K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2017

Ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ vì:

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

21 tháng 2 2017

nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
trong thế kỷ 17 - 18 có những thành thị xuất hiện thì đó là nhờ sự thông thương với bên ngoài, đó là những nơi mà triều đinh ta cho phép các thương nhân nước ngoài được phép buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ta, chính vì vậy mà các thành thị đó trở thành đầu mối buôn bán của người Việt với thế giới bên ngoài và người dân đến đó sinh sống ngày càng nhiều hình thành nên các thành thị thương nghiệp sầm uất thời kỳ này.
Tây Sơn là đạo quân tụ hợp của những người nông dân và dân tộc thiểu số, dựng cờ trên lý tưởng của nông dân và chống lại các thế lực phong kiến chúa Trịnh, chúa Nguyễn đang mục nát và bị nhân dân căm ghét nên nó nhanh chóng được sự hưởng ứng của nhân dân, lại có những đường lối rõ ràng cũng như tập hợp , đoàn kết rộng rãi các tàng lớp nhân dân nên hình thành một sức mạnh khổng lồ cho khởi nghĩa Tây Sơn và lật đổ được các thế lực phong kiến đương thời.

14 tháng 3 2022

Nhận xét:

- Quy mô: diễn ra quyết liệt trên đại bàn rộng khắp, trong phạm vi cả nước nhưng các phong trào còn mang tính địa phương chưa tạo thành phong trào chung.

- Thời gian: diễn ra lâu dài, liên tục, có những cuộc khởi nghĩa kéo dài đến 30 năm.

- Mục đích đấu tranh: chống chính quyền Lê - Trịnh, địa chủ, quan lại, ổn định đời sống.

- Lực lượng: thu hút được đông đảo lực lượng tham gia, nông dân là lực lượng đông đảo nhất.

- Đặc điểm: diễn ra lẻ tẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- Tính chất: mang tính chất phong kiến.

- Kết quả: đều thất bại.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-co-nhan-xet-gi-ve-phong-trao-nong-dan-dang-ngoai-o-the-ki-xviii-c82a13996.html#ixzz7NW1WEzEW

14 tháng 3 2022

tham khảo:

Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.


 

12 tháng 3 2021

Nền kinh tế đàng trong phát triển hơn đàng ngoài là do:

- Điều kiện tự nhiên

: Đàng trong có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hơn đàng ngoài. ...

+Ở đàng trong: chúa nguyễn khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, phát triển sản xuất, năng xuất lúa tăng cao.

10 tháng 3 2021

Câu 1 : 

- Nghệ An là nơi đất rộng, dân cư đông đúc, có thể cung cấp nhân lực, lương thực cho nghĩa quân, là địa bàn thuận lợi để hoạt động.

- Nhân dân Nghệ An cũng như nhân dân khu vực Thanh Hóa và các châu phía nam đều có truyền thống đấu tranh bất khuất, trung thành với đất nước.

- Giải phóng Nghệ An, tạo bàn đạp để nghĩa quân giải phóng các khu vực phía nam như Tân Bình, Thuận Hóa.

- Quân Minh ở phía Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian và điều kiện để ứng cứu cho quân Minh ở các khu vực này.

- Giải phóng Nghệ An và toàn bộ các khu vực phía nam, nghĩa quân sẽ tránh thế bị đánh cả hai đầu.

Câu 2 : 

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

Câu 3 : 

- Nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.

Câu 4 : 

- Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:

Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.

- Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

=> Tính chất : là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa

19 tháng 3 2022

1-Có sự khác nhau đó bở vì các chúa nguyễn ở đàng trong quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp,khai hoang ,lập ấp,còn các chúa trịnh ở đàng ngoài kho quan tâm đến nông nghiệp ruộng đất bị rơi ѵào hết tay cường hào địa chủ.

2- – Quân đội nhà Lê được tổ chức theo chế độ ngụ binh ưu nông, được chia Ɩàm 2 bộ phận chính: 

+ Quân triều đình ѵà quân địa phương ( bao gồm bộ binh thủy binh tượng binh , kị binh )

-Luật Hồng Đức: Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

-Nét chính về tinh tế thời Lê sơ: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương. nghiệp.

3 tháng 5 2021

Tình hình kinh tế việt nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.( Nông nghiệp)? Giải thích nguyên nhân dân ta, nông nghiệp đàng ngoài ko phát triển

a.đàng ngoài

-kinh tế giảm sút

b.đàng trong

-khuyến khích dân đi khai hoang bằng nhiều chính sách

-lập làng mới,đặt phủ gia định

=>kinh tế đàng trong ổn định và phát triển hơn đàng ngoài 

*nhận xét:
-đàng trong được chính quyền quan tâm giúp đỡ,phát triển kinh tế

-mặc trái,chính quyền đàng ngoài không chăm lo và phát triến kinh tế nông nghiệp dẫn đến nền nông nghiệp giảm sút nặng nề

11 tháng 3 2022

lê lợi mở cuộc tiến quân ra bắc với những trận đánh lớn nào?

28 tháng 2 2021

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

 
28 tháng 2 2021

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

 

4 tháng 10 2018

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

    - Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

    - Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.