K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng, có thế thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lão coi việc này rất hệ trọng bởi “ cậu Vàng” là người bạn thân thiết, là kỉ vật mà con trai lão rất thương yêu.
Sau khi bán “cậu Vàng”, lão Hạc cứ day dứt, ân hận vì già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Cả đời, ông già nhân hậu này nào đã lỡ lừa ai. 
Bộ dạng, cử chỉ lão Hạc khi kể lại với ông giáo chuyện bán chó
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
* Các chi tiết về ngoại hình này thể hiện một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.
Xung quanh việc lão Hạc bán cậu Vàng, chúng ta nhận ra đây là người sống rất tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. 

Đặc biệt, ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. 
Từ ngày con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền vì không có tiền cưới vợ, 
có lẽ lão vừa mong mỏi đợi chờ vừa luôn mang tâm trạng ăn năn, 
cảm giác “mắc tội” vì không lo liệu nổi cho con.
Người cha tôi nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho 
con bán vườn lấy vợ.

1 tháng 11 2018

Tham khảo nhé!!!


Lão Hạc sống cô đơn từ cái ngày cậu con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.Vợ lão đã chết từ lâu,giờ thằng con lão lại sinh ra thế,lão đành ngậm ngùi trầm lặng sống cùng con chó Vàng,kỷ vật duy nhất mà đứa con để lại trước khi đi.Ấy vậy mà cái niềm an ủi duy nhất ấy,lão cũng không có quyền giữ.Mất con chó,lão nông khốn khổ này đã đau khổ day dứt không khác gì mất đi một người thân. 
Lão Hạc quý con Vàng lắm.Chẳng gì nó cũng là một kỷ vật.Vợ lão mất đi,tất cả những yêu thương lão dồn cả cho cậu con trai.Nhưng nhà lão nghèo quá,không đủ tiền cưới vợ,con lão bỏ đi.Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của lão.Lão chăm chút nó chu đáo lắm.Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo.Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ.Nhưng rồi những trận ốm dai dẳng khiến lão tiêu hết cả chỗ tiền còn lại.Lão đành bán chó.Chuyện tưởng chỉ đơn giản như người ta bán đi một con vật nào đó trong nhà.Nhưng với lão Hạc,chuyện bán con chó to tát lắm. 
Hôm bán chó xong lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin.Lão “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”.Lão đau xót thật.Nỗi đau của lão khiến ông giáo còn cảm thấy “không xót xa năm quyển sách như trước kia nữa”.Ông giáo chẳng biết nói sao,hỏi cho có câu chuyện “thế nó cho bắt à?”,không ngờ nó gợi đúng nổi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là “mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng. 
Ông giáo bùi ngùi ngồi nghe lão kể.Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình.Lão nói “Khốn nạn…Ông giáo ơi!...nó có biết gì đâu”.Một câu chửi thề,một lời tự trách,con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc.Lão Hạc tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc đó bị trói chặt cả bồn chân là một lời trách móc nặng nề “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.Lời tự vấn chứng tỏ lão Hạc dằn vặt lắm. 
Thế rồi lão Hạc cũng nguôi dần nhờ sự động viên của ông giáo.Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi.Lão chua chát bảo “Kiếp con chó là kiếp khổ,thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người,may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”.Câu nói của lão Hạc chua xót biết bao.Chẳng gì cái kiếp người của lão đã sung sướng hơn kiếp chó.Cuộc đời lão cũng nhục nhã đủ điều.con Vàng đã yên phận nó.Còn lão,lão vẫn phải sống “kiếp người” mà nào có ra gì.Và rồi nay,cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng. 
Tình yêu của lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật.Cậu Vàng là kỷ niệm,là nơi duy nhất để lão Hạc hàng ngày tâm sự chuyện mình.Nói chuyện với cậu,lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý.Chính điều này khiến ta dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau nhói khi bán chó đi.Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân,một con người luôn sống vị tha và thương yêu rất mực.

Nguồn : google

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 9 2023

a.

- Hoàn cảnh: nhà nghèo, vợ mất sớm, đứa con trai vì không có tiền cưới vợ đã bỏ đi làm phu điền cao su biền biệt. Chỉ có con chó mà con trai để lại làm bạn.

- Người đọc biết được hoàn cảnh ấy qua lời kể của ông giáo.

b.

Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng

Hành động

- Chạy sang nhà ông giáo kể về việc bán cậu Vàng với đôi mắt “ầng ậc nước”, mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... không thể tha thứ cho bản thân mình.

- Tự an ủi bản thân vì đã “hóa kiếp cho nó”.

Tâm trạng

Dằn vặt, đau đớn, day dứt đến tận cùng vì đã “trót lừa một con chó”

Nguyên nhân

Tình cảnh nghèo khó, khốn cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

c.

- Chuẩn bị: nhờ ông giáo giữ tiền và trông coi mảnh vườn, sau đó xin Binh Tư ít bả chó.

- Từ ngữ miêu tả cái chết: Đau đớn, dữ dội, vật vã, âm thầm, lớn lao, thiêng liêng.
- Nhận xét: lão Hạc là người có lòng tự trọng, biết lo xa, coi trọng nhân phẩm, danh dự.

24 tháng 11 2021

Tham khảo

Tôi vốn là người cùng làng với lão Hạc và ông giáo, cũng chỉ là người nông dân bình thường. Hàng ngày đi làm ruộng, có rảnh rỗi thì sang hút điếu thuốc lào cũng lão. Mọi chuyện vẫn sẽ trôi qua như thế, nếu hôm đó tôi không được chứng kiến câu chuyện giữa lão và ông giáo.

Làng quê khi ấy còn nhiều đói kém lắm, ăn không đủ no, áo không đủ mặc. Người ta vật lộn với miếng ăn cũng đã đủ khổ sở. Vậy nhưng mà cả làng này không ai là không biết lão quý con chó Vàng như quý một báu vật. Lão ăn gì cậu ăn nấy, mà có khi còn ăn hơn. Phần vì sống một mình lắm nỗi buồn, phần vì đó là con chó của cậu con trai để lại, nên lão cũng không nỡ bán. Cứ thỉnh thoảng tôi chạy sang, lại thấy lão ngồi vuốt ve nói chuyện với nó. Thế nhưng lạ thật, mấy hôm nay lại thấy lão cứ thỉnh thoảng tặc lưỡi: “Thôi thì bán phắt đi”. Lão túng thiếu quá rồi sao? Nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn tin là lão sẽ không chịu để mất cậu Vàng.

Chiều hôm ấy, tôi ngồi bên nhà ông giáo, khề khà hút thuốc tâm sự. Chợt thấy cái dáng lòng khòng quen thuộc chạy sang. Hình như là lão Hạc rồi. Lão bình thường đã gầy, nay trông lại càng khắc khổ hơn. Đôi mắt đục ngầu lại đỏ hoe như vừa làm điều gì có lỗi. Tức thì, lão nói ngay:

- Cụ Vàng đi đời rồi ông giáo ạ

Tôi và ông giáo như không tin vào tai mình. Một người coi cả con chó ấy là tài sản, lại nỡ lòng nào bán nó. Ông giáo hỏi lại:

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong

Lão trả lời chúng tôi, miệng cười nhưng mà như mếu. Hình như lão đang cố tỏ ra vui vẻ, đôi mắt lại còn ầng ậc nước. Tội nghiệp lão quá! Chưa bao giờ tôi thấy xót xa cho một phận người thế này. Không biết ông giáo có còn tiếc năm quyển sách của ông nữa không, nhưng giờ tôi chỉ thấy ái ngại cho lão. Tôi toan đến ôm lấy lão mà an ủi thì ngừng lại, sợ lão khó xử. Tôi và ông giáo lân la hỏi cho có chuyện:

 

- Thế nó cho bắt à?

Lúc này, biểu hiện của lão càng làm chúng tôi ngạc nhiên hơn nữa. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Lão nói đến đâu mà tôi và ông giáo phải câm lặng đến đó. Trước tình thế ấy, chúng tôi biết phải nói gì? Phải an ủi lão như một đứa con nít, hay hùa theo mà trách lão? Cũng may, ông giáo kịp mở lời:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão giờ cũng đã xuôi xuôi hơn rồi, nhưng giọng nghe vẫn còn chua chát lắm. Có chăng, tiếng kêu cứu hay cái nhìn của cậu Vàng kia vẫn còn ám ảnh lão. Lão lắc đầu nói:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Hai con người khốn khổ ấy cứ ngồi nói chuyện với nhau về kiếp sướng kiếp khổ. Tôi cũng tham gia đôi lời, để lão Hạc tạm yên lòng quên đi chuyện con chó. Nói vậy thôi chứ tôi cũng thầm nghĩ rằng, đêm về lão sẽ còn ân hận nhiều lắm, mà có khi còn làm chuyện dại dột cũng nên. Nghĩ đến đó, tôi chợt rùng mình, chỉ mong sao lão đừng làm những chuyện ấy. Chứng kiến câu chuyện bán chó của lão Hạc mà lòng tôi cũng không yên. Tôi phải suy nghĩ lại xem vì sao lão sẵn sàng bán con chó ấy? Có khi vì lão sợ động đến tiền của đứa con trai? Lão thà để bản thân khổ chứ không để con khổ. Lòng người cha, cũng chỉ rộng đến thế mà thôi!

Biết bao năm trôi qua, nhưng hình ảnh lão Hạc ngày hôm ấy thì tôi vẫn không thể quên được. Thương lão một phần, nhưng cũng vì qua đó, tôi nhận thức được nhiều điều về con người. Lão Hạc đã ra đi ngay đêm đó, nhưng đó phải chăng cũng là cách giải thoát cho lão?

24 tháng 11 2021

Tham khảo :

 

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc - một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm. Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.

Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày. Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh niên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!

Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:

- Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!

Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:

- Lão... lão bán con chó rồi sao?

Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:

- Bán rồi, họ vừa bắt xong.

Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc hu hu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:

- Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!

Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo: "Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:

- Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?

Lão nhìn ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:

- Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.

Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.

- Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.

Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.

Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
14 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý sau đây nhé!

– Mở đoạn: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể.

– Thân đoạn

+ Kể lại chuyện em mắc lỗi với bạn: Lỗi đó như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, cãi nhau và gây tổn thương cho bạn,…

+ Tâm trạng của em khi biết mình mắc phải lỗi lầm đó như thế nào (miêu tả): ray rứt, ân hận,…

+ Em đã xin lỗi bạn ra sao?

– Kết đoạn: Bài học rút ra cho chính bản thân em.

11 tháng 9 2017

Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng

Nhà văn Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực tài ba trong nền văn học Việt nam ta. Có biết bao nhiêu nhà văn nói về nỗi khổ của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp, cũng có biết bao nhiêu số phận con người nông dân khổ sở vì sưu cao thuế nặng như Chị Dậu thế nhưng nam Cao vẫn góp vào nền văn học nước nhà một số phận người nông dân nghèo không có người thân chỉ có mỗi con chó làm bầu làm bạn. Đó chính là Lão Hạc. Đặc biệt trong truyện ấn tượng nhất đoạn diễn biến tâm trạng Lão Hạc khi bán con chó Vàng.

Lão Hạc là một người nông dân cao tuổi thế nhưng lại cô độc chỉ có một mình. Vợ ông thì đã mất có một đứa con trai thì vì quá nghèo không có đủ tiền cho con cưới vợ cho nên anh con trai thất tình chán đời bỏ vào nam làm đồn điền cao su rồi biệt vô âm tín luôn. Sống cô độc một mình chỉ có những chuyện lớn hay những khúc mắc trong lòng thì ông lão lại sang nhà ông giáo. Tuy vậy người làm bạn với ông thường xuyên thì chỉ có con chó mà ông gọi nó bằng cái tên thân thiết là cậu Vàng. Ông cứ sống như thế và nuôi hi vọng con trai mình sẽ trở về. Thế rồi cuộc sống và những dồn ép của xã hôi không cho ông có được cậu vàng bên cạnh nữa. Ông quyết định bán nó đi, nhưng khi bán nó đi thì lương tâm ông day dứt và trong đầu ông luôn xuất hiện những hình ảnh của cậu Vàng.

Trước khi có ý định bán cậu Vàng ông nhìn nó cũng đủ thấy nó sợ ông sẽ bán nó đi. Nó khôn lắm biết chủ không có gì ăn nên khi ông cho nó ăn cái gì thì nó đều ăn và quẫy đuôi như cảm ơn. Thế nhưng đến ông cũng không ngờ ông phải bán nó đi. Cuộc sống đã dồn lão phải bán nó và nhận lấy cái chết về mình. Ông từng hứa với nó là không bán nó nhưng bây giờ ông lại làm sai lời hứa của mình chính vì thế mà ông thấy day dứt. Không những thế cậu vàng còn là một người bạn với ông mất đi người bạn ấy thì ông làm gì con ai mà bầu bạn nữa.

Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”, mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng”. Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm. Đối với ông thì cậu Vàng giống như một con người chứ không phải là một con chó nữa.

phan tich dien bien tam trang lao hac khi ban con cho vang

Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.

Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết.

Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu.

12 tháng 9 2017

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

Khi quyết định bán con chó, Lão Hạc đã rất đau khổ, day dứt vì: “ già bằng tuổi này đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”, “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước”. Lão tự trách mình là một người chủ bất nhân, một tên lừa đảo khi lừa một con chó vốn rất tin yêu mình. Lúc này trông lão thật tội nghiệp: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc….”. Tiếng khóc của Lão hạc thật khiến người khác thấy thương cảm, tội nghiệp. Cũng có thể thấy lão thực sự rất yêu quý con chó nên khi lừa bán nó lão mới trải qua sự dằn vặt, đau khổ ghê gớm như vậy.

Như vậy, qua việc bán cậu Vàng, chúng ta nhận thấy Lão Hạc là một con người sống rất có tình nghĩa, không chỉ là một người cha có trách nhiệm, tự trách mình vì không làm tròn bổn phận của người cha, khiến con bỏ đi tha phương. Nhưng lão cũng là một người cha tuyệt vời, dù ốm đau, đói khổ thì lão cũng quyết không lấy tiền mà lão để dành cho con. Với cậu Vàng, Lão Hạc cũng là một người chủ đầy tình thương. Vì không còn lựa chọn nào khác mà lão đã phải bán đi cậu Vàng, sau đó tự trách mình, ray rứt đau khổ.

Kết thúc truyện ngắn, Lão Hạc đã lựa chọn cái chết đầy đau đớn. Lão Hạc đã lựa chọn cái chết như sự giải thoát cho mình bởi lão không muốn sống để phải dùng đến số tiền mà cả đời ông dành dụm cho con trai; sống nhưng luôn phải ray dứt, đau khổ vì đã lừa bán cậu Vàng.

Lão Hạc hoàn toàn chủ động trước cái chết của mình. Sau khi bán chó, lão đã gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo trông coi, chờ con lão về thì giao lại; lão cũng dành hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo và bà con hàng xóm làm ma cho lão nếu lão chết đi. Đó là những thu xếp và suy nghĩ rất tỉnh táo của một người khi nhận ra đường cùng của mình. Đồng thời đó cũng là lòng tự trọng của một người đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền toái đối với hàng xóm, láng giềng.

Truyện “ Lão Hạc” hay ở chỗ đã thể hiện được một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hộ cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc gìn giữ nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Bị đặt vào hoàn cảnh không có lối thoát, buộc phải lựa chọn nhưng Lão Hạc không vì ham sống mà làm mọi việc đi ngược lại với lương tâm của mình. Lão lựa chọn cái chết, tự kết liễu thân xác già nua của mình để giữ trọn nhân cách và phẩm giá của một con người, không bị sa vào con đường lưu manh hóa.

Tham khảo !
9 tháng 10 2017

Bán chó!Sự việc này dường như không còn xa lạ với tôi bởi tôi đã nghe lão Hạc tâm sự .Thế nhưng lần này lại khác.Lão sang nhà tôi với dáng vẻ đau khổ.Bước vào nhà,vừa thấy tôi lão báo ngay" Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ".Lúc này,dù cố làm ra vui vẻ nhưng lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước.Vừa ngạc nhiên vừa ái ngại và muốn an ủi lão nên tôi hỏi có chuyện:"Thế nó cho bắt à?"Chao ôi!Bao nhiêu nỗi niềm trong lòng lão bỗng chốc tuôn trào khiến tôi áy náy vô cùng.Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những nếp nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra.Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc...Lão nói trong tiếng nấc:"Kh_ốn n_ạn ông giáo ơi!Nó có biết gì đâu!Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về,vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm.Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà,ngay đằng sau nó,tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên,hai thằng chúng nó chỉ lay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại.Bấy giờ cu cậu mới biết cu cậu chết!...Này!Ông giáo ạ!Cái giống nó cũng khôn!Nó cứ làm in như nó trách tôi;nó kêu ư ử,nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng:A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đán lừa một con chó,nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!"Lúc này đây,trông lão thật khắc khổ đáng thương.Tôi an ủi lão rằng bán hay là giết thịt là hóa kiếp cho nó,để nó làm kiếp khác.Trầm ngâm giây lát,lão chua chát bảo:"Ông giáo nói phải!Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người,may ra có sung sướng hơn một chút...Kiếp người như kiếp tôi chẳng han!...".Câu nói của lão khiến lòng tôi đau thắt,tôi muốn nói điều gì đó để an ủi lão nhưng có lẽ phải chờ dịp khác.Lão Hạc chào tôi rồi lủi thủi ra về.Nhìn dáng vẻ gầy guộc,từng bước chân chậm rãi liêu xiêu của lão trong buổi chiều tà,tôi chạnh lòng suy nghĩ về số phận và nỗi đau khổ của lão.

9 tháng 10 2017

bn có thể làm ngắn hơn k trog vbt viết k đủ bn ak

28 tháng 10 2018

1,Thần dùng phép lạ....ngăn chặn dòng nước lũ.Nước sông....đồi núi cao lên bấy nhiêu.

2.Đoạn văn trên nói cho ta biết về công trình đắp đê của người Việt cổ.Sự mong muốn ngăn chặn dông bão,chinh phục thiên tai của nhân dân ta.

12 tháng 4 2017

Ta có: \(\frac{1}{5}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{17}\)

\(=\left(\frac{1}{5}+\frac{1}{6}+...+\frac{1}{10}\right)+\left(\frac{1}{11}+...+\frac{1}{17}\right)\)

\(< \frac{1}{5}.6+\frac{1}{11}.6=\frac{5}{6}+\frac{6}{11}=\frac{101}{55}< 2\)

3 tháng 3 2022

bạn chi nhỏ câu hỏi ra nhé!!! 😅