K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2018

trần thị diệu linh tiếp sức cho câu 2 và 4 ấy mà hihahehe

21 tháng 11 2018

cai cho sao sao la voi moi cau tren (cau1)

27 tháng 9 2019

mấy cái này trg sgk có mà

Danh từ là những từ chỉ ngườisinh vật, sự vật, sự việc, khái niệmhiện tượng,...

***************************

Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau. (Từ phức: từ do nhiều tiếng tạo thành)

Ví dụ về từ ghép: ăn học, ăn nói, ăn mặc, ăn xổi...
Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ..

****************************

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành một từ có nghĩa.

******************************

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:

1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)

Ví dụ:
 

Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng


Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)

Ví dụ:
 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:
 

Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm


Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).

Ví dụ:
 

Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào


Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.

11 tháng 4 2017

Có 2 loại quả :

+ Quả khô : khi chín thì vỏ khô , cứng và mỏng . Có hai loại quả khô : Quả khô nẻ và quả khô không nẻ.

VD : Quả thìa là, qua chò ,...

+ Quả thịt : khi chín thì mềm , vỏ dày chứa đầy thịt quả . Có hai loại quả khô : quả mọng , quả hạch.

VD: Quả chanh , quả cà chua , quả táo , quả cam ,...

12 tháng 4 2017

-Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả mà người ta chia thành 2 loại quả.

-Đó là: +Quả khô

+Quả thịt

-Quả khô: khi chín thì vỏ của nó sẽ khô, cứng và mỏng.

VD: quả đỗ đen, đậu Hà Lan, quả bông gòn,...

-Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày và chứa đầy thịt quả

VD: quả chanh, quả vải, quả nhãn,...

28 tháng 10 2019

b/ Từ láy ''sạch sẽ ''

=> Đặt câu:  Cô ấy ăn ở rất sạch sẽ

~ Chúc học tốt ~

28 tháng 10 2019

a.Nhân dân có phải từ láy ko ?

TL:Từ này ko phải từ láy vì khi tách mỗi tiếng của nó ra đều có nghĩa:Nhân:người;dân:dân.

Gắt gỏng...................................?

TL:Là từ láy vì khi tách mỗi tiếng của nó ra ko có nghĩa.

Nặng nề......................................?

TL:Là từ láy vì một trong hai tiếng tạo thành nó có nghĩa.

phần b tự nghĩ ik bạn.

9 tháng 11 2017

+ Dựa vào cách mọc thân trên mặt đất người ta chia thân thành 3 loại

- Thân đứng:

+ Thân gỗ: cây mít, cam, bưởi ....

+ Thân cột: dừa, cau ...

+ Thân cỏ: lúa, ngô ...

- Thân leo:

+ Tua cuốn: mướp, bầu, bí ...

+ Thân quấn: mồng tơi, bìm bịp ...

- Thân bò: rau má ...

10 tháng 11 2017

Câu 1:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

- Rễ chống: Rễ phụ mọc từ thân, cành để nâng đỡ, chống đỡ cho cây (cây si, cây đa, cây đước...)

Câu 2:

rễ cây gồm có 4 miền

- Miền trưởng thành: Dẫn truyền

- Miền hút: hút nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng : giúp rễ dài ra

- Miền chóp rễ: bảo vệ cho đầu rễ

10 tháng 11 2017

Câu 1

Có những loại rễ biến dạng là

- Rễ củ :

+ Đặc điểm :Rễ phình to

+ VD : Cây khoai tây , cây khoai lang ...

- Rễ móc :

+ Đặc điểm : Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

+ VD : cây hồ tiêu, cây trầu không ...

- Rễ thở :

+ Đặc điểm : Sống trong điều kiện thiếu không khí . Rễ mọc ngược lên mặt đất .

+ VD : cây bần , cây bụt mọc ...

- Giác mút :

+ Đặc điểm : Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào cành hoặc thân của cây khác ,

+ VD : Cây tầm gửi ...

Câu 2 :

Rễ gồm 4 miền . Các miền đó là :

- Miền trưởng thành

+ Chức năng : Dẫn truyền

- Miền hút

+ Chức năng : Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan

- Miền sinh trưởng

+ Chức năng : Làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ

+ Chức năng : Che chở cho đầu rễ

Câu 3 :Cấu tạo tế bào :

- Vách tế bào

- Màng sinh chất

- Chất tế bào

- Lục lạp

- Nhân

- Không bào

Câu 4 :

Nhóm cây ngắt ngọn : cây rễ cọc

- VD : cây bông, cây đậu, cây ăn quả...

Nhóm cây tỉa cành : cây thân gỗ

- VD : cây lim , cây bạch đàn ...