K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2017

- Các quan hệ từ trong đoạn văn đầu của văn bản " Cổng trường mở ra " theo thứ tự lần lượt là : Của , còn , còn với , của ,và , như , những , như , của , như , cho .

5 tháng 10 2016

1)-Thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ đường luật nhà thơ không sử dụng từ hán việt

-Thơ của Hồ Xuân Hương giống với loại thơ những câu hát than thân,châm biếm

2)Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
3)- Nó gầy nhưng khỏe - > chú ý sự khỏe của nó - > Ý khen 

- Nó khỏe nhưng gầy - > chú ý sự gầy của nó - > Ý chê.
 
5 tháng 10 2016

Câu 1:

Không sử dụng từ Hán Việt giống với loại thơ Than Thân

Caau2:

của, còn , với, như và cho

Câu 3:

Nó Gầy những khỏe ==> khỏe ==> ý khen

Nó khỏe những gầy ==> yếu ==> ý chê

 

TÌM TỪ TƯỢNG HÌNH TRONG ĐOẠN VĂN SAU :Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.Tôi quên thế nào được những càm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.Những ý tưởng ấy...
Đọc tiếp

TÌM TỪ TƯỢNG HÌNH TRONG ĐOẠN VĂN SAU :

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những càm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi khonh6 biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã . Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con dường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhung lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đếu thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sữ hay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

0
15 tháng 1 2018

ỗi người chúng ta ai cũng có những kỷ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường - nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và "Cổng trường mở ra" cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang  hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. "Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo". Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. "Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ". Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin  tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

28 tháng 8 2018

Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

29 tháng 8 2018

Bạn không thấy phần Lưu ý à? Đã nói là không lấy những gì liên quan như trong sách

17 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong văn bản" Cổng trường mở ra" tôi thấy câu nói của người mẹ : " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” rất sâu sắc. Trước tiên ta phải hiểu " thế giới kì diệu" ở đây được hiểu như thế nào ? Thế giới kì diệu kia chính là ngôi trường- nơi dẫn ta đến sự thành công trong tương lai bằng những kho tàng tri thức mới mẻ, những người bạn và thầy cô kính yêu. Qua thế giới đó, ta như được học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm để có đủ khả năng bước trên con đường thành công. Lời nói của người mẹ bên trên như lời khích lệ, động viên đứa con và cũng được coi như sự tin tưởng của mẹ vào vai trò của ngôi trường. Người mẹ tin rằng sau cánh cổng kia, con của mình sẽ được học hỏi thêm nhiều điều tốt đẹp. Chính " thế giới kì diệu" này sẽ khiến cho tương lai của các em thêm sáng lạng. Qua "thế giới diệu kỳ" này em sẽ học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm sống !

19 tháng 9 2021

em cảm ơn chị nhiều.

Thế hệ trẻ của chúng ta đang được gọi với cái tên "Thế hệ Internet". Tại sao lại có tên gọi này? Như chúng ta đều biết rõ, ngày nay công nghệ đang dần xâm chiếm cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng, được truyền bá rộng rãi, có mặt ở khắp mọi nơi. Hầu như ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh, thậm chí có những người...
Đọc tiếp

Thế hệ trẻ của chúng ta đang được gọi với cái tên "Thế hệ Internet". Tại sao lại có tên gọi này? Như chúng ta đều biết rõ, ngày nay công nghệ đang dần xâm chiếm cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng, được truyền bá rộng rãi, có mặt ở khắp mọi nơi. Hầu như ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh, thậm chí có những người còn sở hữu đến hai, ba cái cùng một chiếc laptop hoặc máy tính để bàn. Chúng ta, ngay cả đứa bé sơ sinh dù mới có mấy tháng tuổi, nhưng chắc chắn đã được tiếp xúc với các loại máy móc điện tử.  Công nghệ mang đến cho mỗi người trong xã hội chúng ta những tiện ích vô cùng phong phú, tuy nhiên việc gì, vấn đề nào cũng có mặt trái, là một con dao hai lưỡi. Công nghệ khiến con người ta mê mẩn, khiến con người ta hứng thú, hiếu kỳ mà quên đi những điều đáng trân trọng ở xung quanh ta. Đề cập đến đề bài, tôi nghĩ mình sẽ chọn là một đứa trẻ đứng giữa với trái bóng, đôi găng tay, thay vì là đứa trẻ ngày ngày dí mắt vào điện thoại,máy tính trong bức ảnh trên. Có những điều công nghệ không thể mang đến cho ta, sức khỏe và niềm vui cuộc sống. Có lao động, có tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa giao lưu ta mới tìm được niềm vui. Ngày ngày xem tin tức, nghe nhạc, đọc truyện trên điện thoại thì cũng có lợi ích đấy, nhưng bạn đã bao giờ thử cảm giác nhâm nhi tách trà nóng hàn huyên, nói đủ chuyện trên trời dưới bể với bạn bè người thân thay vì đọc báo, đọc bản tin trên Internet; liệu bạn đã sẵn sàng để nghe những câu hát ngây ngô của bọn trẻ trong phố, những tiếng hót véo von của đàn chim trước cửa nhà hay thậm chí là những nhịp điệu bất chợt vang lên khi bạn nghịch ngợm cầm đũa đi đập vào đồ vật một cách khoái trí,... Cứ tin tôi đi, ngay khi làm những điều này, cả ngày của bạn bỗng chốc sẽ tươi sáng hơn nhiều so với những âm thanh đinh tai nhức óc đến từ thông báo nhảy ở điện thoại và tiếng nhạc xập xình chói tai... Mở mắt ra cầm điện thoại, ăn sáng cầm điện thoại, đi trên phố cầm điện thoại, trước khi đi ngủ cũng cố lướt qua vài trang web,... thế thì lấy đâu ra thời gian mà tập thể dục, chú tâm vào học hành, nghỉ ngơi? Con người ta quý nhất là sức khỏe, nhưng bây giờ cứ điện thoại dính tay thì sức khỏe làm sao mà đảm bảo, đồ ăn thức uống thì làm sao mà đầy đủ dinh dưỡng khi lúc nào trong đầu cũng có tư tưởng ăn nhanh uống nhanh để coi điện thoại. Ngoài ra, tiếp xúc với nhiều ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử, gây ra nhiều vấn đề về mắt, từ đó mà gây ra một thế hệ không có sức khỏe, ốm yếu, trì trệ, đầu óc mụ mị, hay quên, dễ nhầm lẫn. Từ tất cả những lý do nêu ra ở trên, tôi vẫn mong bản thân, cũng như tất cả những bạn trẻ ngồi đây và đọc được bài viết này có thể dành chút thời gian trong ngày để tham gia các hoạt động xã hội, tập luyện thể dục thể thao. Mong rằng, thế hệ trẻ chúng ta, sẽ là thế hệ Internet trẻ, khỏe và tài năng 

bạn hãy đánh giá bài văn trên

1
5 tháng 6 2021

ghi chú: nếu thế thì hãy thực hiện nghiêm túc việc bãi bỏ máy tính trong bài trên chứ đừng dùng thời gian rảnh mà viết bài văn dài hệt như sào, chỉ để lấy comment thay vì ra ngoài xả láng xíu nhé!

 - Đánh giá bài viết: Tôi thích nội dung của bài viết này. Sự thực là chúng ta đang hoặc đã từng sống xa các loại vi tính. Ngay cả tôi cũng vậy - hồi còn bé xíu, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà nhưng là chơi với mẹ, với ba. Mãi sau này tôi mới biết, bố mẹ tôi đều tiếp xúc với thứ này từ trước khi tôi ra đời, và cho đến 5 tuổi - lần đầu tiên tôi biết vi tính là gì - bắt đầu từ đúng mùa thu năm ấy, khi đang chơi mô hình lắp ghép, bỗng nhiên quay sang và nhìn thấy bố đang ngồi trước màn hình, tay bấm nút liên tục, một hành động rất xa lạ với tôi lúc đó. Thế là, tôi vòi vĩnh để được chạm vào thứ ấy. Và tôi ngay lập tức nhận biết nó có sức lôi cuốn đến làm sao! Tôi chỉ dừng chạm khi bố bấm tắt máy, màn hình chuyển sang đen ngòm và tôi bắt đầu nằm... ăn vạ! Tôi chẳng hiểu sao hồi còn bé, thay cho những lời cãi cọ gay gắt, thì khóc lóc gào tướng lên là có uy lực nhất cho bọn trẻ. Và cũng chính vì thế mà các câu chuyện xấu về tôi bắt đầu... Nếu muốn nghe, hãy nêu ý kiến. Còn tóm lại là, máy tính và điện thoại không bao giờ giúp ta điều gì khác ngoài "kiếm tiền ảo", giao tiếp, gọi điện và giải trí. Bây giờ, ai mà đọc được tin này hãy lập tức tắt ngay máy tính đi và mang mình ra ngoài chơi thôi nào!