K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2017

Trước hết, chúng lòng yêu nghề, sức mạnh của nghệ thuật đã gắn kết cuộc sống của ba họa sĩ nghèo. Họ luôn biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau: Bác bơ men thường làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền, khi Giôn-xi bị bệnh sưng phổi và tuyệt vọng không muốn sống nữa thì ở bên cạnh cô có người bạn thân thiết là Xiu và bác Bơ men thay nhau chăm sóc cô, luôn an ủi cô mỗi khi cô sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, những chiếc là cuối cùng thường xuân còn rất ít.

Sức mạnh của hội họa đã ươm mầm sự sống mang lại nghị lực cho Giôn-xi và bác Bơ Men đã âm thầm hi sinh cả mạng sống của mình để sáng tạo nên kiệt tác nghệ thuật chiếc là cuối cùng. Đó là bức thông điệp về tình yêu thương, nhắc nhở mọi người, kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. Điều đó đã khẳng định sức mạnh của nghệ thuật để phục vụ cuộc sống cuả nhân dân. Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ Men luôn thất bại nhưng đến phút cuối cùng, mục đích giành lại sự sống cho một con người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sức mạnh nghệ thuật hội họa trong 'chiếc là cuối cùng' cuẩ Ohen ri sáng người tinh thần nhân đạo cao cả.
14 tháng 12 2017

O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.

“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.

Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người

Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.

Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết.  Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

13 tháng 12 2017

chịu thôi

16 tháng 3 2017
Sức mạnh của hội họa đã ươm mầm sự sống mang lại nghị lực cho Giôn-xi và bác Bơ Men đã âm thầm hi sinh cả mạng sống của mình để sáng tạo nên kiệt tác nghệ thuật chiếc là cuối cùng. Đó là bức thông điệp về tình yêu thương, nhắc nhở mọi người, kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. Điều đó đã khẳng định sức mạnh của nghệ thuật để phục vụ cuộc sống của nhân loại.
19 tháng 10 2017

nhiều khi nếu cta biết vận dụng hội họa vào những việc có ích,nó sẽ giúp cta cứu sống 1 mạng người

14 tháng 4 2018

Trong đoạn trích, Phăng tin là nhân vật chính. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập để khắc họa hình tượng nhân vật này

Sự đối lập: Phăng tin (nạn nhân) > < Gia- ve ( Đao phủ)

Phăng tin (người chịu ơn) > < Giăng Van-giăng (Vị anh hùng)

Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Phăng- tin tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van- giăng đến lo lắng, sợ hãi

   + Phăng- tin sụp đổ khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp đỡ vượt qua cái ác bị đổ vỡ

   + Nhưng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường: niềm tin vào tình yêu thương, sự công bằng

   + Trên phương diện tuyến nhân vật thì Phăng-tin và Giăng Van- giăng cùng chung tuyến nhân vật khi cả hai đều là nạn nhân của Gia-ve

9 tháng 11 2018

2. Phương diện Đôn-ki-hô-tê vàXan-chô-pan-xa

Nguồn gốc xuất thân Quý tộc Nông dân
Dáng vẻ bên ngoài Gầy gò, cao lênh khênh Béo lùn,cưỡi lừa thấp lè tè
Suy nghĩ ảo tưởng, mê muội, phi thực tế Thực tế, tỉnh táo
Hành động Điên rồ, hấp tấp, thiếu suy xét Thực dụng
Mục đích Làm hiệp sĩ trừ tà Thu chiến lợi phẩm
Tính cách Dũng cảm, trọng danh dự, ảo tưởng Nhát gan, thật thà, thực tế

4.

Sức mạnh của hội họa đã ươm mầm sự sống mang lại nghị lực cho Giôn-xi và bác Bơ Men đã âm thầm hi sinh cả mạng sống của mình để sáng tạo nên kiệt tác nghệ thuật chiếc là cuối cùng. Đó là bức thông điệp về tình yêu thương, nhắc nhở mọi người, kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. Điều đó đã khẳng định sức mạnh của nghệ thuật để phục vụ cuộc sống của nhân loại.
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu, qua Bức tranh của em gái tôi và Cây bút thần, hãy làm sáng tỏ.

- Qua Bức tranh của em gái tôi, ta thấy nghệ thuật hay chính bức tranh đoạt giải của bé Thảo Phương đã cảm hóa và làm nhân vật tôi - người anh trai có sự chuyển biến trong nhận thức. Từ căm ghét, ghen tị, không quan tâm tới em gái, người anh trai đã thấy xúc động, nghẹn ngào, hối hận vì đã đối xử không tốt với em gái. Như vậy, nghệ thuật là cầu nối, là sợi dây nối dài tình cảm giữa hai anh em.

- Trong Cây bút thần, nhân vật Mã Lương là người có tài vẽ y như thật, đến nỗi những thứ cậu vẽ ra đều bay ra khỏi trang giấy. Cậu vẽ những dụng cụ lao động cho người nghèo và giúp đỡ họ. Tiếng tăm của cậu bay tới tai tên vua gian ác. Hắn bắt cậu phải vẽ cho hắn cả núi vàng. Cậu vẽ thành sóng thần, thủy triều và ngọn núi cao trừng trị tên vua. Như thế, nghệ thuật có sức mạnh kì diệu ở chỗ: không chỉ cảm hóa mà còn trừng trị, bênh vực cái thiện, trừng phạt cái ác. Truyện có sử dụng những yếu tố kì ảo để thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân: thiện thắng ác. 

Như vậy chỉ qua 2 câu chuyện ta phần nào có thể thấy được sức mạnh kì diệu của nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ đem đến những rung cảm cho tâm hồn, khiến con người thêm yêu và trân trọng cuộc sống mà nghệ thuật còn có tác dụng cải biến nhận thức, giàu giá trị nhân đạo.