K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:

A. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.

B. Cây xoài, cây ớt, cây đậu tương, cây hoa hồng, cây dừa.

C. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây xoan.

D. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.

Câu 2: Thân cây to ra do đâu?

A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.

B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.

C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thực vật với các sinh vật khác.

A. Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.

B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.

C. Thực vật rất đa dạng, phong phú.

D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.

Câu 4: Mạch rây và mạch gỗ ở cây có chức năng:

A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

B. Vận chuyển chất hữu cơ

C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

D. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:

A. Cây dong ta, cây giềng, cây gừng, cây cải       .

B. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.

C. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta, cây cỏ tranh.       

D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt, cây cà chua.

Câu 6: Đặc điểm của rễ móc là

A. rễ phình to.

B. rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

C. rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí.

D. rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

II. Phần tự luận (7 điểm).

Câu 7 (2 điểm).

          Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Thế nào là cây một năm và thế nào là cây lâu năm? Cho ví dụ?

Câu 8 (2 điểm).

a. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

b.  Kể tên những bộ phận chính của thân cây mà chúng ta đã học.

Câu 9 (3 điểm): Cho đoạn văn dưới đây:

          Dác và ròng.

          Cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ hai miền gỗ khác nhau:

Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.

          Quan đoạn văn trên và kiến thức hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong thực tiễn người ta chọn phần dác hay phần ròng để đóng đồ như: Bàn, ghế, làm nhà, làm cửa....? Tại sao?

b. Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Tại sao?



TÍCH TỚ NHA

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?

A. Bào quan                             B. Tế bào                  C. Mô                              D. Các cơ quan

Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?

A. Mô mềm                              B. Mô cứng               C. Mô phân sinh               D. Bào quan

Câu 3. Rễ cọc gồm:

A. Rễ cái và các rễ con

B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.

C. Các rễ từ cành đâm xuống đất

D. Rễ chồi lên mặt đất.

Câu 4. Rễ gồm mấy miền:

A.1                                         B.2                             C.3                                     D.4

Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:

A. Mặt trên ít lỗ khí hơn

B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.

C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn

D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn

Câu 6. Thân dài ra do đâu?

A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.

C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.

D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.

Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.

A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.

B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.

C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.

D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.

Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:

A.Thịt lá, ruột, vỏ

B. Bó mạch, gân chính, gân phụ

C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.

D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.

Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?

A. Vì làm thức ăn cho các.

B. Vì làm bể cá đẹp.

C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic

D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.

Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:

A. Cây mồng tơi          B. Cây me              C. Cây phượng                      D. Cây hoa hồng

Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:

A. Chiết cành.

B. Ghép cành

C. Giâm cành.

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:

A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.

B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.

C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.

D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

B/ TỰ LUẬN:

Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)

Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)

Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)

Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)



TÍCH TỚ NHA

22 tháng 3 2021

ở quận khác cũng được ạ 

1 tháng 5

mình ko ở Quận trong hà nội mà mình đang ở bình dương bạn ạ

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

6 tháng 12 2017

Đáp án B

Phương pháp : Chia hai trường hợp :

TH1 : Học sinh TWO làm được 2 trong số 3 bài trong đề thi.

TH2 : Học sinh TWO làm được cả 3 bài trong đề thi.

Cách giải :  Ω = C 2 n 3

TH1 : Học sinh TWO làm được 2 trong số 3 bài trong đề thi. Có  C n 2 . C n 1  cách

TH2 : Học sinh TWO làm được cả 3 bài trong đề thi. Có  C n 3  cách

Gọi A là biến cố học sinh TWO không phải thi lại

Đến đây chọn một giá trị bất kì của n rồi thay vào là nhanh nhất, chọn n =10 , ta tính được  P ( A ) = 1 2

 Mng mọi người giúp mình mai mình thi rùi ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I MÔN: TIN HỌC 7PHẦN TRẮC NGHIỆM   Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Trang tính gồm có:A. Các ô và các hàng.                                           B. Các cột và các hàng.C. Bảng chọn và thanh công thức.                                 D. Thanh tiêu đề và thanh công thức.Câu 2: Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính còn lại?A....
Đọc tiếp

 

Mng mọi người giúp mình mai mình thi rùi

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

MÔN: TIN HỌC 7

PHẦN TRẮC NGHIỆM

 

 

 

Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

 

Câu 1: Trang tính gồm có:

A. Các ô và các hàng.                                           B. Các cột và các hàng.

C. Bảng chọn và thanh công thức.                                 D. Thanh tiêu đề và thanh công thức.

Câu 2: Ô tính đang được kích hoạt có gì khác so với ô tính còn lại?

A. Được tô màu đen.                                             B. Có viền đậm xung quanh.

C. Có đường viền nét đứt xung quanh.                 D. Có con trỏ chuột nằm trên đó.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính, em nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu vào.

B. Để kích hoạt ô tính nào đó, em nháy nút phải chuột vào ô tính đó.

C. Các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là bảng tính.

D. Thao tác nháy chuột chọn một ô được gọi là kích hoạt ô tính.

Câu 4: Để tính tổng giá trị trong các ô E3 và F7, sau đó nhân với 10% ta thực hiện bằng công thức nào sau đây?

A. E3 + F7 * 10%.                       B. (E3 + F7) * 10%              C. = (E3 + F7) * 10%         D. =E3 + (F7 * 10%)

Câu 5:  Trong chương trình bảng tính, công thức nào sau đây là đúng:

A.  = (18+5)*3 + 23                                                                                                               B.  = (18+5).3 + 2^3

C.  = (18+5)*3 + 2^3                                                        D.  = (18+5).3 + 23

Câu 6: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, ta chọn khối đầu tiên rồi…

A.  nhấn giữ phím Delete và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

B.  nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

C.  nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

D.  nhấn giữ phím Alt và lần lượt chọn các khối tiếp theo.

Câu 7: Địa chỉ một ô là:

A. Cặp tên cột và tên hàng.    

B. Tên của hàng và cột nằm gần nhau.               

C. Tên của một khối bất kì trong trang tính.       

D. Tên của hàng mà con trỏ đang trỏ tới.

Câu 8: Ở ô E2 gõ =(9+3)/2+(7-5)^2*2, kết quả là:

A. 12                              B. 13                                       C. 14                  D. 15

Câu 9: Có thể quan sát ở đâu trên trang tính để biết được một ô chứa công thức hay chứa giá trị cụ thể :

A. Thanh công cụ          B. Thanh công thức.                C. Thanh bảng chọn.     D. Hộp tên.

Câu 10:  Giả sử trong ô A1 chứa số 25, ô B1 chứa số 15, ô C1 chứa số 20. Công thức tại C1 là:

A. =(A1*B1)/2            B. =(A1+B1)/2            C. =(A1+B1)/3            D. =(A1+B1)

Câu 11: Khi bảng tính đã đựợc lưu ít nhất một lần (đã có tên) ta muốn lưu với tên khác thì thực hiện:

    A. File\Open                        B. File\exit             

C. File\ Save                        D. File\Save as

Câu 12: Địa chỉ của một ô là:

    A.Tên cột mà ô đó nằm trên đó

    B. Cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên

    C. Tên hàng mà ô đó nằm trên đó         

    D. Cặp tên hàng và tên cột mà ô đó nằm trên đó

Câu 13: Ô B5 là ô nằm ở vị trí:

    A. Hàng 5 cột B                                      

B. Hàng B cột 5

    C. Ô đó có chứa dữ liệu B5          

D. Từ hàng 1 đến hàng 5 và cột A .

Câu 14: Một hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Để tính chu vi hình chữ nhật đó bằng Excel, em sử dụng công thức nào dưới đây:

A. (5+3)*2                           B. (5+3)x2

C. = (5+3)*2                        D. = (5+3)x2

Câu 15. Chương trình bảng tính là:

A. Phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng.

B. Phần mềm thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp).

C. Phần mềm xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.

D. Phần mềm giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp), xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.

Câu 16. Lợi ích của chương trình bảng tính là gì?

A.Việc tính toán được thực hiện tự động.

B. Khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động.

C. Có các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt.

D. Việc tính toán được thực hiện tự động, khi các dữ liệu thay đổi thì các tính toán cũng được cập nhật tự động, có các công cụ giúp trình bày dữ liệu nổi bật và đẹp mắt, có thể dễ dàng tạo ra các biểu đồ minh họa trực quan.

Câu 17. Màn hình làm việc của Excel có những gì?

A. Trang tính.                         

B. Thanh công thức.               

C. Các dải lệnh Formulas và Data.

D. Trang tính, thanh công thức, các dải lệnh Formulas và Data.

Câu 18. Các thành phần chính trên trang tính gồm:

A. Các hàng, các cột.

B. Các hàng, các cột và các ô tính.

C. Các hàng, các cột, các ô tính, hộp tên, khối và thanh công thức.

D. Hộp tên, khối, thanh công thức.

Câu 19. Ô B5 là giao nhau của hàng nào, cột nào?

A. Hàng B, cột 5.                                        B. Hàng 5, cột B.                    

C. Hàng 5, cột 5.                                        D. Hàng B, cột B.

Câu 20. C2:D3 là khối gồm các ô nằm trên các côt …., đồng thời nằm trên các hàng…..:

A. B và C ; 2 và 3.                                                         B. C và D ; 2 và 3.

C. B và D ; 3 và 4.                                                         D. B và D ; 2 và 3.

Câu 21. Giao của một hàng và một cột được gọi là

A. khối                 B. hàng                          C. ô tính                         D. cột

Câu 22: Muốn lưu trang tính em thực hiện.

A. Vào File / Save.                                               B. Vào  File / Open.         

C. Vào View / Save.                                             D. Vào Insert /  Save.

Câu 23. Để mở trang tính mới trong chương trình Excel, em nháy chuột vào bảng chọn:

A. File chọn lệnh Save.                               B. File chọn lệnh New.

C. File chọn lệnh Open.                              D. File chọn lệnh Print.

Câu 24. Khi nhập công thức vào một ô, đầu tiên em cần gõ dấu:

A. Dấu =                      B. Dấu *                          C. Dấu >                        D. Dấu /

 

 

 

 

 

--------------------------------Hết---------------------------------------

1
11 tháng 11 2021

Câu 23: B

Câu 24: A

6 tháng 5 2016

câu nào b

8 tháng 5 2016

câu j pn

27 tháng 12 2017

Câu 1 : Thế nào là danh từ ? ( 1 đ )

Đặt một câu có danh từ làm chủ ngữ và một câu có danh từ làm vị ngữ .

Câu 2 : Giải ngĩa từ " chân " trong " các câu sau và cho biết từ nào được sử dụng theo nghĩa gốc , từ nào được sử dụng theo nghĩa chuyển ? ( 2 đ )

a ) Người ta nói :  Đấy là bàn " chân " vất vả .

b ) Mặt trang hiện lên ở phía " chân " trời .

Câu 3 : Câu thành ngữ " Thầy bói xem voi " được rút ra từ văn bản nào ? Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ? ( 2 đ )

Câu 4 : Hóa thân vào nhân vật ông chủ cửa hàng cá để kể lại truyện " Treo biển " .

27 tháng 12 2017

Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản nào đó

Học phần tiếng việt, không khó lắm

Miêu tả cảnh sân trường hoặc người thân

3 tháng 12 2016

de cuong gi

16 tháng 3 2017

ban can de cuong gi?

27 tháng 12 2017

Đề thi nhưng mik chỉ nhớ mỗi tự luận câu 2 thôi nhe:

Đề bài:

Hãy tưởng tượng 10 năm sau em trở về ngôi trường hiện nay em đang học và những đổi thay có thể xảy ra

27 tháng 12 2017

A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC

I. Các thể loại truyện đã học

1. Truyện dân gian:

a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ…)Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ  đối thoại của nhân vật. 

II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.         

 a.   Truyền thuyết – cổ tích  

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống

- Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng.

- Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường.

- Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường…

Khác

- Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể.

- Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu  chuyện có thật.

- Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra.

- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng.

- Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật.

    

b. Ngụ ngôn – truyện cười

Ngụ ngôn

Truyện cười

Giống

Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán.

Khác

Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm)

Thể loại

Tên truyện

Nội dung, ý nghĩa

Truyền thuyết

Thánh Gióng

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Truyện cổ tích

Thạch Sanh

 Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Em bé thông minh

Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

Truyện ngụ ngôn

Ếch ngồi đáy giếng

  Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo.

Thầy bói xem voi

 Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Truyện cười

Treo biển

Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.

IV. Truyện Trung đại đã học (không tính văn bản đọc thêm)

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng

Chủ đề: Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính

- Nhân vật chính: Phạm Bân (Thái y lệnh họ Phạm)

- Phẩm chất của nhân vật chính: Là một bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức; hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Ông còn là người có bản lĩnh, không sợ uy quyền.

- Nội dung, ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Thành ngữ:

+ Lương y như từ mẫu.

+ Thầy thuốc như mẹ hiền.

B CHỦ ĐỀ 2PHẦN TIẾNG VIỆT

Kiến thức

Định nghĩa

Phân loại

Từ

(xét theo cấu tạo)

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

-Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành.  

VD: Nhà, xe, người,...

Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành.

+ Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. 

VD: Nhà cửa, sách vở,…

+ Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần.                      

VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, …

Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là  nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Có hai cách giải nghĩa của từ:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

* Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.

* Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc)

- Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển)

Phân loại từ theo nguồn gốc

- Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra.

VD: Cha mẹ, trẻ con,… 

-Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. Gồm:

+ Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì…

+ Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan…

Lỗi dùng từ

Có 3 loại lỗi dùng từ

Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu

=> Gây nhàm chán cho người đọc.

Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe.

- Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói.

Từ loại

Danh từ

- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

- Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

- Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

VD. Lan  học sinh.

  •  Có các loại danh từ:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

                  

Động từ

Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát…)

- Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng…để tạo thành cụm động từ.

- Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng…

*Có các loại động từ sau:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

Tính từ

Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

- Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quá, đã, sẽ ,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế.

- Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.

* Các loại tính từ:

               

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

    
    

   

CCHỦ ĐỀ 3PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự

1/ Văn bản là gìCác kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

- Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.

- Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

2/ Thế nào là văn tự sự?

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

3/ Cách làm bài văn tự sự.

+ Tìm hiểu đề, tìm ý

+ Lập dàn ý

+ Viết bài văn hoàn chỉnh

+ Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai.

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích) mà em yêu thích nhất.

Gợi ý

- Chú ý hình thức đoạn văn.

- Phải có câu chủ đề.

Đoạn văn: (Câu 1) Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vậ để lại cho em ấn tượng như thế nào?). (Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật. (Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện? (Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó. (Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật?

4. Một số đề bài HS tham khảo:        

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...).

Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới .

Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.

Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.

Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh”

MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Gợi ý:

a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu sắc của em về việc làm tốt ấy.

b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:

- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?

- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?

- Có những ai tham gia cùng em?

- Em đã làm những việc gì?

- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?

- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?

- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?

c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.

Đề 2:  Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa.

Gợi ý:

a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy.

b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi:

- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?

- Ai đưa em đi?

- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?

- Hành trình chuyến đi ra sao?

- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?

- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?

- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?

c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.

Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất.

Gợi ý

a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm.

b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm:

- Kỉ niệm bắt đầu như thế nào?

- Có những ai tham gia?

- Diễn biến của kỉ niệm ? 

- Kết quả ra sao?

c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân.

Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Gợi ý

a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy .

b. TB: 

- Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?

- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?

- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ? 

- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn?   

c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.

Đề 5: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.

* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.

a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.

b. TB:

- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.

- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó.

- Kể về tài năng, sở thích của người đó.

- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?

c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó.

Đề 6: Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn.

Gợi ý

- Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại.

- HS kể theo ngôi thứ nhất.

a. MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình.

(Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A)

b. TB:

- Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây…)

- Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba…thái độ của cây bàng non như thế nào?

- Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS)

- Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.)

c. KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường./.