K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 12 2018

Chiếc thuyền sau chuyến ra khởi với những thành quả lao động là mẻ cá bội thu thì dường như đang dành cho mình những giây phút lặng lẽ để nghỉ ngơi. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa cho thấy sự quan sát tinh tế và diễn tả sinh động của tác giả. Dường như chiếc thuyền cũng như một sinh thể có hồn, lao động hết mình và biết nghỉ ngơi sau một chuyến ra khơi.

Câu thơ thứ hai sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua từ "nghe". Dường như chiếc thuyền sau chuyến ra ra khơi còn mang theo cả hương vị mặn mòi của biển cả trở về miền quê. Lớp muối thấm dần trong thớ vỏ đã diễn tả sinh động, hấp dẫn hương vị ấy. Đặc tính mặn của muối biển dường như thấm vào từng lớp vỏ của con thuyền. 

=> Hai câu thơ đúng là được sáng tác bởi một người con của quê hương. Câu thơ cho thấy tài năng và tình cảm của Tế Hanh với miền quê sông nước của mình.

7 tháng 4 2018

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

7 tháng 4 2018

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.

10 tháng 10 2017

Chọn đáp án: D

16 tháng 8 2019

Nhân hóa: Thuyền im – bến mỏ i- nằm

Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài.

15 tháng 8 2018

Caau 1 : chịu

Câu 2:

tự tin nghĩa là tự làm tin học , ko quay bài , chép bài

Câu 3: 

Tự lập nghĩa là tự lập 1 cái j đấy như game , j cx đ

19 tháng 2 2021

văn lớp 6 hết à,để tui giúp choa :3

 

25 tháng 1 2022

Biện pháp tu từ : nhân hóa

Tác dụng : làm cho sự vật trở nên sinh động hơn,làm tăng sức gợi hình, gợi cảm và  làm cho sự vật có đặc điểm, tính cách như một con người.