K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2019

sao ko lên mạng mà đọc

6 tháng 1 2019

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sang.

Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô.

5 tháng 5 2018

Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô giáo Trân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.

Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Trân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác.Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến.Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. "Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé!

Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến. Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.

Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài " Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai

YOU MAY

Mgid

Các đại gia che dấu không để mọi người biết về cách kiếm tiền này

Làm thế nào biến 100.000 đồng thành 10.000.000 đồng?

Cách tốt nhất để kiếm tiền ở Việt Nam

Rất ít người biết cách làm giàu với Bitcoin

." Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót

Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai hiện ra trước mắt em. Cô bắt đầu kể, cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm, lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nósao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.

Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.

Cô ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Trân ạ. Nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.

5 tháng 5 2018

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây 2 năm . Giờ học ấy cô giáo đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn. Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

1 tháng 11 2018

Tuổi trung bình của cô giáo chủ nhiệm và 30 học sinh là 12 tuổi.
Ta co  (tuoi co giao+ tuoi 30 hs)/31 = 12
tuoi cua 30 hs la 30.11=330
Vay tuoi co giao la 372-330= 42 tuoi

1 tháng 11 2018

Shit !

Fuck !

Sao những năm học dưới mái trường tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui cùng tôi và các thầy cô giáo đã dạy em những điều bổ ích. Nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí và trái tim tôi vẫn là cô Chi người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.

Cô Chi trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi cao, sóng mũi hình dọc dừa, khuôn mặt trái xoan. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh, óng mượt luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ nhắn xinh xắn. Cô có đôi mắt to tròn và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền, Đôi môi đỏ như son. Em thích nhất là khi cô cười, hai má cô lồ lộ ra hai cái đồng tiền lấp lánh như kim cương và để lại hàm răng trắng muốt, Cô luôn dịu dàng với các bạn trong lớp, tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém và động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập, mỗi giờ ra chơi cô ở lại giảng lại cho các bạn học kém, cô luôn vui vẻ với các bạn tận tình chỉ bảo. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để cả lớp có thể tiếp thu tốt và nhớ lâu hơn. Cả lớp ai cũng kính trọng và yêu thương cô. Với các đồng nghiệp, hàng xóm cô luôn sẵn sàng giúp đỡ họ khi có khó khăn.

Tôi rất yếu quý cô, nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi  hứa lên cấp hai, tôi sẽ học thật tốt làm con ngoan trò giỏi của thầy cô để cô và ba mẹ vui lòng và sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm chứa chan dưới mái trường thân yêu và các bạn dấu yêu cùng thấy cô đã dạy dỗ biết bao nhiêu những điều hay và bổ ích họ sẽ mãi mãi luôn ở trong tim tôi và tôi luôn nhớ mãi 

(Bạn cũng có thể thêm ý của bnaj hay để vậy cũng được)

* CHÚC BẠN HỌC TỐT

8 tháng 5 2022

Cô giáo của em năm nay mới hơn 30 tuổi nên nhìn cô còn rất trẻ. Dáng người cô thon thả, duyên dáng. Em thích nhất mỗi lần cô cười vì để lộ ra hai má lúm đồng tiền rất duyên. Cô có làn da trắng hồng và mái tóc đen óng ả. Đôi mắt cô to như mắt bồ câu với lông mi cong vút. Cô để mái tóc dài, đen bóng dài đến giữa lưng. Mái tóc xoăn nhẹ bồng bềnh càng khiến cô trở nên duyên dáng hơn. Mỗi khi cô nhìn chúng em, đôi mắt của cô thể hiện rõ tình yêu thương. Cô lúc nào cũng coi chúng em như con của mình. Còn chúng em thì luôn coi cô như mẹ hiền.

Em thích nhất là những tiết dạy của cô. Giọng nói của cô ấm áp, truyền cảm khiến chúng em bị cuốn hút vào bài giảng. Em thích nghe cô đọc thơ, lúc ấy giọng nói của cô càng trở nên trầm ấm. Nhưng khi chúng em mắc lỗi cô cũng vô cùng nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc của cô khiến chúng em có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với việc học của chính mình.

Với em, cô không chỉ là cô giáo mà còn là chị, là mẹ và là cả gia đình thứ hai của em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ công lao của cô và các thầy cô giáo khác.

Bài làm

Cô giáo viên chủ nhiệm lớp 8C - cô Hồ Thị Thanh Tịnh - người mẹ thứ hai mà thiên sứ đã mang đến cho chúng tôi

Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô là nụ cười dễ mến, cô cực kỳ dễ thương, và ấn tượng khi nhìn ngoài không ai có thể đoán được tuổi thật của cô! Tôi đã nghe các anh chị khóa trước kể lại cô giảng bài rất hay và rất gần gũi với học trò, ngày đầu tiên học cô thì tôi đã chứng thực ngay được điều đó. Cô giảng bài rất có hồn cùng với nhiều ví dụ khá là thú vị đã như cuốn hút tôi vào bài văn cô giảng. Đó là những ấn tượng ban đầu, để rồi từ những ấn tượng này đến ấn tượng khác tôi lại càng hiểu và dành nhiều tình cảm cho cô hơn. Không biết là cô có cảm nhận được những tình cảm mà tôi dành cho cô không nhỉ? Chắc là không đâu. Tình cảm đó là sự biết ơn từ những bài học cô đã dạy cho tôi, là lòng kính trọng, là sự ngưỡng mộ về sự nhiệt huyết và trái tim yêu nghề của cô...Cũng là tình cảm của một đứa con gái dành cho người mẹ của mình. Tình cảm đó cứ mãi ấp ủ trong tôi rất nhiều, nhiều tới nỗi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào nữa…

Tôi không phải là một học sinh giỏi môn văn, nhưng những bài văn tôi viết ra có thể được coi là khá nếu không nói là quá tệ. Dù trong lòng tôi có rất nhiều tình cảm dành cho cô nhưng tôi vẫn không thể viết ra một bài văn hay bất cứ cái gì có thể gọi là hoàn chỉnh để có thể nói hết được tình cảm của tôi dành cho cô được. Việc duy nhất mà tôi có thể làm được là bây giờ ngồi đây, viết lên những dòng chữ này để có thể nói lên tất cả tình cảm , suy nghĩ xuất phát từ tận trái tim tôi .

~ Mik tả cô giáo hồi lớp 8 ~

# Học tốt #

Cho mãi đến tận bây giờ, hình ảnh cô giáo Huyền vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô Huyền — người cô đầu đời đã dạy em năm học đầu tiên ở trường Tiểu học, năm lớp Một.

Cô Huyền có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy, đầv đặn và cân đối. Em không biết chính xác cô bao nhiêu tuổi chi biết rằng cô còn rất trẻ, trẻ hơn mẹ em rất nhiều. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo dài màu nhạt, lúc thì màu xanh da trời hay đọt chuối, lúc thì hồng phấn hay tím cà, cũng có lúc trắng tinh như màu muối biển, rất hợp với dáng hình và độ tuổi xuân xanh của cô.

Mái tóc cô đen huyền, óng ả như màu than đá lại mềm mại mịn màng như những sợi tơ luôn buông xõa đến quá vai. Khuôn mặt trái xoan được trời phú cho một cặp mắt trong xanh với đôi hàng mi dày và cong vút tưởng như cô đeo mi giả. Chiếc mũi tuy không cao nhưng lại rất hợp với khuôn mặt. Mỗi lần cô cười trông cô tươi và xinh hơn cả những diễn viên, người mẫu. Hàm răng trắng như mây trời lại được tô điểm bằng một chiếc răng khểnh bên trái khóe miệng làm cho nụ cười vốn đã rất tươi lại còn tươi hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi lúc cô nói chuyện hay giảng bài trên lớp thì giọng nói cô phát ra nghe mới ngọt ngào làm sao! Khi thì nhẹ nhàng, êm dịu thướt tha như làn gió mát, lúc thì trầm bổng, du dương như tiếng hót chim họa mi, khiến chúng em như lạc vào thế giới của đàn ca. Những buổi học đầu tiên biết bao là khó nhọc. Cô cầm tay từng bạn uốn nắn từng chữ, từng dòng, tập cho từng em phát âm, đánh vần từng tiếng. Những giờ giải lao, cô nắn lại gạch hàng, viết mẫu trong tập cho từng em để chúng em viết được đúng mẫu tự, ngay hàng thẳng lối.

Giờ đây, tuy đã học lớp Năm rồi nhưng lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô giáo Huyền. Em hứa với lòng mình phải cố gắng học thật tốt để khỏi phụ công dạy dỗ của cô.

15 tháng 5 2018

Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt coi sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.

Cô ăn mặc không quá cầu kì, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.
Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.

Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.

Chúc bạn học tốt !!! 

15 tháng 5 2018

là ádngh

20 tháng 6 2019

Giết thời gian! Tôi đang nghĩ, liệu có khi nào xuất hiện một tội danh như thế mà phải vào nhà tù  không nhỉ? Lúc đó, có lẽ nhiều người sẽ chạy trốn vì chắc chắn, chúng ta sẽ bị bắt giam!

Đôi khi tôi thấy có chút bất công. Giết người, bị quy về một tội của luân lý. Nhưng giết thời gian lại được coi gần như là một thú vui: “làm chi đâu bay, đang giết thời gian thôi!” Người ta thường chọn đi câu cá, chơi game, nghe nhạc hay làm gì đó với mục đích giết thời gian mà chẳng ai thấy mình có tội lỗi gì!

Thời gian đối với bạn là gì? Phải chăng là một kẻ thù? Cớ chi lại giết hại thời gian?

Trong bài chia sẻ gợi ý tĩnh tâm tháng của chúng tôi với chủ đề: niềm vui thiêng liêng. Vị linh mục đồng hành đã chia sẻ với chúng tôi về thứ niềm vui thiêng liêng trong mầu nhiệm Nhập Thể. Nhập thể là một mầu nhiệm kỳ diệu, lớn lao, nhưng cũng là một bước đi liều lình của Thiên Chúa. Có lẽ vì nó đụng chạm tới khung thời gian vô tận của Ngài, để bước vào cái hữu hạn của thời gian. Vậy nếu thời gian đáng ghét như thế, tại sao Đức Kito đến? Tại sao Ngôi Lời Nhập Thể trong thời gian như một sứ mạng cao quý của chính Thiên Chúa?

“Đi xuống - ra đi- trao ban - dâng hiến - đi tìm” là những động từ ở thế chủ động. Đó như là những chất liệu làm nên nội hàm của Nhập Thể, điều mà mỗi người hiện diện trên thế gian này cần mang lấy cùng với quỹ thời gian của riêng mình.

Với tôi, “trao ban” trong Nhập Thể tựa như một sự năng động thiêng liêng quan trọng trong cuộc đời dâng hiến. Để trao ban, tôi thường suy nghĩ xem mình có gì để trao? Cái tôi có mà tôi thường bỏ quên nó, là THỜI GIAN! Vì quả thực, món quà vô giá Thiên Chúa ban tặng và gửi gắm cho tôi chính là những nén bạc thời gian.

Thời gian cho tôi được thai nghén đủ trong lòng mẹ, cho tôi chào đời với hình hài một sinh linh tròn đầy, xinh đẹp. Thời gian cho tôi lớn dần và nhận diện từng khuôn mặt quen thuộc của cha mẹ, anh chị. Thời gian cho tôi biết bao ngạc nhiên, bất ngờ trong cuộc đời khi tôi có thể gọi “bố ơi, mẹ ơi”, tôi có thể bước đi những bước đầu tiên. Thời gian cưu mang tôi, huấn luyện tôi, cho tôi những cơ hội để sửa mình, vực tôi đứng lên sau những lần vấp ngã. Thời gian chữa lành những vết thương lòng cho tôi và cho tôi cơ hội được bắt đầu lại. Thời gian cho tôi cơ hội để tôi thấy mình thực sụ hiện hữu và có giá trị!

Chúng ta đều được yêu như nhau, cùng được trao ban những quỹ thời gian quý giá trong khung thời gian của vũ trụ. Ấy thế mà tôi thường nghe người ta “giết” thời gian. Nếu không nói đây là một tội ác thì tôi coi đó là một lối sống bị động khờ dại. Cha đồng hành từng chia sẻ với chúng tôi: “chúng ta đừng suy nghĩ về cái vô biên của thời gian, nhưng tốt nhất hãy ngĩ về ‘độ ngắn’ của nó! Vì thời gian vô biên là của Thiên Chúa, chỉ có ‘cái ngắn’ của thời gian mới là thứ chúng ta được sở hữu”. Điều này thực sự đúng. Khi nhìn một bệnh nhân thoi thóp trên giường bệnh, níu giữ từng thời khắc cuối cùng đang qua đi trong cuộc đời; hay một cụ già đáng thương đang hấp hối muốn kéo dài cuộc đời thêm ít ngày nữa để chờ đứa con trai ở nhà tù trở về… Có lẽ khi đó chúng ta mới thấy trân trọng những khoảnh khắc mình đang có. Tôi đã từng nghe có người nói: “thời gian thật tàn nhẫn với tôi!”. Thực sự thì thời gian tàn nhẫn với bạn hay chính bạn đang tàn nhẫn với thời gian? Thời gian chưa bao giớ có sức giết chết một ai đó, còn chúng ta thì có đủ khả năng để giết chết thời gian.

Tại sao thế? Thưa, có lẽ cách nào đó, tôi và bạn cũng đang tạo ra thứ tội “tàn nhẫn” đó. Khi chúng ta sống một cuộc đời thiếu “nhựa”! Sống mà như chẳng phải mình đang hiện hữu! Sống mà như đang ký sinh trong một kiếp phù du không mục đích, không định hướng…

Thời gian đáng quý, thời gian không phải mớ giấy lộn cho chúng ta phung phí. Thời gian là những tấm vé đem lại cho chúng ta vô số những điều bí ẩn, bất ngờ và tuyệt vời trong cuộc sống. Vì vậy, trao ban thời gian là cách để chúng ta sinh lợi, chứ không phải giết đi!

Khi dành cho người khác một cuộc gặp gỡ, viếng thăm hay những phút hiện diện bên nhau,… quỹ thời gian của chúng ta sẽ bị đụng chạm, bị mất mát! Trong đời tu, tôi trao ban, dâng hiến toàn bộ thời gian của cuộc đời mình cho Thiên Chúa, cho lý tưởng sống, cho con người… Tôi không còn thời gian để lo cho sự nghiệp hay hạnh phúc riêng của mình nữa! Trao ban cái quý giá nhất đời mình đối với tôi, có lẽ chính là thời gian của mình! Dấu hiệu cho thấy tôi có đang Nhập Thể? Tôi có đang trân trọng thời gian của cuộc đời này.

Cuộc sống chỉ có ý nghĩa, khi tôi và bạn biết trân trọng thời gian. Đừng quên, Ngôi Lời đã Nhập Thể và bước vào thời gian như một ân sủng cho chúng ta. Ngài chấp nhận “độ ngắn” của nó thay vì đáng ra Ngài có quyền sở hữu cái vô tận của nó!

Đừng bao giờ giết thời gian. Trái lại, hãy làm cho nó “sống” tròn đầy, để chúng ta cũng thực sự tròn đầy trong thời gian…

Ngày nay Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như đối với công việc của hầu hết mọi người. Cùng với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội (social networks) ra đời như Yahoo, Twitter, Facebook… đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gây ra nhiều tác hại cho cuộc sống của người sử dụng.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Facebook được xem là một trong những trang mạng được nhiều người sử dụng nhất, đặc biệt là giới trẻ. Facebook đã đem lại một giá trị to lớn, chẳng hạn như, nó là một công cụ kết nối mọi người rất tiện lợi và miễn phí hay để chúng ta tìm kiếm những người bạn cũ, cũng như chia sẻ các thông tin về cuộc sống, công việc.

Ngoài ra, người sử dụng Facebook có thể tạo ra các nhóm, trang riêng để chia sẻ, trao đổi những vấn đề về học tập, công việc, cuộc sống với những người trong nhóm…sinh viên có thể sử dụng Facebook cho việc học nhóm, thông tin bài tập về nhà, hạn nộp bài kiểm tra…

Hơn nữa, Facebook tạo ra một môi trường để mọi người thảo luận, bàn luận, đưa ra các ý kiến về các vấn đề xảy ra trong xã hội. Từ đó, có thể giúp người sử dụng cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Nhiều người cũng nhờ Facebook để kinh doanh, buôn bán. Với số lượng người sử dụng rất lớn đến từ mọi nơi trên toàn cầu, Facebook là một kênh hiệu quả để nhiều tập đoàn, công ty quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng. Cũng như, những người nổi tiếng, các câu lạc bộ bóng đá… quảng bá hình ảnh, gần gũi hơn với người hâm mộ thông qua việc cập nhật hàng ngày các tin tức.

Mặc dù việc sử dụng Facebook đem lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng khi chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian quý giá thì nó trở nên có hại. Và có lẽ, điều có hại nhất của Facebook là nó khiến chúng ta bị “nghiện”. Ở Việt Nam, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook được nhìn thấy dễ dàng ở giới trẻ. Có thể nói, nhiều bạn trẻ đang “ăn Facebook, uống Facebook, và ngủ cũng Facebook”.

Tất nhiên, thật khó để đưa ra khái niệm thế nào là “dành thời gian quá nhiều” nhưng buổi sáng ngủ dậy cố chụp một bức ảnh, rồi photoshop và đưa lên facebook, ngồi “canh” xem có bao nhiêu người thích (), bình luận (comment). Hay cứ tới bữa ăn chụp ảnh các món ăn và với các việc tương tự như vậy, cũng như vào giờ học, khi thầy giáo ngoảnh lên bảng thì cố lướt Facebook xem có gì mới trên Facebook không, hay mở một cuốn sách, mới được 2 phút thì ngó Facebook một lần thì quả thực đó là thời gian đang bị lãng phí cho Facebook.

Mặc dù, vẫn chưa có thống kê con số cụ thể nhưng tôi nhận thấy rằng chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ, sử dụng Facebook chỉ với mục đích đăng ảnh, chát chít hoặc chia sẻ việc ăn uống…là chủ yếu.

Facebook là một kênh mang lại cho chúng ta giá trị giải trí. Việc đăng ảnh, chia sẻ ăn uống cũng được coi là tốt để giải trí nhưng như đã phân tích ở trên, việc dành thời gian quá nhiều dẫn đến nghiện là có hại. Có thể, gián tiếp ảnh hưởng tới học hành, công việc và cuộc sống của người sử dụng.

Ngoài ra, có một số tác hại không hề nhỏ khác từ việc sử dụng không đúng Facebook, ví dụ như: Việc chia sẻ thông tin cá nhân quá nhiều dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin cá nhân, mà nhiều đối tượng sử dụng cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hay một số người lập các trang nhóm để chỉ trích, mạt sát hay bình luận tiêu cực về người khác.

Ở một khía cạnh nào đó, Facebook là một trang mạng ảo. Chúng ta không nên “sống” trên thế giới ảo quá nhiều, chẳng hạn như, lạm dụng việc trò chuyện qua Facebook sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp…

Để khắc phục những hạn chế này, có thể nói nhận thức của người sử dụng đóng vai trò quyết định nên có câu “Tự mình cứu lấy mình”. Tuy nhiên, mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức, một suy nghĩ khác nhau, đặc biệt là các bạn trẻ, với nhận thức, kiến thức còn hạn chế. Do vậy, giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng internet nói chung, hay đối với Facebook nói riêng. Giáo dục về việc sử dụng Facebook không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh, hay các cơ quan, công sở. Chẳng hạn như, các trường học, gia đình, công ty, công sở có thể khóa trang Facebook vào những giờ nhất định (có thể là giờ hành chính). Điều này hạn chế học sinh, sinh viên vào Facebook vào các giờ học, hạn chế nhân viên, công chức “lấy” giờ cơ quan để vào Facebook.

Có thể nói, Facebook là sự thống nhất của hai mặt đối lập, lợi và hại. Nếu chúng ta biết khai thác các giá trị của nó để sử dụng đúng mục đích thì nó mang lại các giá trị rất đáng kể.

14 tháng 5 2019

Từ khi còn rất nhỏ, tôi đã kính trọng và sùng bái những người giáo viên một cách rất đặc biệt. Những năm là học sinh của tôi đã học cùng những thầy cô tận tâm, nhiệt tình với học trò của mình. Có lẽ, tình cảm nồng nhiệt với nghề giáo và sự trường thành trong tâm hồn của tôi ảnh hưởng nhiều nhất từ những bài giảng của cô giáo Ngữ văn trường cấp 2.
Hồi ấy tôi học trường Trung học cơ sở Mỹ Bằng, và cô giáo Ngữ văn dạy lớp tôi tên là Hiền, người cô đã theo bước chân chúng tôi từ những ngày đầu khi chúng tôi mới bước vào lớp 6. Tạm biệt những kỉ niệm của cấp tiều học, tôi bỡ ngỡ bước vào cấp 2, một ngôi trường mới, một lớp học mới, thầy cô mới, bạn bè mới nhưng tôi thật may mắn khi được học cô Hiền.
Trong năm học lớp 6, mỗi tuần tôi có học 2 tiết Ngữ Văn của cô vào ngày thứ 3 và thứ 5. Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, sợ hãi và rụt rè khi chưa làm quen với hoàn cảnh mới nhưng chính cô đã truyền những cảm xúc thật đặc biệt về thầy cô, về ngôi trường, về bạn bè. Tiết học đầu tiên, cô mặc một chiếc áo dài xanh biếc và chào đón chúng tôi bằng những câu chuyện thật ấm áp. Cô kể chuyện về thời gian mấy chục năm làm giáo viên tại trường ngay từ khi mới tốt nghiệp ra sao, cô kể chuyện về những thầy cô đã đến và gắn bó với mái trường này hay những người học trò cũ của cô thành đạt như thế nào. Chúng tôi thật sự được truyền cảm hứng từ những câu chuyện rất bình dị nhưng sâu sắc đó và cảm thấy như gần gũi, quen thuộc với mái trường này thêm rất nhiều.
(văn lớp 6)
Cô dành cho chúng tối 15 phút để kể chuyện và rồi cô nói rất hiền từ: “Giờ kể chuyện đã hết rồi nhé. Còn bây giờ cô và các con học bài mới hôm nay nào!” Giọng nói và tính cách của cô cũng như chính cái tên của cô vậy: hiền dịu và ấm áp. Chúng tối bắt đầu học một tác phẩm văn học. Cô Hiền thoăn thoắt viết lên bảng đen những dòng chữ ngay ngắn và đều đặn. Hồi ấy, ở vùng quê chúng tôi vẫn còn dùng những chiếc bảng mà được nhuộm đen, những chiếc bảng hơi gồ ghề và không được mịn như những chiếc bảng hiện đại bây giờ. Thế nhưng những dòng chữ phấn trắng của cô mới đẹp làm sao! Chữ cô mềm mại, nhẹ nhàng, từng dòng từng dòng, chỗ đậm, đề bài gạch chân, chỗ nhấn mạnh thì viết thật đậm, tay cô lướt nhanh trên bảng như một người nghệ sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Ấy vậy mà cô bảo, cái chữ này đã được mấy chục năm trên bục giảng làm cho mòn phấn mới luyện được, chứ hồi cô mới ra trường, lần đầu tiếp xúc học sinh run đến nỗi viết dòng xuôi dòng ngược ấy. Tôi lại thấy quý cô thêm vì những tâm huyết của cô với nghề trồng người.
Cô giảng cho chúng tôi về những nét cơ bản của tác phẩm rồi đọc mẫu cho chúng tôi một lần. Cô đã hơn 50 tuổi nhưng giọng vẫn còn thanh và rất ấm. Một đoạn văn khô khan nhưng cô đọc mới truyền cảm và cuốn hút làm sao. Cô giảng cho chúng tôi rất tỉ mỉ, cặn kẽ từng vấn đề của bài học. Chúng tôi say mê nghe theo từng lời cô nói, cô hóa mình như nhân vật trong câu chuyện và cũng đem chúng tôi đắm chìm vào thế giới văn học. Cô vừa đi vừa giảng cho chúng tôi để các bạn ngồi cuối cùng có thể nghe cô nói một cách rõ ràng. Bài giảng của cô không hề khô khan hay gây buồn ngủ một chút nào. Cô đưa cho chúng tôi một số câu hỏi để thảo luận và đồng thời nghiên cứu sâu thêm những khía cạnh của vấn đề. Chúng tôi gặp khó khăn ở chỗ nào là cô sẵn sàng giúp đỡ tận tình để chúng tôi hiểu rõ, kiên nhẫn chỉ bảo cho từng nhóm một. Lần đầu tiên tôi đại diện cả nhóm lên trình bày kết quả thật sự rất run. Thế nhưng cô đã nhìn bằng ánh mắt hiền dịu và động viên tôi bình tĩnh để trả lời. Cô lắng nghe tôi nói, gật đầu theo những ý kiến tôi đưa ra và nói lời khích lệ tôi tiếp tục phát huy vào những lần sau. Không quát mắng, cáu gắt vì những gì chúng tôi chưa làm được mà cô chỉ ra những ưu điểm hay những cách nghĩ mới rất hay và giảng giải cho cả lớp những điểm thiếu cần bổ sung hay những chỗ cần chình sửa để hiểu đúng và hiểu trọn vẹn tác phẩm cũng như tinh thần của tác giả thông qua từng câu chữ. Thỉnh thoảng lớp tôi có bạn nói chuyện hay làm việc riêng là cô sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng đề cả lớp tập trung vào bài giảng và không bỏ lỡ một chút kiến thức nào cả. Đến phần nào cần tìm hiểu ngoài lề, cô sẽ cho câu hỏi như một bài tập về nhà để học sinh tự tìm hiểu, tự trả lời, giúp chúng tôi hình thành được lối suy nghĩ giải quyết các vấn đề và tư duy cách làm bài tập. Nhờ vậy, những lỗ hổng kiến thức đã được bù lại một cách triệt để và kiến thức văn học của lớp tôi đã được nâng lên đang kể. Và cứ như vậy, tình yêu và tâm hồn văn học của tôi cứ được cô gợi mở và nuôi dưỡng trong 4 năm cấp 2, cho mãi đến khi tôi tốt nghiệp cũng không mất đi.
Mọi người vẫn nghĩ học văn là nhàm chán, là buồn ngủ nhưng qua những giờ giảng bài say sưa không nghe tiếng trống tan trường của cô, văn học đã trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Cô Hiền, một người giáo viên tận tình với những cô cậu học trò của mình, người đã cần mẫn chèo đò chở bao lứa học sinh qua bến bờ tri thức luôn giữ trong mình niềm yêu nghề và sự nhiệt huyết không phai của tuổi trẻ. Cô nghỉ hưu sau khi tôi tốt nghiệp vài năm. Mỗi lần đếm thăm cô lại thấy mái tóc của cô bạc thêm một chút nhưng những kỉ niệm giữa cô và trò thì cô không bao giờ quên. Tôi giờ đã là một sinh viên đại học sắp đi làm, thế nhưng mỗi lần đứng trước cô Hiền, tôi vẫn là một cô học trò lớp 6 còn bỡ ngỡ, rụt rè, cần cô động viên khích lệ của năm nào.

20 tháng 7 2021

Có dàn ý thì cái j cũng viết dc :))
 

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về thầy cô giáo để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp

2. Thân bài:

* Tả ngoại hình của thầy (cô) giáo:
- Tả dáng người, dáng đi
- Tả những chi tiết nổi bật như mái tóc, làn da, đôi mắt, nụ cười...
- Tả trang phục thường mặc của thầy cô giáo
- Tả tác phong khi lên lớp của thầy cô

* Tả tính cách nổi bật của cô giáo:
- Vui vẻ, hoà đồng và thân thiện với học sinh
- Quan tâm, tận tình dạy dỗ chỉ bảo cho học sinh
- Nghiêm khắc khi học sinh mắc lỗi, nhẹ nhàng khi khuyên răn học sinh

 

* Tả cô giáo khi đang giảng bài:
- Thầy (cô) viết bảng rất nhanh, chữ rất đẹp
- Giọng đọc truyền cảm, hấp dẫn, trầm ấm…
- Thường xuyên đi xung quanh để bao quát lớp

3. Kết bài:

 Nêu cảm nghĩ của em về thầy cô giáo đã để lại những ấn tượng tốt đẹp

20 tháng 7 2021

Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Huyền - cô giáo dạy em năm lớp 3.

Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. 

Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Huyền dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô.

Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.