K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Trong đoạn trích “Bạch tuộc”, nhân vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là giáo sư A-rôn-nác.

Nhân vật này chính là người kể chuyện xưng “tôi” trong đoạn trích. Ông là một vị giáo sư yêu thích khám phá sinh vật biển. Ông đã chứng kiến và kể lại trận chiến với lũ bạch tuộc một cách sinh động, hấp dẫn.

Trước hết, có thể thấy nhân vật giáo sư A-rôn-nác là một người có kiến thức sâu rộng. Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét rồi lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. Khoảng 11 giờ, Nét Len đã nói với giáo sư A-rôn-nác về một sinh vật rất đáng sợ giữa đám tảo. Khi nghe chuyện, ông tỏ ra bình tĩnh và chẳng hề ngạc nhiên hay sợ hãi. Ông đã kể cho người bạn nghe câu chuyện trong quá khứ về loài bạch tuộc: “Năm 1861, về phía Bắc Tê-nê-ríp, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn (Alecton) phát hiện ra một con bạch tuộc khổng lồ đang bơi cùng tuyến đường. Thuyền trưởng Bu-ghê (Bouguer) cho tàu chạy sát thân con vật và dùng các loại súng bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông…”.
Những câu văn miêu tả chi tiết về con vật cho thấy A-rôn-nác rất am hiểu về loài vật này: “Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy…”. Đối với ông, việc gặp gỡ bạch tuộc là một điều may mắn, không muốn bỏ lỡ cơ hội được nghiên cứu nó cặn kẽ và cố nén nỗi sợ hãi để cầm bút chì vẽ nó. Điều này cũng cho thấy, A-rôn-nác là một nhà khoa học chân chính, ông rất say mê khám phá.

Nhưng không chỉ vậy, ông cũng là một người hết lòng vì đồng đội. Khi thuyền trưởng Nê-mô ra lệnh cho các thủy thủ sẵn sàng chiến đấu. Giáo sư A-rôn-nác cũng cùng với những người bạn đồng hành là Công-xây và Nét Len tham gia giúp đỡ. Ông đã trao đổi, góp ý với thuyền trưởng Nê-mô về trận chiến với bạch tuộc. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác cũng xông vào để cứu người bạn của mình.

Như vậy, qua lời kể của giáo sư A-rô-nác, trận chiến với bạch tuộc hiện lên đầy thú vị, hấp dẫn. Cùng với đó, nhân vật này còn khơi gợi lòng say mê khám phá, tìm hiểu khoa học ở mỗi người.

30 tháng 7 2018

Death

bn tham khảo tại : 

Nhân vật hoạt hình yêu thích của bạn.

Chúc bn hok tốt !

30 tháng 7 2018

Trong những nhân vật mà em đã học, em ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ". Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

ANIME 

 

Tham khảo

 

“Hà Nội mùa thu

Mùa thu Hà Nội

Mùa hoa sữa về

Thơm từng cơn gió…”

Mỗi khi xa Hà Nội, tôi lại nhớ, lại mong đến cháy lòng được trở về, thả bước trên con đường ngập tràn hoa sữa, một loài hoa chỉ nở duy nhất vào mùa thu, một mùa đẹp đến dịu dàng, mơ mộng, Có lẽ vì thế, khi thu qua đi, lòng người không khỏi nuối tiếc để rồi mỗi độ thu về lòng người lại xốn xang bên loài hoa tuyệt diệu này.

Cây hoa sữa được trồng rải rác trên các phố Hà Thành. Gần đây, nhiều con đường mới mở của Hà Nội cũng được trồng nhiều hoa sữa nhưng tập trung nhiều cây hoa sữa nhất phải nói tới các phố Quán Thánh và Nguyễn Du.

Tôi yêu cái vẻ đẹp giản dị, lặng lẽ của hoa sữa Hà Nội. Thân cây cao, thẳng, không quá đen và xù xì như thân xà cừ. Có cây thân gày nhỏ nhưng cũng có những cây lâu năm, phải 2, 3 người ôm mới hết. Trên thân ấy, nhiều nhánh con tách ra như những cánh tay đang vươn lên mạnh mẽ, đầy sức sống.

Cây hoa sữa không có mùa trút lá, chỉ có lác đác lá rụng lá vàng, nên suốt năm cây luôn xanh tốt. Hoa sữa nở vào độ cuối thu đầu đông, những cụm hoa nhỏ xíu chen chúc từng đám màu trắng phớt. Độ hoa nở, những ngày lặng gió, không gian xung quanh như được ướp bằng mùi hương hắc thơm ngào ngạt, một mùi hương như mơ như thực, bởi hoa nở trên cao không nhìn thấy, còn cái mùi hương cứ lan xa, dưới gốc cây rơi rải rác những chấm hoa nho nhỏ như tấm voan mỏng mịn màng còn phảng phất mùi hương.

Nhưng có lẽ tôi yêu nhất loài hoa này ở mùi hương nồng nàn quyến rũ. Cũng như hoa dạ hương dịu dàng tỏa hương đâu đây trên một hiên nhà nào đó, hoa sữa cũng chỉ thơm vào đêm. Khi mọi hoạt động ban ngày lắng xuống, tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng và thư thái hơn. Và chỉ lúc ấy thôi, lòng người mới cảm nhận được hết mùi thơm của loài hoa kỳ diệu này. Thứ hương đêm ngọt ngào và tình tứ làm sao. Trên những đường phố của Hà Nội như Nguyễn Du, khi đến mùa, hoa sữa nở đầy cây. Trắng đến nao lòng. Hương hoa sữa thơm hết mình, ban phát mùi hương một cách hào phóng. Hoa có đòi hỏi gì không khi thơm hết cạn lòng như thế? Trong lòng đag u uất, cảm xúc đang bị dồn nén, lúc đó hãy đi cảm nhận. Hoa sữa thơm nồng nàn đó chính là sự an ủi dịu dàng và cũng là khát khao được đồng cảm, chi sẻ một cách chân thành của loài hoa giản dị khiêm tốn. Hương hoa sữa còn ấp ủ trên tóc, trong áo lạnh, cho đến khi về đến nhà hương hoa còn vương vấn đâu đây.

Người vô tình nhất khi đi qua rặng sữa mùa thu cũng phải nhận ra hương thơm đặc biệt ấy. Người ta không thể không nhắm mắt vào, hít một hơi thật sâu để được giữ trong mình hương thu hà Nội. Cái cảm giác ấy thật dễ chịu, nó vừa thoải mái lại vừa xao xuyến bồi hồi. Tôi thích những buổi tối mùa thu, trời chớm lạnh được đi trên con phốt tỏa hương hoa sữa để nó ướp cả lòng người.

Tôi còn được biết hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những khách xa về thăm Hà Nội. Hương hoa sữa hôm nay bỗng làm tôi nghĩ về một thời khói lửa đạn bom, “mỗi tấc đất Hà Nội nhuộm thắm một màu hồng tươi”, cả Hà Nội vùng lên đánh giặc xâm lược. Nhiều mùa thu trong chiến tranh qua đi, hoa sữa vẫn bền bỉ tỏa hương thơm ngát để đón những mùa thu chiến thắng. Phải chăng hương hoa sữa cũng góp phần cùng quân dân ta làm kẻ thù phải khuất phục.

Hoa sữa hôm nay làm tôi thêm yêu mùa thu, yêu Hà Nội, yêu đất nước. Yêu sao những chùm hoa sữa bé nhỏ mà thầm lặng tỏa hương…

23 tháng 10 2016

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

23 tháng 10 2016

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

 



 

19 tháng 10 2017

         Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi ". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

19 tháng 10 2017

đó là minh họa!Hihihi!!!!!!!

13 tháng 1 2022

nè :3

Nhà em có nuôi một chú mèo tên là Bông. Nó thuộc giống mèo tam thể. Bộ lông mềm mại với ba màu vàng, đen và trắng. Thân hình của Bông nhỏ bé, cân nặng khoảng hai ki-lô-gam. Chiếc đầu nhỏ cử động rất linh hoạt. Đôi tai có hình tam giác, lúc nào cũng vểnh lên cao. Đôi mắt của Bông tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi nhỏ xinh có màu hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Bốn chiếc chân rất linh hoạt, ở bàn chân còn có những chiếc móng sắc nhọn. Cũng giống như những chú mèo khác, Bông rất thích bắt chuột. Những lúc rảnh, em thường chơi đùa với Bông. Cô mèo chính là người bạn thân thiết của em.

nhớ tick nha :)))

13 tháng 1 2022

gãy tay r đấy :)))))))

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.