K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

hok tốt

23 tháng 10 2018

Bạn viết rất hay nhưng mà bài này chỉ viết từ 8-10 câu thôi

14 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” Chắc hẳn mỗi một đứa trẻ khi sinh ra và đủ sự hiểu biết thì không ai là không nghe đến tên  Người- Hồ Chí Minh. Cả sự nghiệp của Người đều gắn liền với dân tộc ta, Người luôn luôn lo nghĩ cho con dân ta, mọt lòng hướng về những người con của Bác. Trong cuộc sống hàng ngày, Bác là người vô cùng giản dị, nếp sống mộc mạc, chân thành, tiết kiệm của Bác là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta hôm nay phải noi theo. Bác hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình, đến khi trước lúc lâm chung Người vẫn chỉ trăn trở việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng. Đúng như hai câu thơ mà nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng Bác Hồ: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Bác đã ra đi nhưng những tư tưởng chân lý của người vẫn còn sáng mãi. Các thế hệ nối tiếp Người sẽ luôn phải phát huy và làm theo những lời người đã khuyên nhủ, dạy dỗ. Mặt trời ấy sẽ luôn luôn sống mãi trong trái tim của cả dân tộc ta.

20 tháng 2 2019

nghị luận mà là lớp 6 ?

20 tháng 2 2019

chị google luôn rộng mở vòng tay vs ai gặp khó khăn đó bn

10 tháng 12 2017

aHoàn cảnh và tâm trạng của tác giả.

  • Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
10 tháng 12 2017

b mùa xuân Hà Nội.

3 tháng 4 2020

Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…

18 tháng 3 2022

refer

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/viet-6-8-cau-bay-to-tinh-cam-cua-em-doi-voi-bac-ho--

18 tháng 3 2022

Tham khảo:

May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng nói của Người - một người ông, người cha thân yêu, hiền từ của mỗi người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.
Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh. Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn nơi trái tim bao la yêu thương của Người. Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

 


Người trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người. Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

 


Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được sống và học tập trong một
nền độc lập, tự do, một đất nước không còn chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt
Nam yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi “cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường tồn và sống mãi trong sự nghiệp của dân tộc ta".

 

7 tháng 10 2020

Mỗi người chúng ta ai cũng đều có một gia đình riêng của mình, cũng đều được che chở cho trong vòng tay của cha mẹ và người thân. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý nhất đối với tâm hồn của chúng ta. Tình cảm đó chúng ta cần phải nâng niu và gìn giữ.

Từ xưa đến nay con người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng đều luôn đặt gia đình là nền tảng hàng đầu giúp con người trưởng thành. Mỗi người đều có một tình yêu thương với gia đình nhất định. Cha mẹ là người sinh ra ta nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là tình cảm cao quý nhất.

Chúng ta có thể phạm bao nhiêu lỗi lầm đi chăng nữa cha mẹ cũng luôn bao dung cho ta. Khi sinh ra, tiếng đầu tiên chúng ta cất tiếng gọi đó chính là hai từ cha, mẹ. Và chúng ta chúng ta có thể chọn cho mình mọi thứ: công việc, tình yêu, nơi ở,… nhưng không thể chọn được gia đình. Sự thiêng liêng xuất phát từ những điều đó.

Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của gia đình chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Khoảng cách về địa lý có xa bao lâu đi chăng nữa thì tình cảm gia đình cũng mãi mãi không cách xa. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Chỉ cần một sự quan tâm nhỏ cũng làm cho lòng ta ấm hơn rất nhiều, xua tan đi những mệt mỏi mà chúng ta có thể làm cho những người thân yêu.

Không có bất kỳ rào cản nào dành cho tình cảm gia đình nếu như chúng ta thật sự yêu thương nhau. Và ngược lại điểm tựa tinh thần của gia đình cũng là điểm tựa lớn nhất mà chúng ta có được khi đến với thế giới này. Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua ngày càng cuốn con người ta vào những mối quan hệ khác, thì cảm gia đình sẽ giúp con người ta xích lại gần nhau hơn. Nó được đặt trong rất nhiều những mối quan hệ khác nhưng vẫn chiếm vai trò thượng tôn.

Chúng ta cần hiểu rõ nhất vai trò của gia đình để có những cư xử đúng mực với các thành viên trong gia đình. Hãy luôn biết trân trọng tình cảm thiêng liêng này, đừng bao giờ để đến khi mất rồi mới biết hối hận. Hãy luôn yêu thương gia đình của mình nhé các bạn.