K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2018

Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó - một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.

Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập.

Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường, xa thầy cô, xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu, dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường, bơ vơ giữa biển nắng vàng.

Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng... Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày khai giảng lại về. Phượng mong nhớ, chờ đợi để được gặp lại các bạn học sinh.

Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng...Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào.

Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng - loài hoa học trò thân thương.

18 tháng 11 2018

Ôi tiếng ve gọi hè, ôi những vạt nắng gọi cây phượng thực dậy sau giấc ngủ đông. Hè đến rồi, em lại thỏa sức được ngắm cây phượng vĩ ở sân trường em.

Cây phượng ở sân trường được các bác bảo vệ trồng khá lâu rồi. Phượng có thân khá cao, thon vỏ cây nâu xám làm nổi bật màu xanh của lá. Vì là cây nhiệt đới, được trồng để lấy bóng mát nên các tán lá tỏa ra rộng, lá mọc kép thành tầng tràn đầy sức sống. Lá phượng xanh ngát khi xuân về, còn e ấp như những thiếu nữ ngại ngùng, dần dần chúng xòe ra chào đón những tia nắng hè rực rỡ. Cây phượng như muốn chạy kịp với trời hè, qua còn xanh màu lá mà giờ đã bừng đỏ thẫm những ngọn lửa cháy trên cành. Đó là hoa phượng, hoa phượng đỏ rực rỡ làm sao, nó không phải một đóa mà là hàng nghìn chùm. Mọc xen kẽ trên những tán cây xanh, hoa phượng hé những đôi mắt lửa, ngắm nghía không gian.

Nhìn từ xa , cây phượng như một chiếc ô đỏ sặc sỡ giữa nền trời xanh trong với những áng mây bồng bềnh. Dường như hoa phượng nở càng đỏ, lá phượng lại càng xanh, một niềm vui cháy khát và nỗi sầu mang mác có lẽ chính là nỗi niềm của phượng vĩ. Có lẽ vui vì hè đến, mang lại hơi thở tươi mới cho từng tế bào trong thân cây, còn buồn, buồn vì hè đến, Phượng lại nhìn những học sinh bước vào mùa thi, rồi kì nghỉ hè đến, phượng lại cô đơn một mình. Cây phượng, ôi thân thương, có người kể với em rằng phượng vĩ còn là nơi hò hẹn, nơi những thiếu nữ mân mê tà áo trắng ngượng ngùng cười lệ với người yêu, là nơi khởi nguồn của sự gặp gỡ cùng là nơi hẹn ngày tái ngộ. Chính vậy mà phượng vĩ mang cả niềm vui mà cũng chất chứa nhiều nỗi buồn.

Phượng vĩ vốn là cây nhiệt đới, ưa cái nóng và ghét cái lạnh. Mỗi lần ông già mùa đông khắc nghiệt ghé qua, là lúc cây phượng phải chịu những thử thách khắc nghiệt. Phượng trơ cành khẳng khiu không một chiếc lá, thân phượng đen già. Bầu trời âm u, quạt từng cơn gió lớn, lay lắt những chấm hoa nhỏ còn sót lại trên cành. Em nhìn cây phượng mà xót thương vì giờ đây nó không còn sức sống mà nó vốn có. Những rực rỡ, những nồng nhiệt bị thay thế bởi từng đợt run rẩy của cành cây và sự u buồn vì vắng bóng những tầng lá xanh. Và rồi đông qua, mùa xuân vẫy gọi những cành lá, mùa hè ồ ạt tiếng ve như tiếng chuông báo đánh thức những bông hoa phượng. Những cơn gió hè mơn man trên cành lá đung đưa những chùm hoa phượng vĩ chào đọn bầu trời thay áo mới xanh tươi không một gợn mây âm u. Mùa hoa phượng nở rồi rụng đỏ quanh gốc, đó cũng là lúc chúng em bắt đầu những trò chơi quen thuộc. Nhặt những bông hoa, ngắt từng nhị hoa chơi đấu gà, những bạn nữ như em thường cài những bông hoa phượng lên mái tóc chơi. Hoặc tìm những cành lá nhỏ rơi rụng đan thành vòng nguyệt quế xanh tươi đội lên đầu , đeo vào cổ. Lúc ấy thì hãnh diện lắm, vì mình có một chiếc vòng nguyệt quế, làm từ những cành lá của cây phượng thân yêu. Tuổi học trò cứ thế trôi đi êm đềm, cùng bạn cùng bè cùng cây phượng vĩ lưu giữ bao thương nhớ thuở mộng mơ. Không biết mai sau trưởng thành, quay về mái trường thân yêu, thì thầm vào tai phượng , hỏi phượng xem có nhớ ta, hỏi phượng về kí ức tuổi thơ tươi đẹp. Em mỉm cười thích thú, có lẽ khi lớn ta sẽ chẳng còn cơ hội ngắm phượng vĩ, ngắm được vẻ đẹp chân thực của nó như khi còn cắp sách đến trường.

Phượng vĩ đẹp mà thơ. Loài cây che bóng mát cho bao thế hệ học sinh. Em còn nhớ mãi, yêu mãi thôi cây hoa học trò.

BÀI VĂN MẪU 2 TẢ CÂY PHƯỢNG LỚP 7
Trường học là nơi chúng ta có biết bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và cả những góc nhỏ thân thương. Nhắc đến thời cắp sách đến trường đầy hồn nhiên, tinh nghịch ấy, làm sao ta có thể quên được cây phượng già vẫn đứng ở góc sân trường. Phượng đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học sinh, chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi học trò.

Cây phượng trường tôi được trồng từ lâu lắm rồi. Có lẽ cây được trồng từ khi trường mới thành lập, tuổi của cây đã trở thành tuổi của trường. Thân cây to lớn, sần sùi và có những cái mấu nổi lên như những cục u, phải hai người vòng tay ôm mới xuể. Từ thân cây tủa ra tứ phía những cành nhỏ hơn. Cành cây tựa như những cánh tay gầy guộc đang trải tóc cho mây trời. Tán cây xanh và rộng, nhìn xa như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng sân trường. Lá phượng màu xanh non, nhỏ như lá me, chỉ cần một làn gió thoảng qua là ta đã được chứng kiến một cơn mưa lá phượng. Mỗi lần ánh nắng chiếu qua kẽ lá là lại tạo thành vô vàn những chấm nhỏ li ti in xuống sân trường. Rễ cây to và cứng, có những chiếc rễ trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn đang bò ngoằn nghoèo. Xuân qua hè đến, khi những chú ve chơi bản hợp xướng quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở. Hoa phượng và ve đã trở thành nét đặc trưng mà nhắc đến mùa hè ta không thể không nghĩ đến. Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím, be bé xinh xinh, hôm nay, phượng đã nở bừng rực rỡ chẳng hề báo trước, làm mọi người không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ. Phượng không phải là một đóa, một cành, phượng là cả một bầu trời đỏ rực. Hoa phượng gốm 5 cánh thắm, mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy hoa vàng tươi. Mỗi bông phượng đỏ rực tựa như ngọn lửa cháy, được tạo thành vô vàn những con bướm đậu khít nhau. Giữa đám lá xanh biếc, phượng vươn mình đầy kiêu hãnh, tô điểm cho nền trời bằng những chùm pháo hoa rực rỡ. Phượng làm bừng sáng cả một góc sân trường, trong nắng sớm, phượng tinh khôi đầy tươi mới. Những cơn mưa rào mùa hạ ghé qua làm dịu bớt cái màu đỏ ấy lại, vô vàn cánh hoa theo mưa rơi lả tả trong niềm tiếc nuối của học trò.

Hoa phượng được ưu ái gọi bằng cái tên hoa học trò - cái tên đầy chất thơ gói gọn bao nỗi niềm, tâm sự của những năm tháng đẹp nhất đời người. Phượng có mặt trong mọi ngách của quãng đời học sinh. Phượng lấp ló ngoài cửa sổ nghe cô giáo giảng bài. Giờ ra chơi, dưới bóng phượng râm mát, chúng tôi lại cùng nhau nô đùa, trò chuyện. Nhìn sắc phượng đỏ thắm tự bao giờ, lòng mỗi người học sinh lại bồn chồn, lo lắng không yên: vậy là một mùa thi nữa sắp đến gần. Phượng giờ đây lại chứng kiến cả những âu lo, vất vả của những giờ ôn bài. Đối với những người học sinh cuối cấp sắp phải rời xa mái trường, phượng làm nên giờ phút chia tay lệ trào nơi khóe mắt. Những cánh phượng hồng được ép trong cuốn sổ lưu bút trao nhau mà chất chứa biết bao lưu luyến, bịn rịn. Góc phượng già gắn liền với giờ ra chơi hôm nào trở thành nơi diễn ra những cuộc chia tay trong tiếc nuối, bao lời yêu thương được nói ra sao mà thân thương đến thế. Và rồi kì nghỉ hè đến, học sinh về hết, chỉ còn cây phượng già đứng lặng lẽ như người bảo vệ thầm lặng cho ngôi trường mến yêu.

Nhờ có phượng mà thời học sinh của mỗi người trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Phượng mãi mãi ở trong tim chúng ta, gợi nhắc về một thời hồn nhiên mà biết bao yêu thương, gắn bó.

* Hok tốt !

# Miu

5 tháng 3 2022

TK

Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.

Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.

Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.

Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.

Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.

Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...

Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.

5 tháng 3 2022

cảm ơn bn

17 tháng 3 2022

tham khảo

 

Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.

Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.

Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.

Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.

Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.

Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...

Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.

17 tháng 3 2022

refer

Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đấy. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.

 

Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum sê và tỏa bóng mát rợp khắp.

Tả cây ăn quả ngắn gọn lớp 4

16 tháng 1 2019

Trong hộp bút của em có rất nhiều vật dụng, như thước kẻ, bút mực, cục gôm, máy tính,... Số đó không thể không nhắc đến chiếc bút chì gỗ, người bạn hết sức thân thuộc và cần thiết đối với em.

Chiếc bút này được bác em mua tặng vào sinh nhật 10 tuổi tuần vừa qua của em. Thân bút chì dài khoảng 20 cm, thon gọn và còn được sơn một lớp dầu bóng như mái tóc vuốt keo của ca sĩ vậy. Khi mới mở hộp quà của bác, em đã suýt hét lên vì vui sướng! Đó là cây bút chì 4B mà em hằng mong ước. Trên màu sơn bàng bạc ánh kim là dòng chữ tiếng Anh được quét nhũ vàng óng ánh. Gần đầu bút là chữ 4B được khắc vô cùng cẩn thận. Loại bút chì này có độ cứng vừa phải nhưng lại nét mực lại rất đậm, đối với một đứa mê vẽ như em thì đúng thật là hạnh phúc!

Bút chì có phần thân hình lục giác, bên trong là phần ruột bằng than chì đen đặc. Khi gọt em phải dùng lực thật nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm gãy mất ngòi bút khi gọt quá tay. Tiếng chì chạm vào lưỡi dao gọt kêu “rột rột” nghe thật vui tai. Đầu bút nhọn và thuôn dài như mũi tên lửa được em ấn nhẹ lên trang giấy trắng, từng đường nét sắc sảo có thanh có đậm ngay lập tức hiện lên.

Từ bé em đã hay vẽ vời nguệch ngoạc trên giấy, lớn hơn một chút em bắt đầu đam mê vẽ lại những hình ảnh đáng yêu bắt chước trang bìa vở, đôi khi là các nhân vật hoạt hình. Chiếc bút chì của bác nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của em, đặc biệt là khi em di chì đánh màu tóc cho các nhân vật. Mực mới mịn và trơn tru làm sao! Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để kẻ ngang giữa các bài, kẻ lề vở,... Mỗi khi em lỡ tay kẻ sai, đã có cục gôm nhỏ màu trắng gắn ở đỉnh của bút chì như bác lao công chăm chỉ dọn sạch trang giấy.

Có cây bút chì mơ ước, em nhất định sẽ bảo quản nó thật cẩn thận để nó không bị rơi làm gãy ngòi than bên trong. Hi vọng với sự trợ giúp của bút chì mới, em sẽ vẽ được nhiều bức tranh đẹp hơn. Em rất biết ơn người bác già của mình.

17 tháng 1 2019

Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó.

Chiếc bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu xám bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì lên đó. Nghe mẹ mình bảo: "Cái bút chì này là hàng ngoại nhập đây, con ạ!". Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ. Chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mà mẹ mình giải thích là kí hiệu về độ mềm, độ cứng của từng loại bút chì. Chiếc bút chì của mình thuộc loại mềm. Mình thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi vẽ, viết sai.

Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học và làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút chì kì diệu trong truyện cổ tích mà mình đã được học, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mình, mẹ mình, chị gái mình và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu, cùng với những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hằng ngày như: con đường, dòng sông, làng mạc... Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những bài toán tìm x tìm y hay cùng mình sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sống thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta hôm nay. Nhiều và nhiều lắm!

Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó nhỏ nhỏ xinh xinh và rất đỗi diệu kì.

29 tháng 4 2020

tham khảo nha bạn:
 

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

k cho mik nếu có thể nhé
chúc bạn hok tốt !

^_^

29 tháng 4 2020

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này

Hok tốt!.

1 tháng 6 2020

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

Mình làm rồi

1 tháng 1 2018

CHỊ GÁI

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.



 

1 tháng 1 2018

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.


 

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Nó được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.

Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.

Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn.

Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang. Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái.

Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em. Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy bạn, vui biết bao nhiêu.

1 tháng 6 2018

đề 3:

Trong lớp, người bạn thân nhất của em chính là bạn Hoàng. Chủ nhật vừa rồi,em sang nhà Hoàng  chơi. Em thấy bạn đang học bài.  Lúc ấy bạn thật chăm chú.

Lúc đó, trời đã tờ mờ tối. Những tia nắng đã dần dần tắt trên những mái nhà. Bóng tối đang dần bao phủ xuống làng em. Những ánh đèn từ mỗi ngôi nhà đã bắt đầu bật sáng. Đó cũng là lúc Hoàng ngồi học bài. Hoàng có một góc học tập riêng rất ngay ngắn và gọn gàng. Một cái bàn bằng gỗ kê cạnh cửa sổ. Hoàngkéo ghế gỗ vào ngồi rồi  bắt đầu học bài. Ánh đèn điện  thắp sáng,  in bóng bạn trên bức tường trắng. Lúc đó bạn mặc một chiếc áo thun ngắn tay để lộ ra cánh tay chắc nịch, trắng hồng . Chiếc quần bò lửng , ôm lấy vóc hình nở nang của một cậu học sinh  lớp Năm đang lớn. Chiếc quạt thổi nhè nhẹ làm cho mái tóc cắt ngắn bay bay. Bên trái là chiếc tủ làm bằng gỗ chứa rất nhiều truyện cổ tích.. Chúng được bạn xếp ngay ngắn y như một thư viện nhỏ. Bên phải là chồng sách  gọn gàng và chiếc đồng hồ bàn nhỏ nhắn . Dưới chân bàn là một chú cún con rất dễ thương. Chắc bạn yêu quý  thú cưng lắm đây.

Bây giờ, Hoàng lúi húi bên một hộp bút sáp màu. Một tờ giấy trắng tinh đã trải ra trước mặt bạn. Một tay bạn giữ tờ giấy còn tay bên kia bạn đang cầm một chiếc bút chì đưa nhanh thoăn thoắt. Một ngọn núi đã hiện ra trên tờ giấy. Rồi bạn vẽ cánh đồng lúa chín mùa  thu. Bạn vẽ con sông Kiền hiền hòa chảy qua làng bạn. Bạn vươn vai xong lại vẽ tiếp. Bên này là người mẹ thân của Hoàng đang cấy lúa. Bạn vẽ dòng nước xanh mát uốn khúc lượn quanh. Bọn dùng  viên tẩy xóa những nét thừa. Đã đến lúc bạn tô màu. Bạn tô mái nhà đỏ như son. Tô hàng cây xanh tốt tươi, vui mắt. Bạn tô cánh đồng lúa chín rộ. Vẽ xong bạn giơ bức tranh lên hỏi em: “ Bạn thấy tớ vẽ như thế nào.? “ . Em liền reo lên: “ Ôi, Bức tranh này thật đẹp!”.  Bạn mỉm cười sung sướng. Nụ cười thật tươi nở  trên khuôn mặt tròn trịa , trắng hồng của bạn.

Hoàng đúng là bạn tốt của em. Ngắm bạn học bài , em thấy bạn rất siêng năng cần cù.  Hoàng mong ước mơ trở thành họa sĩ .  Em mong  ước mơ của bạn  sớm thành hiện thực. Hoàng của em là thế đó.

1 tháng 6 2018

Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.

Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.

Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi  “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.

Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.

Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.

12 tháng 6 2018

Mẹ là người sinh ra ta và có biết bao bài ca đã từng viết về mẹ. Bố lại là người luôn mạnh mẽ trước bao biến cố trong cuộc đời, dạy ta rắn giỏi đứng lên từ vấp ngã. Bố, mẹ là những người chúng ta gọi tên hàng ngày. Hạnh phúc vẹn tròn khi có bố ở bên. Em cũng vậy!

Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt.

Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ.

40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điêu nghệ.

Những vật dụng trong nhà đều do bố làm cả, bố dành riêng cho em một giá sách được sơn bóng loáng, gửi gắm niềm mong muốn em sẽ cố gắng học tập. Bố không sở hữu chất giọng êm, ngọt ngào như của mẹ. Giọng bố ấm áp, truyền cảm, bố truyền đạt rất dễ hiểu và luôn ân cần với em. Nhất là lúc em gặp những bài toán khó hiểu, bố kiên trì giảng giải và luôn thúc đẩy em phải nỗ lực hết mình. Em thấy khâm phục bố lắm!

Bố là người sống kín đáo, tế nhị, không hề mất lòng ai. Mặc dù miệt mài với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Em sẽ học tập ở bố đức kiên trì, bền bỉ. Với bản thân em, bố mang lại niềm tin rất lớn. Em thầm cảm ơn bố đã cho em một gia đình hạnh phúc, đủ đầy.

12 tháng 6 2018

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.

Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố.

Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.