K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Cho các câu thơ sau: a,Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. b,Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng 1,Giải thích nghĩa của các từ"chiều","mặt trời" trong các câu thơ trên 2,Xác định hiện tượng nhiều nghĩa,đồng âm trong 2 ví dụ trên và chỉ ra cách phân biệt 2 loại từ này Câu 2:Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong những câu...
Đọc tiếp

Câu 1:Cho các câu thơ sau:

a,Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

b,Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng

1,Giải thích nghĩa của các từ"chiều","mặt trời" trong các câu thơ trên

2,Xác định hiện tượng nhiều nghĩa,đồng âm trong 2 ví dụ trên và chỉ ra cách phân biệt 2 loại từ này

Câu 2:Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa trong những câu dưới đây:

a,Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dép thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao)

b,Một mình âm ỉ đêm chầy

Đĩa dầu vơi,nước mắt đầy năm canh. (Truyện Kiều)

c,Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh

Dũng quân mai phục lấy ít địch nhiều

Đêm đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để that cường bạo. (Bình ngô đại cáo)

d,Thiếu tỉ li gia,lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến,bất tương thức,

Tiêu vấn:Khách tòng hà xứ lai?

Giúp mình với!mình cần gấp!Thank trước.

1
8 tháng 7 2017

chiều chiều ;mỗi ngày khi đến chiều người con gái lấy chồng xa xứ lại ra ngõ đứng hướng về quê mẹ

mặt trời 1;ông mặt trời

mặt trời2;em bé trên lưng người mẹ rất quan trọng như mặt trời

ý 2 bạn tự mở sách ra nhé

28 tháng 10 2017

mặt trời của bắp là mang nghĩa gốc

mặt trởi của mẹ là mang nghĩa chuyển \(\Rightarrow\)đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ tài sản lớn nhất của người mẹ chình là người con yêu quý của mình : người con là mặt trời của mẹ

28 tháng 10 2017

mặt trời trong câu mặt trơi của mẹ em nằm trên luqoq

18 tháng 4 2020

a ) ngày ngày '' mặt trời '' đi qua lăng = nghĩa gốc 

Thấy một '' mặt trời '' trong lăng rất đỏ = nghĩa chuyển 

--> làm nổi bật lòng thành kính , ngưỡng mộ , biết ơn , tự hào của con người , nhân dân Việt Nam đối với Bác .

b) Mặt trời 1 = nghĩa gốc 

mặt trời 2 = nghĩa chuyển 

--> làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng , tình cảm vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình . 

18 tháng 4 2020

bạn giải thích nghĩa của mặt trời cho mik được ko

6 tháng 7 2016

To-nhỏ

đồi-lưng

tác dụng mà bạn

13 tháng 1 2017

Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, ẩn dụ:

    + Mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên

    + Nguồn sống động lực cho mẹ, mặt trời nhỏ bé, tươi vui

    + Đứa con luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc vô bờ cho người mẹ

→ Hai câu thơ khắc họa được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng

22 tháng 7 2018

Tuổi thơ của con người luôn gắn liền với mẹ thân thương. Mẹ chăm bẵm ru hời con khi con còn bé, mẹ dạy bảo khi con lớn khôn... Con mang tình mẹ sâu nặng lắm. Rồi một ngày kia con, con bé nhỏ của mẹ phải đi xa... và nỗi nhớ mẹ giày vò, tức tưởi trong tâm con. Có một bài ca dao đã viết hộ tâm trạng ấy của một cô gái, tâm trạng mà bất cứ người con xa que nào cùng luôn nghĩ:
 
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
 
Cả bài thơ nhuốm đầy tâm trạng nhớ nhung, đau xót. Một tâm trạng có lẽ làm tím cả trời chiều mênh mang.
 

22 tháng 7 2018

Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ quê hương. Thời điểm và không gian trong câu ca dao thật hợp lí để côgái bộc lộ tâm trạng của mình. Thời điểm là buổi chiều, nhưng không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều như thế: chiều chiều. Không gian càng thích hợp hơn với tâm trạng cô gái, đó là ngõ sau. Vào buổi chiều, không gian thường trở nên mênh mông, cảnh vật thường trở nên hoang vắng, gió thổi hiu hiu, mây lãng đãng, sương lành lạnh… Bầu không khí thật buồn nên dễ gợi cho con người cảm giác buồn man mác. Khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm làm cho tâm trạng thay đổi, trong cái không gian tĩnh mịch đó nếu mang tâm trạng và đa cảm thì con người càng buồn hơn. Cái thời khắc đó đã gợi lên trong lòng cô gái lấy chồng xa quê nỗi nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ ấy lại được bộc lộ trong một không gian chật hẹp: ngõ sau. Ngõ sau thường gợi lên một không gian nhỏ hẹp, quạnh vắng, đìu hiu… không gian này càng thích hợp với tâm trạng cô gái lúc này.

Từ cái ngõ sau ấy, chiều chiều cô gái đứng trông về quê mẹ mà lòng đau đớn xót xa. Cụm từ ruột đau chín chiều đã diễn tả hết sự đau đớn và nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái. Từ trông đã chứa đựng bao tình cảm của cô gái. Trông có nghĩa là nhìn, cô gái trông về quê mẹ chính là nhìn về quê mẹ, nhìn vào một không gian mênh mông, hiu quạnh, nơi cuối của không gian ấy có mẹ, có quê hương. Trông để mà thương nhớ, để mà ray rứt trong lòng, để ruột đau chín chiều.

Câu ca dao thể hiện cuộc sống của người con gái nơi quê chồng. Ngày xưa, con gái lấy chồng phải theo chồng, cô gái trong câu ca dao trên cũng thế. Tuy nhiên, đọc câu ca dao, chúng ta cảm nhận cô gái vừa thương nhớ mẹ, niềm thương nhớ này theo tháng ngày chồng chất trở thành nỗi đau, vừa không bằng lòng với cuộc sống hiện tại ở nhà chồng. Điều này trở thành thường lệ khiến cô gái cứ chiều chiều lại đứng trông để nhớ về mẹ.

Câu ca dao có giá trị biểu cảm thật lớn, thể hiện được nỗi niềm nhớ nhung, thương nhớ của cô gái trong cảnh lấy chồng xa.



 

20 tháng 4 2019

a chiều chiều chỉ buổi chiều sắp tối. chiều chỉ phương hướng

bchiều chiều    là bình minh  đồng nghĩa là  gần tối hoàng hôn   chiều là mất phương và chiều hướng

10 tháng 10 2021

- Mặt trời của mẹ để chỉ người con

- Ý nói con là ánh sáng soi cho đời mẹ , câu nói cũng mang ý nghĩa con là duy nhất đối với mẹ

17 tháng 6 2021

Trả lời:

Hai câu thơ đã thể hiện triết lí cao đẹp về tình mẫu tử:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng
Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ, mặt trời của bắp ấy là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, soi sáng khắp nhân gian. Còn ánh sáng, nguồn sống của cuộc đời mẹ là em bé nằm trên lưng đang ngủ ngon lành. Nhờ con ngủ yên trên lưng mà người mẹ mới có thể quên đi những mệt mỏi, mới có đủ nghị lực để chịu đựng với nắng cháy mưa nguồn, với bao vất vả và hiểm nguy. Con là động lực, là khao khát sống, là niềm tin hi vọng của mẹ vào tương lai tươi sáng. Câu thơ là niềm xúc động dạt dào về tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi người.

''Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng "
"Mặt trời của bắp''
Là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai... Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
"Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng "
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp

14 tháng 12 2016
Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .Tự thêm vô  
7 tháng 10 2017

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:

“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.

Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.