K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2018

1.

* Đế quốc Đức:

- Thể chế trính trị: Đi theo con đường phát xít.

- Đặc điểm:

* Kinh tế :

- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Au , hạng nhì thế giới sau Mỹ do :

+ Thị trường dân tộc thống nhất .

+ Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp .

+ Có nhiều than đá , biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Quá trình tập trung sản xuất và tư bản , hình thành công ty luyện kim, than đá chi phối nền kinh tế Đức .

- Các công ty độc quyền của Đức ra đời trong điều kiện : kinh tế Đức phát triển nhan h , đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về công nghiệp.

* Chính trị :

- Thể chế liên bang , nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền .

- Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động ; tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa .

- Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên chủ nghĩa đế quốc là“Chủ nghĩa quân phiệt , hiếu chiến”

* Đế quốc Mỹ:

- Thể chế trính trị: Đi theo con đường Cộng hòa liên bang.

- Đặc điểm:

* Kinh tế :

- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú .

+ Thị trường trong nước mở rộng , thu hút nhân lực từ Châu Âu.

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất .

+ Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu .

+ Đất nước hòa bình lâu dài .

- Các công ty độc quyền Mỹ hình thành khi kinh tế phát triển mạnh nhất trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế giới , năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại .

- Công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện :như vua dầu mỏ của Rốc phe lơ, vua thép Moóc gan ,vua xe hơi Hen ri Fo , họ đã lũng đoạn trong nước và quốc tế về kinh tế và chính trị , nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”

- Nông nghiệp với phương pháp canh tác hiện đại .

* Chính trị :

- Vai trò tổng thống do 2 đảng Dân Chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền.

- Chính sách đối nội , đối ngoại phục vụ cho Giai cấp tư sản .

- Mở rộng biên giới đến Thái Bình Dương .

- Chiến tranh với Tây Ban Nha để giành thuộc địa Cuba và Phi líp pin.

- Dùng sức mạnh của đô la để can thiệp vào Trung và Nam Mỹ .

21 tháng 9 2018

2.

- Có 1 nền kinh tế phát triển.

- Các công ty độc quyền độc quyền xuất hiện.

- Lủng đoạn nền kinh tế và chính trị

- Cho phối đời sống kinh tế - xã hội của đất nước

xuất hiện các công ti đọc quyền và đi xâm chiếm các nước khác nha

22 tháng 11 2021

Tham khảo

 Câu 1:

Chủ nghĩa đế quốc Anh:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

-Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

- Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.

- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi"

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa (giản thể: 中华帝国主义, phồn thể: 中華帝國主義,[1] bính âm: Zhōnghuá dìguó zhǔyì) là thuật ngữ chính trị dùng để mô tả và chỉ trích chính sách, hoạt động bành trướng và bá quyền của nền chính trị Trung Quốc trong lịch sử. Chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, phức tạp và diễn ra xuyên suốt lịch sử.[a] Chủ nghĩa đế quốc đó mang đặc điểm rất riêng biệt, không thể hiểu được chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa[b][c] theo cách định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc thông thường[4] của các nước tư bản phương Tây hay trường phái Mác xít. Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa là một trường hợp đặc biệt của phương Đông. Mở rộng kiên trì qua hàng ngàn năm theo cách "tằm ăn dâu", trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính trị; nhấn mạnh yếu tố văn hóa như nội lực hơn bất kỳ dân tộc nào khác, mang quan niệm bất kỳ dân tộc nào chấp nhận văn hóa Hán thì được gọi là Trung Quốc; lãnh thổ mở rộng trên lục địa một cách tiếp giáp chứ không rời rạc như các đế quốc hàng hải Châu Âu; đồng thời vừa chiếm hữu một cách trực tiếp qua sáp nhập vừa ảnh hưởng một cách gián tiếp qua hệ thống chư hầu.[4]

27 tháng 5 2017

Đáp án B

19 tháng 2 2021
8 tháng 4 2021

     Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn đời sống kinh tế ở các nước tư bản. Ở Pháp, ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ti lớn. Công ti “Snây-đơ Crơ-dô" nắm các nhà máy quân sự ở Crơ-dô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước. “Tổng công ti đường sắt và điện khí” cùng 6 công ti khác độc quyền ngành đường sắt trong nước. 50% trọng tải đường biển do 3 công ti lớn nắm. Hai công ti “Xanh Gô-ben" và "Cu-man” kiểm soát toàn bộ công nghiệp hoá chất.

8 tháng 4 2021

  Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ kĩ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ti độc quyền. Các công ti nhỏ bị thu hút vào các công ti lớn. Nhiều tổ chức độc quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn đời sống kinh tế ở các nước tư bản. Ở Pháp, ngành luyện kim và khai mỏ tập trung trong tay hai công ti lớn. Công ti “Snây-đơ Crơ-dô" nắm các nhà máy quân sự ở Crơ-dô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước. “Tổng công ti đường sắt và điện khí” cùng 6 công ti khác độc quyền ngành đường sắt trong nước. 50% trọng tải đường biển do 3 công ti lớn nắm. Hai công ti “Xanh Gô-ben" và "Cu-man” kiểm soát toàn bộ công nghiệp hoá chất.

Thu gọn