K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2018

Qúa trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám

- Giai đoạn đầu ( từ đầu TK XX đến khoảng 1920) chủ yếu thơ ca của chí sĩ cách mạng (Phan Bội Châu), mặt nghệ thuật vẫn ảnh hưởng từ văn học trung đại.

   + Bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu vẫn mang hình thức văn học trung đại nhưng nội dung được đổi mới khi nói về lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai

- Giai đoạn thứ hai ( 1920 -1930) công cuộc hiện đại hóa văn học đạt thành tựu đáng nghi nhận. Văn học giai đoạn này đổi mới, có tính hiện đại, yếu tố thi pháp trung đại vẫn tồn tại, phổ biến

   + Hầu trời thể hiện cái tôi cá nhân tự do, phóng túng, phảng phất cái ngông của nhà Nho tài tử.

- Giai đoạn 3 (khoảng 1930- 1945) văn học hoàn tất quá trình hiện đại hóa, với nhiều cuộc cách trên sâu sắc trên mọi thể loại. Đỉnh cao thơ mới Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...thể hiện cái tôi cá nhân được giải phóng khỏi hệ thống ước lệ thơ ca trung đại, trực tiếp quan sát thế giới, lòng mình bằng con mắt của cá nhân.

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *Câu 6: Ước...
Đọc tiếp

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *

Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *

Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *

Câu 6: Ước muốn của em trong học tập và cuộc sống là gì? *

Câu 7: Nếu cho em được thay đổi một điều gì đó trong môn Ngữ văn để việc học tập trở nên hiệu quả và ý nghĩa hơn thì em sẽ thay đổi điều gì? *

Câu 8: Nếu muốn bản thân trở nên tốt hơn so với hiện tại thì em sẽ thay đổi điều gì trong con người của mình? *

 

0
20 tháng 8 2016

câu 1 :

 

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

20 tháng 8 2016

câu 2 :

Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.


 

5 tháng 5 2020

1. Giải thích ý kiến trên đây của Sóng Hồng

- "Thơ là thơ" vi thơ là một sáng tạo đặc biệt của con người. "Thơ là thơ" vì thơ là cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, là cái đẹp của cuộc sống, là cái đẹp của thiên nhiên tạo vật, là cái đẹp ngôn ngữ trau chuốt, hàm súc và hình tượng được kết tinh qua tâm hồn thi sĩ. "Thơ là thơ" chứ không phải văn xuôi, vì thơ là "tiếng hát của trái tim".

- Thơ là nhạc vì thơ có nhạc điệu, vần điệu, nhịp điệu. Nghe nghệ sĩ đọc thơ, ngâm thơ, tâm hồn ta bị lôi cuốn tưởng như được nghe một khúc ca, một bài hát, lúc lên bổng, lúc xuống trầm, lúc du dương, ngọt ngào, lúc não nùng, thiết tha:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơ mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng...

(Vội vàng - Xuân Diệu)

- Thơ có hình tượng nên thơ là họa, là chạm khắc theo một cách riêng, nghĩa là bằng ngôn ngữ hình tượng rất thơ. Thi sĩ Thế Lữ trong bài thơ Cây đàn muôn điệu đã viết:

Mượn lấy bút nàng Ly tao, tôi vẽ,

Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca...

Cảnh chim kêu vượn hót, cảnh mây núi lô xô, cảnh muôn hồng nghìn tía của mùa xuân, cảnh nàng chinh phụ thổn thức dưới trăng, cảnh bộ đội rầm rập hành quân ra trận, cảnh đàn em thơ ríu rít cắp sách đến trường trong ánh bình minh, v.v... đã được nhiều nhà thơ tài hoa vẽ và chạm khắc bằng "ngọn bút thần" để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn người đọc qua nhiều năm tháng.

Đọc những vần thơ sau đây của Nguyễn Trãi, ta tưởng như được đến thăm thú Côn Sơn ngắm tùng xanh, nghe thông reo bên bờ suối, thưởng trăng in bóng trên mặt nước hồ thu, nhìn đàn rùa nằm, nhìn bầy hạc lẩn:

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

Rùa nằm, hạc lẩn nên bầy bạn,

Ú ấp cùng ta làm cái con.

(Ngôn chí - 20)

Tóm lại, Sóng Hồng đã nói lên vẻ đẹp của thơ, đặc trưng của thơ - "Bà hoàng nghệ thuật" - một cách đặc sắc, độc đáo. Ông đã đóng góp một ý kiến hay cho định nghĩa về thơ.