K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

mình chỉ gợi ý cho bạn thôi nha.dàn bài thôi:
mở bài:
đỗ phủ là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
bài ca nhà tranh bị giò thu phá của ông là một tác phẩm tiêu biểu. bài thơ như lời kêu than,ước mơ ,nỗi bất hạnh nghèo đói của đỗ phủ
thân bài:
nói nỗi khổ của nhà thơ trong cơn hoạn nạn:căn nhà rách nát,ọp ẹp đỡ sao qua cơn gió mạnh tháng tám,tranh nhà bị gió cuốn bay đi mất,cảnh nhà tan tác,tiêu điều.ấy vậy mà lại còn bị lũ trẻ con kinh thường là mình già không gào thét được chúng.sự ấm ức của nhà thơ.tuy vậy nhưng đỗ phủ cũng xót thương cho lũ trẻ con đó,tại sao chúng lại phải làm như vậy đó là do lúc đó xã hội trung quốc đang loạn ly,con người rất nghèo khổ.tác giả không ngủ được vì đau ốm,bệnh tật,vì rét,lo cho vận mệnh đất nước
-câu hỏi tu từ đêm dài ướt át sao cho trót? như tiếng thở dài,phản ánh hiện thục bế tắc mà không chỉ riêng nhà thơ mà còn cả xã hội đang phải gánh chịu

qua đó em thật cảm thông cho cái hoàn cảnh nghèo khổ của đỗ phủ,tấm lòng,sự lo lắng cho hoàn cảnh khó khăn của đất nước mình
-đoạn còn lại:
- ước vọng của nhà thơ:có nhà rộng muôn ngàn gian để có thể tránh thân mình nói riêng và cũng đồng thời che chơ cho những người có hoàn cảnh như mình.đo' là một ước mơ cao cả
-qua đó thì cho em hiểu thêm về đõ phủ:là một người có lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.
kết bài:
từ đó bạn rút ra bài học gì(tự suy nghĩ ha)(gợi ý:phải thông cảm hiểu cho hoàn cảnh những mảnh đời nghèo khó và thật may mắn cho mình khi có điều kiện sống khá tốt.....còn nữa thì tự nghĩ nhé bạn)
à!vì đây là một bài văn biểu cảm,cảm nghĩ nên bạn không nên lạc đề làm một bài phân tích tác phẩm mà trong bài bạn luôn phải đánh giá, nhận xét,tìm và phân tích kĩ các điểm sáng nghệ thuật có trong bài.hì được rồi đó.chúc bạn đạt điểm thật tốt nhé.

Chúc bạn học tốthihi

1 tháng 8 2018

1. Mở bài

-Giới thiệu sơ lược

+Tác giả Đỗ Phủ.

+Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc. Tên chữ là Tử Mĩ, bút hiệu là Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam.

+Ông đỗ đạt muộn, ra làm quan trong một thời gian rất ngắn.

+Năm 759, ông từ quan về quê, sống trong cảnh nghèo khổ cùng gia đình.

-Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.

+Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác trong thời gian ông về quê, sống cảnh nghèo khổ cùng gia đình.

+Cảm nhận chung Phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình Thể hiện lòng nhân ái cao cả của Đỗ Phủ trước những cảnh đời bất hạnh như mình.

2. Thân bài

a. Nỗi khổ tâm của nhà thơ trước cảnh căn nhà tranh bị gió thu thổi tốc mái

-Hình ảnh ngôi nhà tan hoang

''Tháng tám thu cao gió thét già,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta... ''

Thời gian là cuối thu (Thu cao), gió thổi rất mạnh (gió thét già), cả mái nhà bị gió thu thổi bay (cuộn mất ba lớp tranh..). Mảnh treo trên ngọn cây cao trong rừng xa, mảnh rơi vào mương nước trước mặt...

-Tâm trạng đau xót và bất lực của nhà thơ

+Trước cảnh lũ trẻ lao vào cướp những tấm tranh lợp nhà, nhà thơ đau lòng nhưng

''Môi khô miệng cháy gào chẳng được,

Chống gậy quay về lòng ấm ức.''

→ Tình cảnh khốn, khổ của gia đình nhà thơ trong đêm mưa lạnh

⇒ Gió gào thét, màn đêm buông xuống cùng cơn mưa rả rích suốt đêm đã đẩy vợ chồng, cha con nhà thơ vào cảnh ngộ đáng thương: Nằm co quắp trong đống chăn đệm cũ nát, lạnh ngắt, dưới trời mưa dầm dề, giá buốt.

-Những hình ảnh tả thực gây xúc động:

''Trời thu mịt mịt, đêm đen đặc,

Dày hạt mưa mưa, mưa chẳng dứt,

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt...

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu... ''

-Nhà thơ vốn ít ngủ từ khi thời thế lâm vào cảnh binh đao, loạn lạc. Suốt đêm mưa lạnh, ông trằn trọc, thao thức, mong trời mau sáng. Ước mơ cao cả xuất phát từ tấm lòng nhân ái của nhà thơ

+Trong cảnh bị mưa dập, gió vùi, nhà thơ đau lòng nghĩ đến bao nhiêu kẻ sĩ nghèo khó cũng lâm vào cảnh ngộ khốn khổ như mình.

+Ông ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian để che chở cho họ: ''Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,

Che khắp thiên hạ kể sĩ nghèo đểu hân hoan...''

→ Nếu ước muốn ấy thành sự thực thì dù: “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!”

⇒ Quên mình vì người, đó là lòng nhân ái cao cả của nhà thơ.

3. Kết bài

Ấn tượng chung về bài thơ và tác giả “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Nguyễn Du, nhà thơ kiệt xuất của nước ta đã tôn vinh Đỗ Phủ là “Bậc thầy muôn đời của vãn chương muôn đời”.

28 tháng 3 2017

Chọn đáp án: D

29 tháng 12 2021

muốn giặc hoảng sợ bỏ chạy 

và nói nước nam là của người nam k ai được xâm phạm

16 tháng 10 2018

Đỗ Phủ và Lí Bạch là hai nhà thơ lớn xuất sắc của Trung Quốc. Thơ của hai người tràn ngập tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống...

Lý Bạch được mệnh danh là "Thi Tiên", nghĩa là tiên thơ.

16 tháng 10 2018

Lý Bạch – Wikipedia tiếng Việt 

Đỗ Phủ – Wikipedia tiếng Việt

Bn vào 2  link đó sẽ rõ

Chưa học nên chưa bik

Hok tốt

# Smile #

8 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Nhà văn Hoài Thanh có nói: "Thơ Bác đầy trăng". Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ".

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế "vượt ngục" đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ"…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy "thân thể ở trong lao" nhưng "tinh thần" ở ngoài lao"

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm", cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Ta thấy: "Nhân, Nguyệt" rồi lại "Nguyệt, Thi gia" ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: "Tù nhân" đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. "Ngắm trăng" là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ "thép" nào mà vẫn sáng ngời chất "thép". Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: "Trăng vào cửa sổ đòi thơ…", "… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…", "Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…" Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt "Ngắm trăng" này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. "Song thưa để mặc bóng trăng vào"… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – "Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén" (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.

Trong đề này em đi sâu vào phân tích ý "Cuộc vượt ngục tinh thần": Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù.. ..

15 tháng 9 2018

- Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

    + Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

    + "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

    + "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường" : khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

    + Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

    + Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

2 tháng 12 2021

C

2 tháng 12 2021

C

Sao ko có nhan đề vậy bạn?

29 tháng 10 2021

Sự ra đời của bài thơ gắn liền với truyền thuyết: Bài thơ được thần ngâm vang lên trong đêm tối ở đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Như Nguyệt. Vì vậy bài thơ này đựoc mệnh danh là bài thơ thần.