K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2018

Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan-chô khuyên can, xong Đôn–ki-hô-tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn–ki–hô-tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt, vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô-tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô-tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

2 tháng 10 2018

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan - chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

9 tháng 10 2016

Bạn tham khảo bài này nhé ! 

 

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan -chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

 

 

9 tháng 10 2016

Đôn Ki-hô-te mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác.Trên đường đi,đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió.Mặc cho Xan- chô khuyên can, xong Đôn –ki-hô -tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn –ki –hô -tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt. vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan- cho chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô -tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô -tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 10 2016

Đôn Ki-hô-te mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, 2 người gặp những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-te tưởng rằng chúng là những tên khổng lồ một mắt nên xông vào đánh, Xan-chô Pan-xa chỉ dám đứng ngoài can ngăn. Kết quả Đôn Ki-hô-tê bị thương nhưng ko kêu la gì cả. Suốt đường đi, Xan-chô Pan-xa ăn uống no say, Đôn Ki-hô-tê ko ăn gì cả. Tối hôm đó, Xan-chô Pan-xa ngủ say còn Đôn Ki-hô-tê ko ngủ để nghĩ đến tình nương của mình. Sáng hôm sau, 2 người tiếp tục cuộc hành trình.

25 tháng 10 2016

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan -chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".



 

16 tháng 4 2018

Chọn đáp án: D

6 tháng 12 2021

C

 

17 tháng 4 2019

Chọn đáp án: C

17 tháng 10 2016

Văn bản đánh nhau vs cối xay giói:

Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng.

Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan -chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".

Văn bản chiếc là cuối cùng:

Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ- men, một hoạ sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô Ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men ban đau mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng.

29 tháng 1 2017

anh tuấn tao

18 tháng 10 2019

Qua nhân vật Xan- chô Pan-xa, tác giả cảnh tỉnh mọi người trước lối sống thực dụng,chăm chút quá đến nhu cầu của bản thân khiến con người trở nên tầm thường ích kỉ. 

   P/S: có lẽ là đúng ạ vì mình học theo như giáo viên của mình dạy 

28 tháng 5 2022

bn tham khảo những ý hay trg bài nhé

nguồn: Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất (24 mẫu) - Văn 9

Nhắc đến phong trào thơ mới trước Cách mạng tháng tám năm 1945, ta không thể nào không nhắc đến nhà thơ Huy Cận. Ông là một nhà thơ với tâm hồn tươi trẻ, dạt dào tình yêu thiên nhiên và lúc nào cũng nhìn thấy những sự sôi nổi, tươi vui từ trong những hình ảnh của đất nước, con người ở thời đại mới. Đoàn thuyền đánh cá chính là một bài thơ nói lên cái chất riêng trong thơ của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1968, trong một chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh. Đọc bài thơ, ta thấy được một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đây cũng là một khúc ca hùng tráng về đất nước, về con người.

Khác với cuộc sống của những người bình thường, khi họ đi làm vào ban ngày và trở về vào buổi tối thì những người ngư dân trên biển lại bắt đầu làm việc khi mọi người ai nấy đã trở về nhà:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi"

Một hình ảnh thiên nhiên thật đẹp được tác giả gợi tả qua câu thơ đầu tiên của bài thơ. Đó là lúc hoàng hôn buông xuống, mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang chìm dần xuống đáy đại dương. Sóng khi ấy cũng đã cài then, để màn đêm buông xuống với cái cửa tối đóng sầm lại. Hình ảnh so sánh giàu tính nghệ thuật, gợi liên tưởng thật thú vị qua hai câu thơ đầu tiên. Chính trong hoàn cảnh vào ban đêm ấy, người ngư dân phải ra khơi, bắt đầu công việc của mình. Từ "lại" cho thấy đây không phải công việc bất chợt mà nó được lặp đi lặp lại, có tính thường nhật. Người ngư dân vốn đã quen với cái nghề "lênh đênh sóng nước" này rồi. Bắt đầu làm việc, họ cũng bắt đầu cất lên tiếng hát yêu đời, say mê: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Người ngư dân cất lên những câu hát về cuộc sống trong suốt hành trình làm việc kéo dài từ đêm tới sáng của mình. Họ hát về những thứ:

"Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!

Trong câu hát của những người ngư dân, ta thấy được hình ảnh của các loài cá. Nào là cá bạc, cá thu.. là những sự hiện thân sáng rõ nhất của biển cả, của đại dương mênh mông. Hình ảnh so sánh "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" cho thấy một tài nguyên biển vô cùng phong phú, giàu có ở vùng biển Quảng Ninh. Vô vàn những loài cá tươi ngon ấy, hãy đến dệt lưới cho người ngư dân ngay thôi nào! Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người ngư dân trên biển. Dù vất vả, khó khăn nhưng không gì có thể khiến họ đầu hàng được.

Với câu hát yêu đời, người ngư dân có một đêm làm việc hăng say trên biển:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận, lưới vây giăng"

Nhà thơ Huy Cận đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh thơ đầy thi vị: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng". Con thuyền được con người làm chủ tay lái, làm chủ tự nhiên "lái gió" và thiên nhiên "buồm trăng". Lái gió và chở cả trăng, chắc có lẽ ta không thể tìm được ở đâu một hình ảnh thơ độc đáo đến như vậy. Con thuyền tự do lướt giữa bầu trời và biển cả, cũng là một hình ảnh sáng tạo như ở câu thơ trên. Người ngư dân đang dàn thế trận, chờ đón kết quả của một buổi tối làm việc chăm chỉ.

Khổ thơ thứ tư càng làm rõ hơn tâm thế làm chủ thiên nhiên của con người:

"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

Một lần nữa, câu hát của người ngư dân lại cất lên, nhưng đó không phải câu hát thúc đẩy, khích lệ nhau bắt đầu làm việc nữa mà có lẽ là câu hát yêu đời, tha thiết gọi đàn cá đến đây để kéo được một mẻ lưới tươi ngon. Lời hát cùng với tiếng sóng gõ vào mạn thuyền như bắt nhịp với nhau, vừa hát vừa có tiết tấu, gợi hình ảnh đầy lãng mãn của con người lao động. Họ làm việc tuy vất vả nhưng vẫn luôn tươi vui. Câu thơ thứ ba là hình ảnh so sánh "Biển cho ta cá như lòng mẹ". Biển được so sánh với "lòng mẹ", mà lòng mẹ thì bao la, rộng lớn biết bao, biển đem đến cho ta thức cá tươi ngon, là thành quả cũng như nguồn sống của người ngư dân. Không những thế, mẹ thiên nhiên còn nuôi dưỡng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Sau cả một đêm làm việc vất vả, trời lúc này cũng đã sáng:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Trời đã sáng rồi, và thành quả của người ngư dân đang ở ngay trước mắt. Họ kéo được một mẻ cá đầy, đến mức "xoăn tay", và hiện lên trước mắt họ là những vảy cá lóe sáng lấp lánh dưới ánh nắng hồng. Có thể nói, nhà thơ đã không bỏ sót bất kì một hành động nào của người ngư dân. Những hành động rất đỗi quen thuộc hằng ngày của họ cũng có thể trở thành một hình ảnh thơ đầy tính nghệ thuật dưới con mắt của nhà thơ Huy Cận.

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả thật đẹp ở khổ thơ cuối:

"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Đây là lần thứ ba câu hát được lặp lại trong bài thơ. Câu hát lúc này như trở thành một điệp khúc, nó được cất lên mỗi khi đoàn thuyền đánh cá đang muốn truyền tải một điều gì đó. Ở trong lời thơ cuối này thì có lẽ nhà thơ muốn truyền tải đến người đọc tinh thần lạc quan, yêu đời, tự tin chạy đua cùng với thiên nhiên của người ngư dân. Đoàn thuyền đang chạy đua thật nhanh với biển cả, để trở về trước khi bình minh lên cho kịp đưa những mẻ cá tới tay người bán. Hai câu thơ cuối là hình ảnh thơ đẹp nhất trong bài:

"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Mặt trời được nhân hóa đang "đội" cả biển lớn, mở ra một ngày mới tràn đầy sôi động, đầy sức sống. Câu thơ sau với hình ảnh "Mắt cá huy hoàng" cho thấy sự tươi ngon, mặn mà của hải sản - cái mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho chúng ta. Có thể nói, toàn bộ bài thơ là một bức tranh lao động đầy nhiệt huyết, tươi vui của người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Bức tranh ấy mở ra trước mắt người đọc một cuộc sống mới của đất nước khi bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sản xuất.

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận đã cho thấy một cảm hứng lãng mạn, một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, mang âm hưởng hào hùng. Không chỉ vậy, nó còn làm hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của người dân lao động và sự giàu có, phong phú của biển cả dành cho con người. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về hồn thơ Huy Cận và tấm lòng của ông đối với quê hương, đất nước.