K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hai câu sau: “Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.” được liên kết với nhau bằng cách nào? Những từ ngữ nào được dùng để liên kết?

A. Thay thế từ ngữ: Đó là từ

B. Dùng từ nối. Đó là từ

C. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. Đó là từ

D. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. Đó là từ

22 tháng 12 2016

biện pháp điệp từ

22 tháng 12 2016

 

a) Chép 9 dòng thơ tiếp theo:


Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

b) tìm biện pháp tu từ đc sử dụng trong 9 dòng thơ tiếp theo vừa chép và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.

 

13 tháng 11 2016

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Tất cả đều hiện lên trong niềm xúc động của người cháu khi được sống lại trong tình yêu thương và sự chăm chút của bà. Tiếng bà mắng, bàn tay bà khum khum soi trứng, những mảnh kí ức ấy đã thức dậy trong lòng người cháu cả một tuổi thơ sống trong sự tần tảo, chắt chiu, hi sinh quên mình của bà

13 tháng 11 2016

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

Ý 1: trên là Ý 2

Theo dòng hồi tưởng ấy, những kỉ niệm ùa về, sống động như đang hiện ra trước mắt. Điệp ngữ tiếng gà trưa mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm.Nhân vật trữ tình đã ngược dòng thời gian để trải nghiệm lại những cảm xúc trẻ thơ trong sáng. Đó là niềm thích thú khi nâng niu ổ trứng hồng ấm áp, là niềm vui say khi ngắm nhìn không chán mắt màu hoa, màu nắng trên mình mỗi chú gà. Từ hình ảnh đàn gà và ổ trứng, người bà xuất hiện trong sự kết nối tự nhiên của mạch cảm xúc. Đây chính là tâm điểm hội tụ mọi kí ức về những năm tháng tuổi thơ của người cháu.Sự kéo dài của chuỗi thời gian “cứ hàng năm hàng năm” cũng là sự lặp lại của bao nỗi lo âu, mong mỏi đã dệt nên đời bà. Bà đổi những lo âu, mong mỏi và chắt chiu ấy chỉ để lấy nụ cười được bộ quần áo mới của đứa cháu thơ. Đó là món quà gói trọn tình cảm yêu thương và hi sinh của bà nên ấm áp và thiêng liêng vô cùng.

Những câu thơ giản dị mà dồn nén bao cảm xúc. Đó không chỉ là niềm vui trong quá khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ khi thấm thía tình cảm của người bà thân thương.

Tiếng gà, ổ trứng và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành suối nguồn yêu thương nuôi dưỡng và ghi dấu trong tâm hồn người cháu:

Đây là câu chuyện có thật 100% về cái chết của dì ruột mình do mẹ mình kể lại , mình không hề thêm thắt hay bịa đặt bất cứ chi tiết nào , nếu mọi người đọc mà thấy không hay thì đừng ném đá nhé !Dì mình mất cách đây 20 năm , nếu bây giờ còn sống chắc dì khoảng 38t . Mẹ mình kể là dì vốn nhanh nhẹn, tháo vát nên học hết cấp1 thì dì bỏ...
Đọc tiếp

Đây là câu chuyện có thật 100% về cái chết của dì ruột mình do mẹ mình kể lại , mình không hề thêm thắt hay bịa đặt bất cứ chi tiết nào , nếu mọi người đọc mà thấy không hay thì đừng ném đá nhé !
Dì mình mất cách đây 20 năm , nếu bây giờ còn sống chắc dì khoảng 38t . Mẹ mình kể là dì vốn nhanh nhẹn, tháo vát nên học hết cấp1 thì dì bỏ học đi bán măng phụ giúp gia đình ( vì nhà nghèo). nơi mà dì bán hàng là ở 1 làng khác xa nhà(làng mình ít người mua nên ms pải sang làng khác) nên dì thườg xuyên phải dậy sớm khoảng tầm 3 ruỡi 4h sáng để chuẩn bị hàng còn đi bán . Cái buổi tối trước hôm dì mất xảy ra một chuyện kì lạ , mẹ mình kể là lúc mà tất cả nhà đi ngủ hết rồi thì bỗng nhiên có tiếng gọi H ơi , H ơi ( H là tên dì mình) lúc đó vì chưa ngủ say nên mẹ mình và cả dì đều nghe thấy , mẹ mình cứ tưởng trộm nên định ra xem thế nào thì bị dì kéo tay lại bảo Ma đấy đừng ra .lúc đó mẹ mình và bà ngoại phải nghạc nhiên vì dì vẫn nằm trong giường thì làm sao mà biết là ma hay người , sau đó không thấy tiếng gì nữa nên mọi người lại ngủ tiếp . Đến sáng hôm sau dì chuẩn bị măng đi bán bình thường , sau khi dì đi bán được một lúc thì tự nhiên có mấy người hàng xóm sang nhà mẹ mình bảo là dì mình bị tai nạn ở quốc lộ 3 , nghe được tin thì ông ngoại mình liền ra đó ngay , lúc đó thấy mọi người bảo là dì bị một cái xe ô tô chở hàng va phải rồi chết (sau khi va vào dì o tô đó phóng đi luôn) nhưng kì lạ là cái ô tô đó va vào xe dì rất nhẹ , dì ngã ra rồi chết luôn , trên người chỉ xây xước nhẹ đầu không hề chảy máu cũng không có vết thương nào, công an đến hiện trường thấy cái chết của dì khá kì lạ nên họ còn đưa xác đi khám nghiệm tử thi và mổ đầu dì mình ra để tìm nguyên nhân cái chết nhưng không thu được kết quả gì . Sau khi an táng gì xong nhà ông ngoại mình đi gọi hồn thì dì kể là mọi khi đi bán hàng dì thường đi qua đường quốc lộ 3 và ở chỗ đó có 1 người đàn ông 50t bị tai nạn chết rủ dì đi theo ( chính nó đã gọi tên dì tối hôm trước khi dì mất), hôm ấy dì bị con ma đó đẩy vào cái xe ô tô sau đó lôi hồn đi theo nên dì mới chết . Và còn một chuyện nữa , sau khi dì mất được một thời gian ngắn thì mẹ chồng tương lai của dì ( nếu k mất thì năm sau dì sẽ lấy ck) bảo vs bà ngoại mình là lúc bà ý đang nằm ngủ thì thấy 1 người con gái tóc xõa , mặc áo trắng nhìn không rõ mặt mở màn của bà ý ra rồi biến mất , bà ý bảo là dì mình về tìm bà ý nhưng mẹ mình bảo là dì chẳng bao giờ về nhà mẹ mình tìm ai cả , cách đây một hai năm mẹ mình đi xem bói thì thầy bói bảo dì mình lúc nào cũng đi theo mẹ mình để bảo vệ và dì mình đang thích một chú xe ôm ở gần nhà mẹ mình nên cứ bám theo làm cho chú ấy không lấy được vợ.

3
2 tháng 3 2016

Vì khi đêm về, nhiệt độ hạ xuống làm cho tấm tôn co lại, các tấm tôn cọ xát vào nhau phát ra âm thanh.

20 tháng 10 2017

good oaoa

19 tháng 1 2022

tham khảo :

Khi học xong bài “Tiếng gà trưa”, em cảm thấy người bà là một người rất cần mẫn, và hiền lành. Hình ảnh của người bà khắc sâu vào trong tâm trí của người cháu cũng như là em về một hình tượng khó quên. Mà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được.

Tham khảo:

  Tuy bài thơ'' Tiếng gà trưa'' là giây phút lắng lòng, hồi tưởng về quá khứ nhưng hình ảnh người bà thân thương hiện lên thật gần gũi, xúc động với những phẩm chất tốt đẹp. Bà là người tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong cuộc sống còn rất nhiều khó khăn này. Bà nhặt nhạnh, chăm sóc từng quả trứng hồng để cho đứa cháu có được cuộc sống đầy đủ. Bà nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong mỗi quả trứng để kiếm tiền mua quần áo mới cho cháu. Người bà như đã dành hàng vạn tình yêu thương cho đứa cháu. Bà bảo ban, nhắc nhở cháu; biết được trò nghịch dại của cháu, bà cũng mắng yêu chỉ vì lo cho cháu. Qua các câu thơ ta như thấy hình bóng người bà đôn hậu với công ơn và tình thương bao la. Có lẽ cũng chính vì tình thương thiêng liêng ấy mà anh chiến sĩ đã thấu hiểu và cảm nhận nó với một tấm lòng trân trọng, kính yêu vô bờ cho người bà của mình.

15 tháng 5 2019

Tác giả đã sử dụng hai biện pháp nghệ thuật là điệp ngữ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Tác dụng:

- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.

15 tháng 5 2019

+BPNT: -Giọng thơ nhẹ nhàng sâu lắng

-Điệp ngữ: " Nghe"

-Ẩn dụ chuyển đội cảm giác : 3 câu cuối

+Tác dụng: Ở đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình

Chào các bạn, mình gia nhập members đã lâu nhưng trước giờ chỉ toàn đọc ké thôi, chưa đăng bài bao giờ, hôm nay được nghỉ học và cảm xúc chợt ập đến thôi thúc mình phải viết câu chuyện này ra…mình phải Viết ngay và luôn, bây giờ tay mình vẫn còn run khi nhớ lại sự việc ngày ấy…📷Mình là một đứa cực sợ ma, nhưng lại rất tò mò hóng chuyện...
Đọc tiếp

Chào các bạn, mình gia nhập members đã lâu nhưng trước giờ chỉ toàn đọc ké thôi, chưa đăng bài bao giờ, hôm nay được nghỉ học và cảm xúc chợt ập đến thôi thúc mình phải viết câu chuyện này ra…mình phải Viết ngay và luôn, bây giờ tay mình vẫn còn run khi nhớ lại sự việc ngày ấy…

📷

Mình là một đứa cực sợ ma, nhưng lại rất tò mò hóng chuyện và chỉ duy nhất câu chuyện này ám ảnh mình suốt mấy năm liền sau đó.

Chuyện là trong xóm mình có một bà tên Lành, sống chung với một đứa xon bị tâm thần nhẹ, bà Lành phải trồng rau , nuôi gà, nhặt trứng gà để mang ra chợ bán lấy tiền trang trải cuộc sống khó khăn khi bà đã ngoài sáu mươi mà phải nuôi thêm một đứa con không bình thường, thế nhưng bà Lành rất thương yêu đứa con, mỗi khi nó bị đám trẻ con bắt nạt bà lại vác gậy đuổi đánh.

Thằng con bà Lành khi bình thường thì không sao, nhưng những lúc lên cơn vào giữa đêm, nó lại rên nhặng xị lên làm cả xóm không tài nào ngủ được. Mà tiếng rên của nó nghe rất đáng sợ, nghe vào giữa đêm thì da gà da vịt nổi hết cả lên.Ban đầu hàng xóm phàn nàn ghê lắm, nhưng thấy hoàn cảnh bà tội nghiệp nên họ đành bỏ qua.

Nhưng đến một sáng nọ, mới khoảng tinh mơ thôi, mọi người nghe thấy tiếng rú lanh lảnh của bà Lành. Bà con làng trên xóm dưới chạy vào nhà xem bà gặp chuyện gì. Thì ra vào giữa đêm, đứa con đã tháo dây cột chân bà Lành cột mỗi đêm đi đâu mất, thế là bà Lành cũng cả xóm chia nhau đi tìm, nhưng đã tìm khắp mọi nơi nhưng không ai thấy nó đâu cả. Mọi người kháo nhau có thể nó đi ra khỏi xóm rôì, chắc phải báo công an huyện tìm giúp.

Bỗng tự dưng mặt bà Lành tái xám đi khi mắt nhìn ra phía cái giếng nhỏ sau nhà, khi thấy sợi dây treo cái gàu múc nước bị kéo căng xuống, bà đứng dậy không nói tiếng nào đi từ từ ra chỗ cái giếng sâu đen ngòm. Mọi người thấy vậy thi cũng biết có chuyên chẳng lành, mấy người khỏe mạnh hè nhau kéo sợi dây lên, một lát sau, cái xác tím ngắt của đứa con đầu tóc rũ rượi, da tím ngắt được kéo lên cùng với cái gàu nước, bà Lành ngất xỉu tại chỗ, lúc đó có mặt mẹ mình nữa , mẹ kể lại lúc đó chỉ có đàn ông gan dạ mới đứng lại còn phụ nữ trẻ con la hét bỏ chạy hết.
Sau đó, hàng xóm xung quanh thương bà Lành nên quyên góp lo ma chay giúp đỡ.Nhưng sau khi đứa con được chộn không bao lâu, người ta phát hiện xác bà Lành treo cổ, gió thổi đung đưa trên cành ổi sau vừơn nhà.

Trong một khoảng thời gian xảy ra hai cái chết nên trong xóm lúc đó không khí rất u ám, căn nhà bà Lành bỏ hoang không ai dám bén mảng đến, trở thành nơi ở của đám mèo.Một vài gia đình ở gần đó đã chuyển đi nơi khác sống. Còn những gia đình ở lại, họ bảo rằng ban đêm lâu lâu lại nghe thấy cái tiếng rên đó, tiếng rên ám ảnh như phụ nữ không lẫn vào đâu được. Căn nhà bà Lành giờ đã bị đập bỏ do quy hoạch, và có những người mới dọn đến ở, câu chuyện đó giờ cũng ít người nhắc đến nữa, và cũng không ai muốn nhắc đến vì sự u ám của nó, chắc chắn nó sẽ ám vào tâm trí của những người từng chứng kiến mãi về sau.

0