K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Chúng ta là học sinh , cũng là một con người , chúng ta biết trải nghiệm và cảm nhận. Chúng ta còn có cảm xúc . Cảm xúc của mình,của mn khi bị bắt nạt thật sự rất sỡ hãi và ảnh hưởng đến cả tâm lý . Lúc đó chúng ta như bị bỏ rơi,bị lãng quên. Chính bản thân tôi cũng đã từng trải qua . Lúc đó tôi rất sợ nhưng khi đó tôi mới nhận ra rằng mình cần mạnh mẽ , dũng cảm và tự tin hơn nữa để đối phó với hành động "bắt nạt" của  người khác . Bắt nạt là thử thách, chúng ta hãy cứng rắn hơn nữa để đối phó với vc lm xấu xa ấy . Vì chẳng ai thích và yêu hành động " bắt nạt" đó cả . Vì nó cần loại bỏ khỏi cuộc sống và đừng để cho nó tiếp diễn . Vì đây là hành động ko đáng tôn trọng 

c. Qua đó em hiểu tác giả là người như thế nào? Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu khổ 7,8 a. Tác giả nhắn nhủ gì đến những bạn bị bắt nạt ? Thái độ của tác giả trước hiện tượng bắt nạt thể hiện qua từ ngữ nào? b. Em có đồng ý với thái độ ấy của tác giả không? Vì sao? Phiếu học tập số 3Những đặc sắc nghệthuật của văn bảnNội dung chủ đề đặtra trong bài thơ?Ý nghĩa...
Đọc tiếp

c. Qua đó em hiểu tác giả là người như thế nào?

 

Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu khổ 7,8 a. Tác giả nhắn nhủ gì đến những bạn bị bắt nạt ? Thái độ của tác giả trước hiện tượng bắt nạt thể hiện qua từ ngữ nào? b. Em có đồng ý với thái độ ấy của tác giả không? Vì sao?

 

Phiếu học tập số 3

Những đặc sắc nghệ

thuật của văn bản

Nội dung chủ đề đặt

ra trong bài thơ?

Ý nghĩa bài học rút ra từ bài thơ

 

Phiếu học tập số 4

Tình huống Em sẽ làm gì?

1. Nếu em bị bắt nạt

2. Nếu chứng kiến chuyện bắt

nạt

3. Nếu em là người bắt nạt

người khác

 

Bài 4. Viết đoạn văn (5 câu) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt đang diễn ra ở các nhà trường hiện nay.

Bài 5. Tìm ý cho bài văn “Kể lại một trải nghiệm của bản thân” (Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.)

 

(?) Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

(?) Những ai có liên quan đến câu

chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?

1
19 tháng 9 2021

bài bắt nạt

Hiện tượng bắt nạt diễn ra phổ biến tại các trường học tại Việt Nam. Và dần dần, hiện tượng bắt nạt càng xảy ra với tính chất phức tạp và khó giải quyết hơn. Đằng sau những hành động bắt nạt tại trường học là những tổn thương của nạn nhân. Tổn thương không chỉ về thể chất mà còn cả về tinh thần có thể hủy hoại cuộc đời của một con người. Còn đối với chính người bắt nạt, điều đó sẽ mãi là một vết nhơ không thể nào rửa sạch. Đứng trước hiện tượng bắt nạt, chúng ta cần có thái độ gay gắt, phản đối bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn hành động bắt nạt xảy ra tại trường học. Việc này cần sự chung tay giúp sức của gia đình và hợp tác từ phía nhà trường và học sinh.

29 tháng 9 2023

Bắt nạt là một trong những tính xấu.Hiện tượng bắt nạt ở trường em rất ít. người bị bắt nạt sẽ bị tổn thương tinh thần khiến họ dễ bị điên loạn do bị bắt nạt quá nhiều.Còn người bắt nạt sẽ bị coi là người xấu ,không có bạn bè.em không đồng tình để việc bắt nạt xảy ra nhằm tạo ra một xã hội văn minh.

24 tháng 10 2021
 

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

13 tháng 4 2023

Đề bài yêu cầu viết từ 10-12 câu mà cậu viết dài dòng thế 🙂

 Bài thơ đã khắc họa thực trạng nhức nhối trong xã hội đó là: bắt nạt và bao lực học đường. Chúng ta đều biết đến mức độ nghiêm trọng của hành động bắt nạt và bạo hành người khác. Nó không chỉ gây sát thương về mặt thể chất mà còn tổn thương trong tầm hồn những người bị bắt nạt. Chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được có những hành động bắt nạt người khác. Câu thơ "Đừng bắt nạt bạn ơi" là một lời khuyên chân thành và tha thiết. Đồng thời là lời động viên chúng ta căn ngăn những hành động bắt nạt diễn ra xung quanh cuộc sống. Hành động nhỏ nhưng có thể cứu vớt cuộc đời của một con người vì vậy chúng ta cần có hành động ngăn chặn và lên án để những hành vi bắt nạt người khác không được phép tiếp diễn. 

22 tháng 9 2023

Ko giúp âu 😅.

Tham khảo nhe!!

Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nói lên một thực trạng trong cuộc sống. Đó là vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều. Nhân vật trong bài để khẳng định thái độ “không thích bắt nạt” và cho rằng “bắt nạt là xấu”. Để từ đó, tác giả hướng người đọc đến cuộc sống lành mạnh hơn. Đồng thời, mỗi người đều có những sở thích, đam mê riêng. Và chúng ta luôn mong muốn cuộc sống của mình hạnh phúc. Những câu hỏi tu từ được lặp đi lặp lại cuối đoạn thơ “Sao không trêu mù tạt?”, “Sao không yêu lại còn…?” vừa tạo nhịp điệu cho bài thơ, vừa gửi gắm lời khuyên quý giá. Cuối bài thơ, tác giả một lần nữa khẳng định “vẫn không thích bắt nạt” với lí do “vì bắt nạt rất hôi”. Chỉ một từ “hôi” nhưng lại đánh vào tâm lí mỗi người. Người đọc đã nhận ra cần đối xử tốt với bạn bè, có thái độ hoà đồng và đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực những bạn yếu hơn mình. Qua đó, chúng ta cần có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.

18 tháng 11 2016
     Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!
5 tháng 4 2023

Chúng ta đang sống trong một đất nước Việt Nam tươi đẹp,đất nước chúng ta là đất nước hòa bình nhất.Thay vì chúng ta bắt nạt,bạo lực học đường,chúng ta hãy giúp đỡ những người yếu hơn và chúng tay bảo vệ một Việt Nam tươi đẹp