dẫn và kết thúc cuộc đời mình bằng 1 vụ nổ sinh ra 1 đám khí, có thành phần chính là Hydro. Dưới tác dụng của lực xung kích từ các vụ nổ siêu tân tinh, các đám khí dần tụ lại và chuyển động xoáy tròn quanh tâm. Chính vì chuyển động xoay tròn này phát sinh lực ly tâm khiến cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt.

- BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật chất còn sót lại dưới dạng các đám khí loãng. Sau thời gian dài, lực hấp dẫn khiến các đám mây khí tụ lại sinh ra các ngân hà, các hành tinh....

- 10 tỷ năm sau BigBang, ngoài rìa của dải Ngân Hà có một ngôi sao đang tàn lụi. Nó suy sụp do lực hấp dẫn và kết thúc cuộc đời mình bằng 1 vụ nổ sinh ra 1 đám khí, có thành phần chính là Hydro. Dưới tác dụng của lực xung kích từ các vụ nổ siêu tân tinh, các đám khí dần tụ lại và chuyển động xoáy tròn quanh tâm. Chính vì chuyển động xoay tròn này phát sinh lực ly tâm khiến cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt.

Ghi chú: Vì sao đám khí khi tụ lại thì chúng sẽ chuyển động theo vòng xoáy? Đó là do momen động lượng.
Thực tế các hiện tượng chúng ta quan sát trên Trái Đất cũng cho thấy điều này. Gió từ các hướng tụ vào sinh bão thì cơn bão đó cũng có hình xoáy ốc.

Các hành tinh cũng từ các dòng vật chất xoáy tạo thành, vì vậy chúng quay quanh trục của chính mình, và khối khí tạo thành hệ mặt trời ban đầu cũng chuyển động xoáy nên các hành tinh tạo từ đám khí ấy cũng sẽ theo quán tính mà quay quanh mặt trời.

Như vậy: chuyển động quay quanh trục của hành tinh, chuyển động quay của các hành tinh quanh mặt trời và chuyển động của mặt trời quanh dải Ngân Hà được giải thích là do quán tính ban đầu của khối khí xoáy tạo thành chúng. Hệ mặt trời, dải ngân hà đều có dạng đĩa dẹt là do lực li tâm khi khối khí xoay tròn tạo nên.

Mặt Trời hình thành ở trung tâm của đám khí xoáy, phản ứng nhiệt hạch được kích hoạt. Nó bắt đầu tỏa ra năng lượng và gió mặt trời, thổi bay các loại khí nhẹ ra xa. Do đó mà Kim Tinh, Thủy Tinh và Trái Đất được cấu tạo từ những vật chất nặng như sắt, oxi, silic,...còn các hành tinh xa hơn cấu tạo từ các loại khí nhẹ.

Trái Đất được hình thành không ở quá gần Mặt Trời để bị đốt nóng và không ở quá xa Mặt Trời để bị chìm trong băng giá. Chu kì quay quanh trục của Trái Đất là 24h, cho chúng ta ngày và đêm kéo dài 12h.

Chương II. Trái Đất, những điều kiện hình thành sự sống.

Thuở mới hình thành, hệ mặt trời ắt hẳn còn rất lộn xộn. Vô số các thiên thạch nằm rải rác trên đường đi của các hành tinh và chúng thường xuyên "oanh tạc" các hành tinh này. Những cú va chạm với các thiên thạch cỡ lớn có thể làm nghiêng trục của các hành tinh. Trái Đất cũng là 1 trong số ấy. Những cú va chạm như thế khiến Trục Trái Đất nghiêng đi 1 góc khoảng 23 độ.
Chính vì trục Trái Đất bị nghiêng nên chúng ta mới có được 4 mùa với 4 sắc thái khác nhau.

- Hình thành mặt trăng.

Mặt Trăng là 1 vệ tinh khá kì lạ, nó khá to so với 1 vệ tinh thông thường. Thành phần đá trên mặt Trăng khá giống với Trái Đất (lấy mẫu từ chuyến thám hiểm Mặt Trăng năm 1969).
Có rất nhiều giả thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng, giả thuyết được công nhận nhiều nhất là "Mặt Trăng hình thành từ Trái Đất".

Vào thời kì hệ mặt trời còn lộn xộn, một thiên thạch lớn đã đâm sầm vào Trái Đất. Cú va chạm khủng khiếp khiến 1 phần vật chất của Trái Đất văng vào không gian, sau đó tụ lại thành Mặt Trăng. Phần lõi sắt bền vững của thiên thạch chui sâu vào tâm Trái Đất và trở thành lõi Trái Đất. Điều này giải thích tại sao Trái Đất của chúng ta có lõi.

Sự hình thành của mặt Trăng có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống. Việc một phần khối lượng của Trái Đất phân bố ra xa khiến momen quán tính của nó tăng lên, tốc độ quay của Trái Đất giảm và quỹ đạo của Trái Đất ổn định hơn. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng cũng gây ra hiện tượng thủy triều trên biển, góp phần vào việc tăng đa dạng sinh học.

Có một điều thú vị là thông qua tìm hiểu các hóa thạch sống là "ốc anh vũ", người ta nhận thấy ngày xưa chu kì Mặt Trăng ngắn hơn bây giờ (chỉ có 7, 8 ngày so với 30 ngày hiện tại). Điều này chứng tỏ ngày xưa Mặt Trăng khá gần Trái Đất. Do lực li tâm, Mặt Trăng đang chuyển động xa Trái Đất theo thời gian. Có thể trong tương lai ngày trên Trái Đất sẽ dài hơn.

- Sao chổi mang nước đến hành tinh.

Nước trên Trái Đất từ đâu mà có? Thuở mới hình thành, những cú va chạm mạnh khiến nước không thể tồn tại được trên bề mặt hành tinh. Nước trên Trái Đất có lẽ được mang đến từ những ngôi sao chổi - nguồn nước dồi dào trong hệ mặt trời. Ngoài ra, trên những ngôi sao chổi này có khá nhiều chất hữu cơ - viên gạch của sự sống. Nhiều nhà khoa học cho rằng rất có thể sao chổi chính là "vị thần" gieo sự sống xuống Trái Đất. Bên cạnh đó cũng có nhiều người lại cho rằng sự sống bắt nguồn từ núi lửa.

- Những cấu trúc tạo nên cái nôi cho sự sống.

Ngoài những điều kiện như: sự ổn định của quỹ đạo Trái Đất, nước và các chất hữu cơ gieo mầm sự sống...Trái Đất còn có 1 số cấu trúc đặc biệt để bảo vệ sự sống.

+ Bầu khí quyển: Trái Đất có lực hấp dẫn đủ lớn, cho phép nó có bầu khí quyển của riêng mình. Bầu khí quyển là lá chắn cơ học của sự sống, giúp chúng ta thoát khỏi những vụ va chạm với thiên thạch cỡ nhỏ. Những thiên thạch này đi vào khí quyển sẽ chịu ma sát và sức cản rất lớn của không khí, khiến nó nổ tung thành nhiều mảnh và tiêu biến (chính là sao băng mà chúng ta hay thấy). Ngoài ra nó cũng là lá chắn quang học giúp chúng ta thoát khỏi những tia bức xạ mạnh từ mặt trời và vũ trụ (tác nhân gây ung thư).

+ Từ trường Trái Đất: Từ trường Trái Đất do những cuộn xoáy của sắt lỏng bên trong nhân Trái Đất gây ra. Nếu như khí quyển là là chắn cơ học thì từ trường chính là lá chắn điện từ. Vào những ngày mặt trời hoạt động mạnh, nó sẽ có những điểm bùng nổ và phun về phía Trái Đất một lượng vật chất ở dạng ion (gọi là bão Mặt Trời). Từ trường Trái Đất sẽ đánh bật các ion này ra 2 cực (hiệu ứng lực Lorenxo).
Ở vùng cực, các ion này đi vào khí quyển phát sáng sinh ra cực quang Bắc cực.​

Chương III: Trái Đất luôn vận động.

- Bên trong Trái Đất có một nguồn nhiệt khổng lồ, được duy trì bằng sự phân rã các chất phóng xạ. Chính nguồn năng lượng này đã gây ra những hoạt động địa chất như núi lửa, động đất, kiến tạo địa hình, sự trôi dạt lục địa.....

Để tìm hiểu cơ chế của những hình thái vận động này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo Trái Đất.

- Cấu tạo Trái Đất.

Có thể chia Trái Đất thành 3 lớp chính:

+ Lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ đá rắn.
+ Lớp manti ở dạng dung nham lỏng.
+ Nhân Trái Đất là lõi sắt cứng.

Lớp vỏ ngoài không phải là 1 mảng liên tục mà đứt gãy thành nhiều mảng nhỏ, người ta gọi đó là các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo này trôi nổi trên bề mặt lớp manti.

Lớp manti cũng không phải là một khối dung nham tĩnh lặng. Nó luôn có những dòng đối lưu từ nhân lên đáy vỏ Trái Đất.

- Núi lửa.

Núi lửa hình thành do magma từ lớp manti phun trào thông qua những khe hở hoặc những chỗ yếu giữa các mảng lục địa.

Trên thế giới nổi tiếng nhất là "vành đai lửa Thái Bình Dương".

Núi lửa cung cấp một lượng chất hữu cơ - vô cơ lớn cho sự sống phát triển. Nó cũng từng cứu Trái Đất thoát khỏi thời kỳ băng hà. Tuy nhiên núi lửa hoạt động quá mạnh cũng có thể hủy diệt sự sống bằng việc phun quá nhiều khí - bụi vào khí quyển khiến che lấp ánh sáng Mặt Trời, đưa Trái Đất trở về với kỷ băng hà.

- Động đất

Lớp manti không phải là 1 khối magma tĩnh. Càng gần tâm Trái Đất, nhiệt độ càng cao. Càng gần bề mặt lục đại, nhiệt độ càng thấp. Vì vậy, bên trong lớp manti này luôn có các dòng đối lưu. Phần magma gần tâm Trái Đất nóng hơn sẽ trồi ra ngoài, còn phần sát bề mặt lục địa bị lạnh đi sẽ chìm vào tâm.

Chính các dòng đối lưu này đã đẩy các mảng kiến tạo nổi trên chúng di chuyển - hoặc tiến sát vào nhau hoặc tách nhau ra.

Khi hai mảng kiến tạo tiến vào nhau, mảng đại dương chìm xuống (do đá dưới đại dương chịu sức ép lớn sẽ có mật độ cao hơn). Ma sát nghỉ giữa các lớp đá sẽ ngăn chúng trượt lên nhau, điều này khiến các lớp đất đá tại chỗ tiếp xúc bị nén lại (biến dạng đàn hồi). Chúng tích trữ thế năng đàn hồi lớn dần theo thời gian. Khi lực đàn hồi đã thắng ma sát, các lớp đá trượt lên nhau 1 cách đột ngột, giải phóng năng lượng sinh ra động đất, kèm sau đó sẽ là sóng thần.

- Sự kiến tạo núi:

Khi hai mảng lục địa - lục địa xô vào nhau, do sự đồng đều về mặt độ đá nên không có hiện tượng mảng này chìm xuống dưới mảng kia, mà chúng sẽ cùng trồi lên sinh ra các dãy núi hùng vĩ.

Sự vận động bên trong Trái Đất là 1 phần tất yếu của tự nhiên, nó khiến cho sự sống trên hành tinh phải học cách thích nghi theo. Có những lúc nó đưa sự sống đến gần bờ tiệt diệt, cũng có lúc nó cứu sự sống khỏi sự diệt vong.

Chương IV: Những giai đoạn thăng trầm của sự sống.

Do sự vận động không ngừng của Trái Đất: sự phun trào núi lửa, sự hợp - tan của các lục địa....và cả những sự công kích của các thiên thạch mà sự sống trên Trái Đất trải qua những giai đoạn thăng - trầm khác nhau. Sự sống rất dễ bị "tổn thương", chỉ cần sự thay đổi nhẹ về địa chất - khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh vật trên hành tinh. Có những thời kì "đại tuyệt chủng" trong quá khứ, sự sống đứng bên bờ diệt vong, cũng có những thời kì thuận lợi, các sinh vật phát triển với kích thước lớn chưa từng thấy.

Sở dĩ sự sống có thể tồn tại mạnh mẽ như vậy là nhờ tạo hóa đã ban cho chúng ta 2 cơ chế để thích nghi với các điều kiện biến đổi của môi trường, đó là "đột biến" và "thường biến". Thường biến là những biến đổi của cơ thể trong môi trường sống, không có tính di truyền, còn đột biến là những biến đổi trong hệ gen, có di truyền.

Đột biến không phải là cái tự nhiên mà có. Hàng ngày và hàng đêm, Trái Đất luôn đón nhận những tia bức xạ năng lượng cao từ vũ trụ.

Chúng là loại tia không nhìn thấy được, sinh ra từ những vụ nổ siêu tân tinh cách đây hàng triệu năm. Sau những năm dài chu du trong khoảng không vũ trụ, chúng đến Trái Đất, tác động vào ADN của sinh vật sống gây ra những biến đổi ---> đột biến. Những đột biến phù hợp với điều kiện môi trường sẽ tồn tại và phát triển rộng rãi, những đột biến không phù hợp sẽ giết chết sinh vật (ung thư cũng là 1 dạng đột biến).

Chính nhờ cơ chế đột biến ấy mà từ những tế bào đơn giản của mầm sống ban đầu, chúng ta đã có cả một hệ sinh vật phong phú như ngày nay.

Lịch sử của sự sống mỗi giai đoạn được ghi lại bằng cách hóa thạch và các lớp đá. Mình sẽ nêu tóm tắt 1 số giai đoạn ấn tượng nhất.

- Thời kỳ tiền Cambri: Là thời Trái Đất mới hình thành, nguội lạnh đi và các sinh vật sống bắt đầu xuất hiện. Cuối thời kỳ này, có lẽ vì lượng oxi trong không khí quá nhiều khiến nhiệt độ không khí giảm, băng lan dần xuống vùng xích đạo hình thành hiện tượng "quả cầu tuyết" hủy diệt phần lớn sự sống.

- Đại Hiến Sinh: Hoạt động của núi lửa đã thổi cacbon vào không khí phá vỡ hiệu ứng "quả cầu tuyết".

Trong đại này, có những giai đoạn núi lửa hoạt động mạnh làm khí hậu toàn cầu nóng lên, lượng oxi hòa tan trong biển giảm khiến 60% sinh vật biển bị tuyệt chủng. Cũng có những giai đoạn CO2 trong không khí bị đá vôi hấp thụ, lượng CO2 giảm khiến khí hậu toàn cầu lại lạnh đi. Trong Đại Trin Sinh, một vài kỷ có ảnh hưởng lớn đến ngày nay:

+ Kỷ phấn trắng: Thời kỳ này biển ấm và nông, tạo điều kiện cho các sinh vật tích tụ canxi như san hô, sò, ốc....phát triển mạnh. Xác các sinh vật này rất giàu Canxi. Qua nhiều triệu năm, xác của chúng tích tụ thành 1 tầng canxi dày dưới đáy biển, dưới áp lực nước, chúng bị nén lại thành đá. Các hoạt động địa chất nâng các lớp đá này lên và sự bào mòn của mưa axit tạo thành núi. Các đảo đá vôi ở Vịnh Hạ Long và núi đá vôi vùng Tây Bắc là kết quả của quá trình này.

+ Kỷ Cacbon: Thời kì này khí hậu nóng ẩm, diện tích đất liền rộng lớn cho phép những khu rừng nguyên sinh và đầm lầy phát triển mạnh. Thực vật ở thời kỳ này chủ yếu là dương xỷ khổng lồ. Hoạt động nâng lên - chìm xuống của các mảng địa chất đã vùi sâu 1 số khu rừng vào lòng đất. Tại đây, nhiệt độ, áp suất cao và trong điều kiện kín khí, gỗ dần chuyển thành than đá.

Dầu mỏ được hình thành sớm hơn kỷ Cacbon cũng bằng cơ chế tương tự. Xác của các loài động vật bị vùi sâu trong lòng đất và ở nhiệt độ cao, kín khí, các chất hữu cơ bị hóa dầu.​

- Đại Trung Sinh: Các lục địa từ "siêu lục địa" tách ra và có hình dạng gần giống như ngày nay. Trong đại này có thời kỳ của loài khủng long (kỷ Jura).

+ Kỷ Jura: Không chỉ là thời kỳ hoàng kim của khủng long, ở kỷ này, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loài thực vật và động vật phát triển, đạt kích thước khổng lồ. Loài khủng long đã thống trị Trái Đất trong gần 150 triệu năm (Lịch sử loài người chỉ mới khoảng 200.000 năm). Trong 150 triệu năm ấy, sức mạnh, kích thước, vũ khí tự nhiên (răng, vuốt) được tôn vinh, không có khái niệm về tri thức. Có lẽ vì loài khủng long "lười học hành" mà vũ trụ đã gửi đến cho chúng một sứ giả hủy diệt. Một thiên thạch va vào Trái Đất cách đây 65 triệu năm đã chấm hết thời kì thống trị của khủng long.

- Đại Tân Sinh: Sau sự tuyệt chủng của khủng long, các loài có vú (vốn có mặt từ trước nhưng phải sống lay lắt trong các hang hốc, trốn tránh loài thằn lằn ăn thịt hung dữ) nay đã có cơ hội phát triển. Cuối đại Tân Sinh, sau khi trải qua một kỷ băng hà cách đây 10.000 năm, loài người đã chính thức chiếm lĩnh Trái Đất, đứng đầu trong hệ sinh vật.

Có thể thấy sự sống trên hành tinh phụ thuộc rất lớn vào sự vận động bên trong Trái Đất. Mỗi thời kỳ địa chất - sự phân bố các lục địa - đều có ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh vật. Bản thân sinh vật cũng biết tự cải tạo môi trường sống cho mình. Thời mới hình thành, các loài tảo cổ đại đã góp phần tạo một bầu khí quyển giàu oxi tạo mái nhà chung cho các sinh vật khác. Bên cạnh các loài tự dưỡng (thực vật), các loài dị dưỡng (vi khuẩn, động vật, nấm) ra đời nhằm đảm bảo cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển, làm khí hậu Trái Đất ổn định. Loài người chúng ta xuất hiện có lẽ mang trên mình trách nhiệm bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi những mối de dọa từ bên ngoài - điều mà loài khủng long đã không thể làm được.

hương V: Tổng kết.

- Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ tràn ngập ánh sáng. Trong 1 góc nhỏ nào đó của vũ trụ, hệ Mặt Trời âm thầm hình thành. Vật chất được sinh ra bởi BigBang đang dần có ý thức và đang tìm hiểu về chính mình. Sự sống thực sự là 1 phép màu!

- Vũ trụ là 1 khối rất hỗn độn và ngẫu nhiên. Nó là những vụ nổ lớn, những lò phản ứng nhiệt hạch, những chùm tia bức xạ, những vụ qua chạm của thiên thạch, sao băng, sao chổi....Sự sống đã biết cách tận dụng tối đa những cái ngẫu nhiên mà khốc liệt ấy để tồn tại và phát triển:

+ Dòng năng lượng chảy trong hệ sinh vật được lấy từ năng lượng phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.
+ Nước trên biển cả được lấy từ những ngôi sao chổi.
+ Dùng những tia bức xạ từ những vụ nổ dữ dội trong vũ trụ để đột biến.
+ Lấy những vụ va chạm thiên thạch làm thử thách, để không ngừng tiến hóa đến những cấp bậc cao hơn.

- 80 năm cuộc đời mỗi người, 200.000 năm lịch sử loài người là quá bé nhỏ so với thời không vũ trụ, quá bé nhỏ để nghĩ đến diệt vong. Sinh rồi diệt, các hành tinh đều không thoát khỏi quy luật ấy, sự sống cũng sẽ như vậy. Tiếng tăm, danh vọng của một con người cho dù vang dội đến đâu rồi cũng sẽ tan biến trong khoảng bao la của thời không.

- Sự tồn tại của mỗi chúng ta đều là ngẫu nhiên và hoàn toàn không có ý nghĩa. Thế giới vốn cũng chẳng có quy luật nào cả.

P/s : Nếu dài các bạn có thể đọc dần từng chương =]]

1

cho mk vô nhóm đi

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ? Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng....
Đọc tiếp

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ?

Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng. Thời cổ đại, các môn khoa học tự nhiên đều mới ở dạng manh nha, bởi vậy thường có hiện tượng hai môn học hoặc nhiều môn khoa học lẫn lộn với nhau. Người xưa cho rằng thiên văn học và khí tượng học đều đều là nghiên cứu "ông trời" nên đã coi hai môn khoa học đó như nhau. Nhưng ngày nay khi thiên văn học và khí tượng học đã có những bước phát triển lớn, hai ngành khoa học này càng có nội dung khác nhau.

Thiên văn học là khoa học nghiên cứu các thiên thể, chủ yếu là nghiên cứu sự chuyển động của thiên thể, tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các thiên thể, điều kiện vật lý và nguồn gốc của các thiên thể đó. Nếu chúng ta coi trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời và nghiên cứu nó như một thiên thể, thì Trái đất cũng là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học.

Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là tầng khí quyển của trái đất. Nếu bạn lần lượt đọc cuốn "Thiên văn" và "Khí tượng" trong bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao" thì bạn sẽ phân biệt rất rõ đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và khí tượng học.

Thiên văn học và khí tựơng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nhưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh hưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong

vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645-1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460-1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5-1°C, ngược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cúng tác động tới thời tiét trên Trái đất. Có người cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dương còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh hưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh hưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời mưa phải có đủ hai điều kiện: một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một lượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngưng đọng hơi nước thành hạt mưa. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nước và ngưng đọng thành những hạt mưa.

Nếu chúng ta hiểu rõ được ảnh hưởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta xưa kia đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mưa, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng được. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

3
19 tháng 1 2019

Cho mình xin nguồn bạn ưi :3

19 tháng 1 2019

mk biết được cái này trong sách và gõ ra cho các bn đọc đó chứ mk đâu có chép mạng, mk làm lâu lắm đó

TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng...
Đọc tiếp

TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.

Đoạn clip mô tả, Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1.093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước. Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây.

Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận. Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.

Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia - một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta. Kết quả là, một phần khối lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.

7
19 tháng 1 2019

hay

19 tháng 1 2019

Đám mây sao bn hãy giải thích cụ thể giúp mink

'Tiểu hành tinh khủng long' từng tạo siêu sóng thần cao 1,5km Nhà nghiên cứu Molly Range, chuyên gia về khoa học trái đất và môi trường từ Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng để tái hiện lại thảm họa gây tuyệt chủng Cretaceous-Paleogene, chính là sự kiện khiến khủng long biến mất khỏi Trái đất.Các nghiên cứu trước đó đã tìm ra dấu vết của tiểu hành tinh...
Đọc tiếp

'Tiểu hành tinh khủng long' từng tạo siêu sóng thần cao 1,5km

Nhà nghiên cứu Molly Range, chuyên gia về khoa học trái đất và môi trường từ Đại học Michigan (Mỹ) và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng để tái hiện lại thảm họa gây tuyệt chủng Cretaceous-Paleogene, chính là sự kiện khiến khủng long biến mất khỏi Trái đất.

Các nghiên cứu trước đó đã tìm ra dấu vết của tiểu hành tinh Chicxulub, một vật thể không gian lớn tới 10km đã lao vào trái đất vào cuối kỷ Phấn trắng, tức khoảng 65 triệu năm về trước. Tiểu hành tinh này để lại hố Chicxulub rộng tới 180km, nằm ở vùng ven bờ bán đảo Yucatan của Mexico, một nửa dưới nước, một nửa trên bờ.

Vụ va chạm giải phóng năng lượng tương đương 1 nghìn tỉ tấn thuốc nổ TNT này đã làm thay đổi môi trường trái đất vĩnh viễn. Nhưng theo nghiên cứu mới này, còn một thảm họa tiếp diễn chưa được biết tới mà nguyên nhân chính là độ sâu khoảng 1,5km của hố Chicxulub khi mới xảy ra va chạm.

Sau vụ nổ rất mạnh, vẫn chưa có nước trong hố. Sau đó, một số lượng lớn nước bắt đầu chảy vào hố cực nhanh và mạnh, để rồi theo lực quán tính, giống như những gì xảy ra khi người ta đổ nước quá nhanh vào một cái tô lòng sâu, làn sóng nước vọt lên trở lại. Với kích thước, độ sâu của hố và lượng nước kinh hoàng từ đại dương, một siêu sóng thần hủy diệt cao đến 1,5km đã được tạo ra.

Các dữ liệu cho thấy siêu sóng thần này đã quét qua toàn cầu và góp phần rất lớn trong đại tuyệt chủng. "Ở Vịnh Mexico, nước di chuyển đến 143km/giờ. Trong 24 giờ đầu tiên, sóng thần lan khỏi Vịnh Mexico, vào Đại Tây Dương, cũng như qua con đường biển Trung Mỹ mà ngày nay không còn tồn tại, tiếp đến là Thái Bình Dương" – nhà nghiên cứu Range cho biết.

Tất nhiên nước không chỉ tràn vào hố và bắn lên một lần. Sau đợt sóng đầu tiên cao 1,5 km đó, hàng loạt con sóng khổng lồ khác, tuy có độ cao kém hơn nhiều nhưng cũng có sức tàn phá ngoài mức tưởng tượng, đã làm rung chuyển các đại dương trên toàn thế giới. Ước tính ở khu vực Nam Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, vốn rất xa khu vực va chạm của tiểu hành tinh, vẫn phải hứng chịu những đợt sóng thần cao 14m.

Ngoài sóng thần, vụ va chạm cũng kích hoạt các làn sóng năng lượng cực mạnh, bắn vô số đá và bụi nóng vào bầu khí quyển, dẫn đến cháy hàng hoạt và chặn các tia mặt trời chiếu xuống trái đất nhiều năm trời, giết chết vô số động thực vật, bao gồm loài khủng long.

0
31 tháng 7 2017

Đáp án:A