K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.

Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.

Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.

13 tháng 12 2018

Tuổi thơ của tôi đã trôi qua trong tình yêu thương, nỗi đau khổ âm thầm mà mẹ đã phải chịu đựng để dành cho tôi những nụ cười hồn nhiên, trong sáng. Đó là người mẹ yêu quý của tôi. 

" Mẹ là những tiếng hát ấm áp ru con khi đông lạnh về, mẹ là những ánh trăng soi con đi trên đường quê" , hình ảnh so sánh của câu hát trên đã gợi ra cho tôi 1 bóng người sáng sáng đều đội khăn, mặc áo ấm khi gió lạnh về, quẩy đôi quang gánh ra đi trong màn đêm tối mịt mù. Mẹ tôi tuy không còn trẻ nhưng vẫn phải vất vả ngày ngày ở ngoài đồng, hái những mớ rau muống mà tôi có lúc lại cho là tầm thường. Mọi ngày tôi mải đi chơi với mấy chúng bạn mà quên đi sự vất vả của mẹ phải gánh lấy trên đôi vai gầy gầy xương xương. Cầm lấy tay mẹ tôi nhận ra rằng những vết chai đã gợn trên đôi bàn tay nhỏ nhắn. Tôi lơ mơ như mắt đã nhòe nước, những mớ rau muống mà trước kia tôi cho là tầm thường bỗng chốc đã trở thành nỗi đau giằng xé trong tôi. Tất cả những điều tôi được chứng kiến hôm nay như đang dính chặt vào một cơn ác mộng. Khi ăn những bữa cơm mẹ đã làm do sự vất vả sớm hôm đó mà có, cổ họng tôi như nghẹn lại. Trước kia tôi cứ tưởng là mình đã học giỏi, giỏi đến nỗi không ai có thể sánh kịp nhưng thực sự tôi đã nhầm. ước gì bây giờ có 1 phép màu nhiệm thì tôi sẽ ước thời gian quay trở lại để tôi mãi mãi là đứa bé con mà ngày nào mẹ vẫn ôm, hát những câu ca ngọt ngào để đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm. 

Khi tôi lớn lên và thành đạt trong cuộc sống, chắc chắn tôi sẽ đón mẹ về ở cùng với tôi và cho dù lúc đó mẹ không còn thì bóng mẹ sẽ vẫn theo tôi suốt cuộc đời. 

18 tháng 4 2018

Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.

Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.

18 tháng 4 2018

bạn ơi chương trình truyền hình nhá. chứ ko phải là xiếc đâu nhá. Ví dụ như ct: Người hùng tí hon; voice thiếu nhi...

19 tháng 3 2018

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả

19 tháng 3 2018

Mẹ em là người rất thích trồng cây, đặc biệt là những cây hoa, cây rau. Nhờ có đôi bàn tay khéo léo của mẹ mà vườn nhà em lúc nào cũng ngát một màu xanh. Trong tất cả những câu mẹ trồng, em yêu thích nhất là giàn su su trước sân nhà.

Giàn cây này là mẹ em trồng, nhưng giàn lại là bố em dựng. Cây su su xanh mướt mọc lên từ mặt đất màu mỡ, thân cây dẻo dai uốn quanh cuốn chặt lấy cột giàn bằng luồng rất lớn. Chúng trông như những con rắn xanh đang uốn mình vậy. Khi lên đến giàn, những cành mềm khác đua nhau tỏa ra bốn phía, chúng bám lấy những sợi dây thép mỏng thật chắc. Em vẫn còn nhờ mới ngày nào mình còn chăm chỉ tưới nước mỗi ngày cho cây chờ mong đến ngày chúng che kín giàn vậy mà giờ đây đã mướt một màu xanh tươi mát.

Những chiếc lá su su như lá bí, lá mướp, to hơn bàn tay người lớn, mặt lá dưới còn có một lớp lông trắng mỏng sờ lên có chút ngứa. Những chiếc lá ấy cùng cành cây đã chặn lại tia nắng chói chang, như những tấm lọc ánh sáng, chỉ để những tia sáng trong xanh lọt qua chiếu xuống sân nhà.
Khi cây ra hoa, những bông hoa su su rung rinh trong gió dịu nhẹ, mùi hương thoang thoảng trong không gian, chẳng hề quá nồng như nhiều loài hoa khác. Khi hoa rụng, là khi những trái su su dần dần xuất hiện. Những trái bé tí, màu xanh lẩn trốn giữa lá cành. Dần dà, qua thời gian, những trái su su lớn lên nhờ nắng, nhờ gió, nhờ tinh hoa của đất mẹ thân yêu. Trái su su lớn bằng hai nắm tay người lớn, lúc lỉu treo trên cao. Em rất thích đứng ở sân nhà và ngửa đầu lên đếm những trái su su ấy.

Hàng xóm ai cũng khen nhà em có giàn cây đẹp quá. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa thấy thấp thoáng giàn cây xanh ngát là em đã biết ngay đó là nhà mình rồi. Hồi bé, em rất thích chơi đồ hàng dưới giàn leo. Em ngồi trên chiếc chõng tre nhỏ bố tự tay làm, giả vờ trồng cây và những trái su su trên đầu chính là thành của của mình.

Những lúc rảnh rỗi, em đều cùng mẹ chăm sóc cho giàn su su nhà mình thật cẩn thận. Bởi nó không chỉ đem đến cho nhà em thức ăn mà còn đem bóng mát đến cho em vui chơi nữa. Em rất yêu giàn leo này của nhà mình

8 tháng 12 2018

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.


 

8 tháng 12 2018

Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.

Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.

Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.

Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.

Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.

Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.

Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.

Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn  đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

10 tháng 10 2018

Số chính phương hay còn gọi là số hình vuông là số tự nhiên có căn bậc 2 là một số tự nhiên, hay nói cách khác, số chính phương là bình phương (lũy thừa bậc 2) của một số tự nhiên.

10 tháng 10 2018

Số chính phương là số có thể viết ở dạng bình phương

17 tháng 12 2016

Đề bài: Kể về một người thân của em

KỂ VỀ BÀ

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.  KỂ VỀ ÔNG

Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được.

Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm âý. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiẹt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý.

 

Thời gian cứ trôi đi, tôi lưu luyến chia tay ông mà lòng còn vấn vương nơi quê hương, có tình cảm trìu mến của ông nồng nàn, tha thiết.

 

KỂ VỀ MẸ

Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưgn rất dịu dàng. ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vàng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn.

Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm.

Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt.

Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi!

  Đề bài: Mẹ – người thầy đầu tiên của tôi. Em hãy viết một bài văn kể về người mẹ kính yêu của em. Hồi nhỏ, nếu có ai hỏi thương bố hay thương mẹ nhiều hơn thì tôi trả lời ngay là thương bố nhiều hơn. Chẳng phải là mẹ ít thương tôi mà vì mẹ rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Bố tôi là kĩ sư thủy điện, quanh năm vắng nhà, rong ruổi khắp các công trường từ Bắc vào Nam. Cho nên, việc nuôi dạy các con đều do mẹ đảm nhiệm. Mẹ tôi là giáo viên Tiểu học. Tôi còn nhớ như in khi tôi mới lên năm tuổi, mẹ đã dạy tôi tập nhận mặt chữ cái, tập đánh vần. Mẹ bảo tôi lặp đi lặp lại nhiều lần từng chữ một, cho đến khi nhớ thật chính xác. Rồi mẹ dạy đánh vần từ dễ đến khó. Dần dần, tôi tự đánh vần và đọc được cuốn Tiếng Việt lớp 1 mà bố mua cho. Vì thế hồi lớp 1, tôi học rất giỏi.kể về người mẹ kính yêu của emMẹ sắp xếp thời gian biểu cho tôi và em Mai rất sít sao, giờ nào việc nấy. Dù bận rộn thế nào đi nữa, cứ tối đến là mẹ ngồi học cùng và kiểm tra bài vở của các con. Có lần, trong lúc mẹ đi thăm một học sinh bị ốm, anh em tôi trùm chăn học bài cho đỡ lạnh rồi ngủ thiếp đi, mẹ về lúc nào không hay. Mẹ bắt hai đứa phải thức dậy học bài tiếp. Tôi năn nỉ mẹ để sáng mai dậy sớm học nhưng mẹ bảo việc hôm nay chớ để ngày mai. Mẹ rửa mặt cho hai anh em tỉnh ngủ rồi hướng dẫn cách giải những bài toán khó. Lòng con trẻ lúc ấy nào có hiểu hết được tình thương sâu xa của mẹ cho nên tôi cứ ngầm oán trách là mẹ chẳng thương con. Có lần tôi mê chơi đá bóng, để nồi cơm bị khê, sợ mẹ đánh đòn, tôi vội đổ đi, nấu nồi khác. Biết chuyện, mẹ bắt tôi nằm sấp xuống giường, quất cho một roi khá đau. Mẹ dạy tôi rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận. Làm việc nhỏ không xong thì sau này sao làm nổi việc lớn? Tôi là con trai duy nhất nhưng mẹ chẳng cưng chiều mà còn dạy dỗ nghiêm khắc hơn. Từ động tác quét nhà phải cúi khom lưng để moi móc hết bụi, rác trong gầm tủ, gầm bàn… cho đến cách ăn nói, cư xử đối với người trên, người dưới sao cho đúng phép. Nhiều khi ham chơi, bị mẹ rầy la, tôi tủi thân bật khóc tức tưởi vì nghĩ rằng mẹ ghét mình. Lên lớp Sáu, tôi thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh, cách xa nhà mấy chục cây số. Mỗi tuần, mẹ đều đạp xe đến thăm và mang cho tôi những món ăn mà tôi thích. Mẹ lo từng lọ dầu, viên thuốc, hộp kem đánh răng… cho đến chiếc khăn mặt, bộ quần áo… Lúc ấy, tôi mới rưng rưng xúc động, nhận ra rằng mẹ thương mình biết chừng nào! Không ít lần, tôi nản lòng trước những bài Toán khó. Những lúc ấy, lời mẹ dạy lại văng vẳng bên tai, thúc giục, động viên tôi cố gắng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. “Trong thành công, chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”. “Chiến thắng bản thân mình là khó nhất”. “Kiên trì, nhẫn nại là mẹ thành công”… Xa nhà, tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả ghê gớm của mẹ. Mẹ không chỉ sinh ra và nuôi tôi khôn lớn nên người mà mẹ còn là người thầy đầu tiên của tôi. Một người thầy vừa nghiêm khắc, tận tụy, vừa độ lượng, yêu thương mà suốt đời, tôi không thể nào quên!  

Kể về một người thân ( bố, mẹ, chú, dì…..) của em lớp 2

 

Trong gia đình, người dành cho em nhiều tình cảm nhất là bà. Bà của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh. Bà có mái tóc bạc trắng, chỉ còn điểm vài sợi tóc đen. Bà có khuôn mặt rất phúc hậu, dù đã có nhiều nếp nhăn. Đôi mắt bà không còn sáng rõ nên mỗi khi xem ti vi, bà thường phải đeo kính. Bà em tính tình nghiêm khắc nhưng dịu dàng. Em được bà chăm sóc rất tận tình, bà lo từng bữa ăn giấc ngủ cho em, cứ chiều nào em đi học về, cũng được bà cho khi thì một cái bánh giò, lúc thì bà đã pha sẵn một cốc nước cam cho em uống, bà bảo đi học về mệt nên ăn một ít gì đó cho đỡ đói. Có cái gì ngon bà cũng để phần cho em. Mỗi khi đi ngủ, em lại được nghe bà kể chuyện: nào lọ lem, nào tiên cá…. Bà là kho cổ tích của em. Em rất yêu bà.

17 tháng 12 2016

Trong gia đình em, ai em cũng quý mến nhưng đối với em mẹ là mà em yêu quý nhất trong gia đình.

Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ em là một người hiền hậu, dễ tính. Mẹ không bao giờ đánh đập hay chửi mắng khi em mắc lỗi mà mẹ chỉ dịu dàng nhắc nhở em. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía đối với em. Mổi khi em đau ốm mẹ đã thức suốt đêm chăm sóc cho em. Mẹ rất bận rộn với công việc của mình, mổi buổi tối mẹ đều chuẩn bị cho công việc vào sáng ngày mai nhưng mẹ vẫn dùng ba mươi phút để giảng bài cho em. Trong gia đình em có bốn người. Mẹ em rất bận rộn cho công việc nhưng mẹ vẫn chăm sóc mọi người chu đáo và cẩn thận. Buổi sáng mẹ phải dậy sớm để nấu đồ ăn sáng cho mọi người rồi mẹ mới chuẩn bị đi làm. Đến mười giờ mẹ mới về nhà thì phải nấu cơm trưa cho cả gia đình. Bửa cơm gia đình là quan trọng nhất nên mẹ không bao giờ đi làm về muộn để bỏ lỡ bữa cơm. Sau khi ăn cơm thì mẹ mới được nghĩ ngơi được một lát rồi phải dậy để đi làm chiều. Đến 5 giờ chiều, mẹ mới về tới nhà. Sau khi ăn cơm thì mẹ lại phải làm việc, rồi đến 11 giờ mẹ mới đi ngủ. Mẹ em khi ở nhà rất thân thiện với hàng xóm. Còn khi đến công ti thì mẹ luôn đùm bọc, giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Ai cũng yêu quý mẹ vì mẹ luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cho giù nhà em không giàu. Nhờ có mẹ em mới có ngày hôm nay, cùng sống vui vẻ với gia đình, người thân của mình. Mỗi khi em nắm lấy bàn tay của mẹ thì em thấy bàn tay mẹ chai sần vì mẹ đã chăm sóc cho cả gia đình em. Mẹ em rất hiếm khi cười, khi thấy nụ cười của mẹ em cảm thấy thật hạnh phúc. Bố và hai anh em của em đã cố gắng giúp mẹ gánh bớt nặng nề trong gia đình. Em nghĩ rằng nếu ai có mẹ thì cũng đã biết nỗi khổ của mẹ. Còn ai không có mẹ thì em xin chia buồn bằng hành động quyên góp tiền cho những người không có mẹ. Em rất yêu quý mẹ vì mẹ em là người thật hoàn hảo. Em phải cố gắng học thật giỏi để không làm phụ lòng mẹ và lớn lên em sẽ chăm sóc mẹ. Em căm gét những ai làm phụ lòng mẹ.
 

11 tháng 4 2018

“Ngừng đọc sách là ngừng tư duy”. Chính vì câu nói hay đó của D. Đi-Đơ-Rô nên tôi mới quyết định tìm và đọc sách nhiều hơn. Và tôi đã tình cờ gặp được “ Thằng quỷ nhỏ” cuả Nguyễn Nhật Ánh.’

Nguyễn Nhật Ánh đã lôi cuốn tôi bởi cái nhan đề “ Thằng quỷ nhỏ” và những cái kì quái trên người của nhân vật làm tôi thêm tò mò, thích thú. Khi tôi đọc, tôi cảm giác như tôi đang lạc vào thế giới của những người kì dị vậy. Quỳnh-người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ, tôi đã làm cho tôi cảm thấy xúc động bởi hình dáng của cậu không giống như người bình thường: Hai vành tai to, mỗi khi có tâm trạng thì nó lại ve vảy như cánh bướm, thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi. Tôi cảm thấy buồn và thương cậu bé nhiều hơn. Tác giả còn cho tôi thấy được sự vô tâm của những người bạn xung quanh Quỳnh. Họ lúc nào cũng trêu chọc cậu, chỉ xem cậu như một thằng hề, một trò tiêu khiển để mua vui hay giải thỏa nổi buồn của họ. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho Quỳnh, một người luôn phải chịu nhiều đối xử không công bằng. Ngay cả Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực ấy cũng giữ một khoảng cách mênh mông giữa cô và Quỳnh. Tôi cứ tưởng, chắc sẽ không có ai là người bạn tốt nhất của Quỳnh ở trong lớp. Nhưng khi tôi đọc tiếp thì lại có một nhân vật khác nữa, đó là Nga- một cô bạn tốt bụng của Quỳnh, không hề hùa theo để trêu chọc hay giữ khoảng cách với Quỳnh mà cô đã bỏ qua vẻ ngoài đặc biệt của Quỳnh và giành cho cậu bạn cùng bàn một sự cảm mến bởi sự tốt bụng và nhiệt tình của anh. Nguyễn Nhật Ánh đã thắp sáng cái nhìn nhận của tôi, đã cho tôi thấy thế nào mới là tình bạn thực sự, thế nào mới là một người bạn đúng đắn. Tác giả còn cho tôi thấy một tình yêu của tuổi mới lớn, nhẹ nhàng, thấp thoáng chút đượm buồn giữa Nga, Quỳnh và Khải. Khải- người luôn tìm cách chiếm được cảm tình của Nga. Tác giả đã lồng vào cái tính yêu dễ thương ấy là một cái kết hết sức đau buồn, đó là mẹ của Quỳnh bị liệt nửa người và hai mẹ con Quỳnh phải dọn về quê, phải nghỉ học, phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay người mình thích.Trước cái kết bất ngờ như vậy, tôi không thể nào kiềm chế cảm xúc của mình được. Tôi cảm thấy thương Quỳnh rất nhiều, cảm thấy buồn cho cậu.

“Thằng quỷ nhỏ” đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho tôi. Nó cho tôi thấy được thế nào là một tình bạn đúng nghĩa. Một tình bạn đúng nghĩa thì sẽ không bao giờ quan tâm đến người xung quanh mình ra xa, họ có xấu xí hay dị tật gì không mà họ chỉ quan tâm đến là người bạn của mình đối xử ra sao, họ có tốt không, họ có dám bảo vệ mình trước những khó khăn hay không. Và chính Nguyễn Nhật Ánh đã cho tôi biết được đều đó.

14 tháng 10 2018

những việc làm như vậy

14 tháng 10 2018

Nghệ sĩ Hoài Linh

Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong số đó, em thật sự ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.

Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả, những người thưởng thức một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên.

Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt.

Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt. Những bài học của chú mang vào trong vai diễn giống như là những điều mà chú từng trải qua, cay đắng ngọt bùi đủ cả...

Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa kia.

Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền biển, miền Tây sông nước nữa. Nhớ có lần được xem chú thể hiện, giả giọng của rất nhiều cô chú ca sĩ nổi tiếng như chú Duy Khánh, Tuấn Ngọc... khiến cho khán giả ngồi dưới kinh ngạc và bái phục chú.

Cách chú nói chuyện trong khi diễn rất tự nhiên, lâu lâu lại có những câu "mất nết" nhưng lại làm cho mọi người phải ồ lên thích thú.

Dạo này nghe nói sức khỏe của chú đang đi xuống. Có lần người ta có nói chú mỗi lần diễn xong là vào trong, có người phải đỡ chú đi nữa. Ai biết được đằng sau những tiếng cười ngoài sân khấu kia là sự hy sinh vô bờ bến của chú, nói riêng và những người như chú nói chung. Điều này càng làm cho chú trở nên đáng kính trọng hơn nhiều nữa.

Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.

6 tháng 12 2018

em đang gặp mẹ Âu Cơ thì tiếng đồng hồ báo thức vang lên,mẹ biến mất

hết chuyện

tk nhé