K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

- Chiến sĩ biên phòng chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu.
- Có những chiến sĩ dũng cảm như vậy, đặc biệt là ở các đảo đang có nguy cơ hoặc đã bị xâm chiếm thì f rất dũng cảm vì nguy cơ tử vong cao hơn các chiến sĩ còn lại trong đất liền và họ thường phải xa vợ con để bảo vệ những người dân thường.
- Kỉ luật của họ rất rất nghiêm, được rèn luyện kĩ càng để luôn trong tư thế chiến đấu, vd trên không, khi một máy bay bay vào địa phận của VN, radar sẽ lập tức lên tín hiệu, từ đó sẽ cò khoảng thời gian cảnh cáo và đe doạ vs đối phương, và nếu ko có sự chỉ đạo của cấp trên, các chiến sĩ trực ban lập tức có thể bán may bay (tuỳ vì còn có nhà dân nx) ^^
- 2014 khi TQ có xâm phạm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các chiến sĩ trong thời bình đã lên tàu, kèm sát nút, ko cho tàu bè TQ vượt qua được họ cx như ko cho TQ xâm phạm đc sâu vào lãnh thổ VN.
^^

14 tháng 10 2018

chết người

30 tháng 9 2018

Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự người chiến sĩ biên phòng đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.

Học tốt

10 tháng 10 2018

Tham khảo nhé :

Viết về hình ảnh người chiến sỹ bộ đội Biên phòng nơi biên cương của Tổ quốc, nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ sau:

Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.

Biên cương, hải đảo - những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ. Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.

Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song.

Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước. Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được. Nguyễn Đình Chiến trong bài thơ “Mùa xuân nơi hẹn gặp” đã viết:

Biên cương ơi ký thác của bao đời
Người sống để cháu con về hái lộc
Thơ đã viết đầm đìa trên cột mốc
Câu thơ nào tâm huyết của riêng tôi…

Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi. Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta. Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:

Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc
Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời

(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng).

Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:

Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi
Như cột mốc ngàn đời
Làm biên giới đất đai

(Vương Trọng - Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng).

Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương như Phạm Vân Anh đã phác họa rất đẹp: Đèo Sa Mù mây bay

Chúng tôi đi trong hành trình đỏ
Gieo xuống đất biên thùy hạt ban mai rực rỡ

(Hành trình đỏ)

Ở một góc nhìn khác của Phạm Thanh Khương, hành trình đỏ ấy mang những thương nhớ lo toan, khao khát ước mong của người lính hải đội biên phòng trên biển:

Những con tàu xé sóng ra đi
Để lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ
Giấu lo lắng trong từng nhịp thở
Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người

(Qua triền con sóng)

Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ. Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống. Thơ Nguyễn Đức Lợi cho ta một hình dung về mùa hè tây bắc đất nước, nơi chưa bao giờ vắng bóng chiến sĩ biên phòng:

Nay biên giới đang vào mùa bọ chó
Ruồi vàng bay rám cả vạt giang
Tai nóng giẫy từng cơn, từng cơn gió
Từ bên kia đất bạn đốt sang

(Thư gửi từ biên giới)

Trần Đăng Khoa có cái nhìn rất sâu, rất cảm và đầy chia sẻ nhân văn về những người lính biên phòng ở nơi núi cao heo hút:

Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già

(Đỉnh núi)

Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn. Trong một lần lên biên cương, Hữu Thỉnh đã xúc động viết:

Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em.

(Thư mùa đông)

Cái sự nhầm kia của người lính trẻ làm cho ta nghẹn ngào rưng rưng. Trong bài thơ “Trở về Bát Xát”, Lê Đình Cánh lại giúp ta thấy rõ hơn cảnh ngộ, gọi là thân phận cũng được của một cán bộ biên phòng:

Về đâu bác trưởng đồn thâm niên thượng úy
Ngôi sao cầu may chưa đậu xuống vai già
Thân gà trống ngại ngùng đi bước nữa/
Điếu cày khuya lưỡng lự vào ra!

(Trở về Bát Xát)

Giữa muôn vàn thử thách gian khó, hình ảnh chiến sĩ biên phòng hiện lên thật đáng yêu, đáng trân trọng. Những người lính ấy, vừa là chiến sĩ, vừa là thầy giáo, thầy thuốc và cũng là cán bộ thôn bản nữa. Thầy giáo biên phòng hiện lên trong thơ Trương Hữu Thiêm thật bình dị và gần gũi:

Chấm bài nào thầy cũng cho điểm cao
Nếu không thế mai họ không đến lớp
Bài văn tả có người hồn nhiên viết
“Thầy giáo biên phòng chăm như con trâu”

(Lớp học biên phòng)

Lính biên phòng là những người rất tình cảm. Tôi đã đến nhiều đồn biên phòng ở cả ba miền Bắc Trung Nam và cả biển đảo nên rất thấu hiểu điều đó. Những gì tôi cảm nhận được trong thơ viết về các anh trước hết bắt nguồn từ hồi ức kỷ niệm về bộ đội biên phòng sau các chuyến lên rừng xuống biển rất nhiều ấn tượng.

Khi đọc những vần thơ viết về sự gian lao mà cũng đầy hào hùng về những chiến sỹ Biên phòng nơi biên cương, hải đảo xa xôi của tổ quốc tôi chợt nghĩ đến hình ảnh thế hệ trẻ hôm nay. Các anh đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đấc, dòng sông, ngọn núi nơi biên cương, đem lại sự vui tươi, an lành cho những người thân, gia đình và những người xung quanh. Sự cống hiến của họ vừa mang trong mình những lí tưởng, mục đích cao đẹp, vừa lí trí.

Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự họ đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.

Hãy là những khóm “hoa lau” nơi biên giới xa xôi – những khóm hoa lau vừa tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng đầy tỉnh táo, phân minh trước sự đổi thay của thời cuộc./.

10 tháng 10 2018

Ai đi biên giới cho lòng ta theo với
Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình
Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh.
Biên cương, hải đảo- những vùng lãnh thổ vô cùng thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Từ muôn đời nay, bao thế hệ nhân dân, chiến sĩ đã đổ mồ hôi, xương máu để gìn giữ vẹn tròn bờ cõi của đất nước. Đấy là nguồn cảm hứng dạt dào cho nhiều người cầm bút trong đó có các nhà thơ. Đã có không ít bài thơ giàu chất sống, nhiều cảm xúc viết về biên giới hải đảo mà người lính quân hàm xanh là nhân vật trung tâm.
Trong tâm hồn mỗi người dân, tình yêu biên giới luôn là phần sâu sắc không gì có thể thay thế được. Mỗi dòng suối, ngọn núi ở đây, dù bé nhỏ đến đâu cũng là Tổ quốc, là tài sản vô giá ông cha ta để lại. Những dân binh, chiến binh muôn đời nay đã kế tiếp nhau bền bỉ, can trường giữ gìn cương vực của non song.
Vùng đất, vùng biển phên dậu mãi mãi là ký thác thiêng liêng và vững bền của nhân dân về sự toàn vẹn lãnh thổ và trường tồn của đất nước. Xưa cũng thế và nay cũng thế; không thế lực nào, dù hung bạo mưu mô đến mấy làm suy suyển, dập tắt được. Nguyễn Đình Chiến trong bài thơ “Mùa xuân nơi hẹn gặp” đã viết:
Biên cương ơi ký thác của bao đời
Người sống để cháu con về hái lộc
Thơ đã viết đầm đìa trên cột mốc
Câu thơ nào tâm huyết của riêng tôi…
Nói đến biên phòng không thể không nhắc đến những cột mốc hữu hình và vô hình trên những cánh rừng, dòng sông hay vùng biển đảo xa xôi. Người lính biên phòng cũng là những cột mốc chủ quyền của đất nước cũng như Tổ quốc là điểm tựa vĩnh hằng của chiến sĩ ta. Bằng tâm thức như vậy, Vũ Hiệp Bình đã khẳng định:
Với Tổ quốc, chúng tôi là cột mốc
Với chúng tôi, Tổ quốc là điểm tựa ngàn đời
(Tổ quốc, biên giới và chiến sĩ biên phòng).
Không gì đẹp hơn khi những chiến sĩ mang quân hàm lá cây là núi của núi, là sông của sông, là ruộng của ruộng, là đất của đất, là nước của nước nơi cương vực:
Đất vẫn đất nâng cao thế đứng
Và đồng đội chúng tôi
Như cột mốc ngàn đời
Làm biên giới đất đai
(Vương Trọng-Sáng chào cờ ở một đồn biên phòng).
Con đường trập trùng, đầy gian nan thử thách mà những người lính ấy đi qua là những hành trình đỏ gìn giữ bình yên và gieo mầm cuộc sống mới nơi biên cương như Phạm Vân Anh đã phác họa rất đẹp: Đèo Sa Mù mây bay
Chúng tôi đi trong hành trình đỏ
Gieo xuống đất biên thùy hạt ban mai rực rỡ (Hành trình đỏ).
Ở một góc nhìn khác của Phạm Thanh Khương, hành trình đỏ ấy mang những thương nhớ lo toan, khao khát ước mong của người lính hải đội biên phòng trên biển:
Những con tàu xé sóng ra đi
Để lại bãi bờ những nét cười giấu trong nỗi nhớ
Giấu lo lắng trong từng nhịp thở
Nuôi ước mơ, nuôi khao khát con người (Qua triền con sóng)…
Có đến với bộ đội biên phòng mới thấu hết những khó khăn vất vả và những thiệt thòi, hi sinh thầm lặng của họ. Mỗi bước đi là mỗi gian lao, mỗi ngày sống là mỗi thử thách trước khắc bạc thiên nhiên, trước nghiệt ngã cuộc sống. Thơ Nguyễn Đức Lợi cho ta một hình dung về mùa hè tây bắc đất nước, nơi chưa bao giờ vắng bóng chiến sĩ biên phòng:
Nay biên giới đang vào mùa bọ chó
Ruồi vàng bay rám cả vạt giang
Tai nóng giẫy từng cơn, từng cơn gió
Từ bên kia đất bạn đốt sang (Thư gửi từ biên giới).
Trần Đăng Khoa có cái nhìn rất sâu, rất cảm và đầy chia sẻ nhân văn về những người lính biên phòng ở nơi núi cao heo hút:
Những mùa đi thăm thẳm
Trong mung lung chiều tà
Có bao chàng trai trẻ
Cứ lặng thinh mà già (Đỉnh núi).
Đâu chỉ trong chiến tranh mà ngay cả thời bình người lính vẫn phải chịu những thiệt thòi, lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Cuộc sống đời thường của người lính biên phòng cũng đầy gian khổ, thiếu thốn. Trong một lần lên biên cương, Hữu Thỉnh đã xúc động viết:
Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em.(Thư mùa đông).
Cái sự nhầm kia của người lính trẻ làm cho ta nghẹn ngào rưng rưng. Trong bài thơ “Trở về Bát Xát”, Lê Đình Cánh lại giúp ta thấy rõ hơn cảnh ngộ, gọi là thân phận cũng được của một cán bộ biên phòng:
Về đâu bác trưởng đồn thâm niên thượng úy
Ngôi sao cầu may chưa đậu xuống vai già
Thân gà trống ngại ngùng đi bước nữa/
Điếu cày khuya lưỡng lự vào ra! (Trở về Bát Xát)…
Giữa muôn vàn thử thách gian khó, hình ảnh chiến sĩ biên phòng hiện lên thật đáng yêu, đáng trân trọng. Những người lính ấy, vừa là chiến sĩ, vừa là thầy giáo, thầy thuốc và cũng là cán bộ thôn bản nữa. Thầy giáo biên phòng hiện lên trong thơ Trương Hữu Thiêm thật bình dị và gần gũi:
Chấm bài nào thầy cũng cho điểm cao
Nếu không thế mai họ không đến lớp
Bài văn tả có người hồn nhiên viết
“Thầy giáo biên phòng chăm như con trâu” (Lớp học biên phòng). Lính biên phòng là những người rất tình cảm. Tôi đã đến nhiều đồn biên phòng ở cả ba miền Bắc Trung Nam và cả biển đảo nên rất thấu hiểu điều đó. Những gì tôi cảm nhận được trong thơ viết về các anh trước hết bắt nguồn từ hồi ức kỷ niệm về bộ đội biên phòng sau các chuyến lên rừng xuống biển rất nhiều ấn tượng. Vì thế, tôi đồng cảm với Nguyễn Đức Nhuận trong bài “Màu đỏ miền Đông”:Trận địa miền Đông bịn rịn cánh cò/Công sự đỏ ngụy trang bằng màu đỏ/Dù đi đâu trai biên phòng vẫn nhớ/Nhận ra nhau qua màu áo riêng mình; của Doãn Tấn trong “Bài thơ tháng Ba”:
Tháng ba đồng đội tôi ơi
Non xanh nước bạc ai người có nhau; của Nguyễn Xuân Thái trong bài “Sang suối”:
Tôi bâng khuâng nhìn lại bóng mình
Mỗi một lần sang suối
Dòng chảy nào cong hình dấu hỏi
Trong xanh quá thôi sao chẳng dễ trả lời; của Trần Lâm Bình trong bài “Chốt biên phòng”: Chốt biên phòng
Đường lên trời thì gần
Đường xuống chợ thì xa
Mỗi lần tuần tra
Lính biên phòng gỡ mây giăng đầy tiếng mõ…
Có lẽ vì thế mà tôi cũng đã viết bài “Vợ lính biên phòng” trong lần lên đồn Bạch Đích (Hà Giang) năm 1998, có những câu:
Gần chồng chẳng được mấy khi
Xa chồng, lại nhớ ngày đi thăm chồng
Đường lên dựng núi nghiêng sông
Cổng trời mây trắng bềnh bồng bám theo…và :
Gặp chồng bao nỗi rưng rưng
Lời yêu thương lại ngại ngùng nói ra/
Bâng khuâng chuyện xóm, chuyện nhà
Chuyện con nhớ bố, chuyện bà nhớ anh…
Nói sao hết những ngọn ngành
Về xuôi đôi chuyện dữ lành vướng theo
Ngước nhìn dáng đá cheo leo
Bóng xưa đổ xuống đỉnh đèo mây bay…
Tôi nghĩ, thơ đã ký thác vào biên cương những yêu thương, khát khao và hy vọng của chúng ta!
Khi đọc những vần thơ viết về sự gian lao mà cũng đầy hào hùng về những chiến sỹ Biên phòng nơi biên cương, hải đảo xa xôi của tổ quốc tôi chợt nghĩ đến hình ảnh thế hệ trẻ hôm nay. Các anh đã chiến đấu bảo vệ từng tấc đấc, dòng sông, ngọn núi nơi biên cương, đem lại sự vui tươi, an lành cho những người thân, gia đình và những người xung quanh. Sự cống hiến của họ vừa mang trong mình những lí tưởng, mục đích cao đẹp, vừa lí trí.
Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệt huyết và thực sự họ đã, đang và sẽ đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Những bước chuyển mình của đất nước này có sự đóng góp của họ và công lao của họ đang được cả xã hội ghi nhận. Minh chứng là những giải thưởng, những buổi vinh danh..đều xuất hiện hình ảnh những người trẻ năng động, khát khao cống hiến cho xã hội. Sự cố gắng của họ hôm nay đóng góp vào vị thế của một Việt Nam hùng cường trong tương lai. Nhưng bên cạnh những con người như thế không ít những người trẻ họ thực sự lạc lối, hoang mang trong việc chọn lựa cách thức đóng góp cho đất nước. Họ đang tham gia vào những hoạt động mà họ không biết được bản chất của hoạt động đó trên thực tế, họ thực sự trở thành những con rối trong tay những nhà “rân chủ”, những nhà “tự do” giả hiệu. Chúng đang biến những trái tim nóng của những con người trẻ thành những con người tiên phong trong chiến dịch cổ súy cho những giá trị mới mà chính họ cũng không hiểu được giá trị ấy mới đến đâu, nó có lợi gì cho đất nước này.
Hãy là những khóm “hoa lau” nơi biên giới xa xôi – những khóm hoa lau vừa tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ nhưng cũng đầy tỉnh táo, phân minh trước sự đổi thay của thời cuộc

28 tháng 11 2021

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Hok tốt^^

28 tháng 11 2021

bạn chép mạng

13 tháng 3 2022

pạn ơi nói nghe nè ..... bucqua bạn chép của bọn mk thì có khác éo gì chép mạng đou thà bạn tham khảo mạng r cắt bỏ thêm bớt mấy câu là thành văn của bn thôi mắc j bắt ngta ko chép mạng z pạn !                                  ( ò _ ó )

13 tháng 3 2022

Từ câu chuyện kể trong tác phẩm Mây và sóng, đã cho người đọc những cảm nhận thiêng liêng về tình mẫu tử và trách nhiệm của người con đối với gia đình. Giống như bao đứa trẻ khác, cậu bé cũng hồn nhiên và ham vui với những trò chơi mới lạ. Em muốn được là đám mây rong chơi trên bầu trời rộng lớn hay là con sóng nhỏ lăn xa ra mãi đại dương. Đó là những ước mơ về chinh phục thiên nhiên rất hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ. Thế nhưng, trong những ước mơ đó em luôn hình dung về mẹ, mẹ đợi em ở nhà và muốn em ở bên mẹ. Vì thế, em đã trả lời “làm sao có thể rời mẹ và đi được”. Câu trả lời của em cho thấy trách nhiệm và tình yêu thương của em đối với mẹ của mình. Mẹ đã sinh con trong bao khó nhọc ,đau đớn để rồi nuôi nấng ta qua những tháng ngày vất vả, gian nan. Hạnh phúc của em đơn giản là được bên mẹ và cùng đùa vui trong những trò chơi em tạo ra chứ không phải mây xa biển rộng. Từ câu chuyện của cậu bé đã nhắc nhở chúng ta về vai trò và trách nhiệm của người con trong gia đình. Bạn đã từng thấy ánh mặt mẹ ngóng trông mỗi khi mình đi học về muộn hay giọt nước mắt giấu vội khi mình ngang bướng cãi lời? Hãy yêu thương cha mẹ, hãy làm mẹ vui từ những hành động nhỏ hay lời nói quan tâm những lúc mẹ buồn. Hãy trân trọng khi còn có mẹ ở bên để quan tâm chăm sóc. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Thế nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với và dành tình yêu thương chân thành cho gia đình, đó là nghĩa vụ và cũng là tấm lòng hiếu thảo đền đáp công ơn sinh thành của mẹ cha.

Tham khảo nha

8 tháng 12 2021

đù ko chép chết mangjai biết được

8 tháng 12 2021
Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng trờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo Những bài ca dao
21 tháng 9 2018

Ngôi trường mơ ước của em là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi.Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Em rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.

21 tháng 9 2018

ngôi trường to,cò bay gãy cánh không hết,muốn đi từ cổng vào lớp phải dùng ô tô

25 tháng 11 2018

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).

Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

 Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

 Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

 Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng  thì thật là to lớn.

Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng  ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu