K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2015

là quạt giấy

14 tháng 7 2019

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương ***** chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

14 tháng 7 2019

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.

21 tháng 3 2018

a) Voi uống nước bằng vòi.

b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.

c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.

29 tháng 8 2017

ông ấy còn nhiều lắm !! trả lời nhanh nha !

29 tháng 8 2017

10 bn nhé 

tk cho mình đi đang thiếu điểm

15 tháng 3 2019

Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

- Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa: mõ

- Tạo ra hình trên giấy, vải, tường,.. bằng đường nét, màu sắc: vẽ

8 tháng 8 2019

Chân dung của Vũ Nương:

Vũ Nương quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, xinh đẹp.

Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Biết giữ gìn khuôn phép, vì vậy cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Trương Sinh đi lính, nàng phải gánh bao vất vả phải sinh nở và nuôi con một mình chăm sóc mẹ già khi ốm đau, khi mẹ mất lo toan như cho mẹ mình. Nàng đã làm tròn bổn phận làm dâu. làm vợ, làm mẹ.

Vũ Nương cũng giống như bao nhiêu người chinh phụ khác, lúc nào nàng cũng ước mong người chồng trở về đoàn tụ. Khát vọng hạnh phúc ấy thật là bình thường giản dị. Người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm luôn khao khát chồng đi lính sẽ được phong tước, phong hầu, để rồi một ngày kia “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Còn Vũ Nương chẳng ham công danh, võng lọng chỉ xin ngày về mang theo hai chữ “bình yên”. Vũ Nương xem trọng hạnh phúc gia đình, xem đó là tất cả của cuộc đời mình.

Cái chết của Vũ Nương:

Trương Sinh trở về, ước mong của Vũ Nương sắp trở thành hiện thực nhưng không ngờ lại có một cuộc chia li vĩnh viễn.

Trương Sinh bế con, nó không theo, chàng dỗ con. Không ngờ thằng bé ngây thơ lại nói: Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi chỉ nín thin thít... Trương Sinh gặng hỏi con, thì đã được bé Đản nói rõ ràng: Cha nó ngày nào cũng đến, mẹ nó đi cha nó cũng đi theo, vốn tính cả ghen, Trương Sinh cho rằng có người đàn ông thứ hai xen vào gia đình mình.

Nghi ngờ này sẽ được giải tỏa nếu Trương Sinh cho biết câu nói của con. Trương Sinh không làm như vậy. Cái thói ghen tuông thô lỗ ăn sâu vào tâm trí, khiến cho Trương Sinh mất lí trí, thiếu tỉnh táo đã mắng nhiếc Vũ Nương thậm tệ rồi đánh đuổi nàng đi. Trương Sinh bất chấp những lời thanh minh, van xin tha của Vũ Nương, khiến nàng chỉ còn một con đường lấy cái chết để giãi bày lòng mình.

Từ đây ta nhận thấy nguyên nhân cái chết của Vũ Nương còn do: Chiến tranh li tán, vợ phải xa chồng tạo nên mối ngờ vực, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Cái chết của Vũ Nương đã chứng minh rằng: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông và sẻ chia.

8 tháng 8 2019
Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất của vẻ đẹp tâm hồn con người. Vậy vị tha nghĩa là gì và đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Vị tha chính là sống vì người khác, không ích kỉ hay mưu lợi cá nhân với xuât phát điểm không gì khác ngoài một trái tim biết yêu thương đồng loại. Trong công việc, một con người có được đức tính này luôn đặt lợi ích tập thể lên trên tư lợi cá nhân, không lười biếng, ỷ lại hay tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Trong quan hệ với mọi người, họ luôn vui vẻ, hòa nhã, biết đồng cảm sẻ chia và sẵn lòng thứ tha cho lỗi lầm của kẻ khác. Bởi vậy, lòng vị tha giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp ta tìm được sự bình an, thanh thản trong tâm hồn, giữ được cảm tình, sự tôn trọng từ những người xung quanh. Đồng thời, lòng vị tha cũng kéo người gần lại với nhau hơn, góp phần kiến tạo một xã hội lành mạnh và bác ái, nơi độc ác mưu toan không còn chỗ đứng. Và còn một điều ta luôn phải nhớ, sống vị tha không đồng nghĩa với việc nuông chiều, dung túng những thói hư tật xấu hay mượn hành động thiện nguyện để đánh bóng tên tuổi. Bởi chỉ những điều xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn mới có thể chạm tới trái tim người khác. Mỗi chúng ta hãy học cách lắng nghe, chia sẻ và tha thứ cho người khác cũng như chính bản thân mình, để lòng vị tha có thể lan tỏa mạnh mẽ và giúp cho cuộc đời đẹp đẽ, hạnh phúc hơn
CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
22 tháng 12 2022

Gợi ý viết đoạn văn:

1. Mở đoạn: giới thiệu, dẫn dắt vấn đề.

2. Thân đoạn: giải quyết vấn đề:

- Giải thích thế nào là tình yêu quê hương.

- Nêu hiện trạng và đánh giá về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ ngày nay:

+ Tiếp nối truyền thống cha ông, họ vẫn là những người yêu nước (chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể như: các bạn trẻ tình nguyện đến khu cách li chống dịch Covid 19, các bạn trẻ có nhiều cống hiến cho kinh tế - văn hóa - xã hội của nước nhà,...) -> Đây là điều đáng tự hào, cần được gìn giữ, phát huy.

+ Bên cạnh đó, vẫn có những cá nhân sống quay lưng với quê hương, đất nước (chứng minh bằng dẫn chứng như: cá nhân theo các tổ chức phản động,...) -> Đây là điều đáng phê phán, loại bỏ.

- Làm thế nào để thế hệ trẻ luôn yêu quê hương, đất nước? 

+ Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức.

+ Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm bồi đắp, giáo dục cho thế hệ trẻ.

+ Nên đẩy mạnh các chính sách khen thưởng, khích lệ những bạn trẻ có đóng góp cho đất nước.

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề + Liên hệ bản thân.