K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

bn có thể tham khảo trên gg , yahoo , cốc cốc và bing

3 tháng 4 2022

Mik tham khảo rồi nhưng hk thấy cái nào đúng ý mik ht á

27 tháng 6 2017

Từ chỉ sự vật là: bạn, bảng, phượng vĩ, cô giáo, nai, thước kẻ, học trò, sách, thầy giáo, cá heo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Thương lắm mùa nước nổi (Diệp Linh)

- Đâu rồi bóng tre (Đỗ Xuân Thu)

- Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

- Vợ nhặt (Kim Lân)

- Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

7 tháng 1 2022

1.a. Mở bài: Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh :

+ Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức (những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…)

+ Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.

- Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô:

+ Cảm nghĩa về ngoại hình, vóc dáng của thầy cô

+ Hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức (liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…).

+ Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.

+ Nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và "nghề giáo".

- Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước

- Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay (mở rộng vấn đề).

c. Kết bài: Khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.

2.a. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây,…
  • Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
  • Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

3.a. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây,…
  • Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
  • Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Đề 2 : Biểu cảm về loài câu em yêu 

Bài làm

Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu: Cây ổi

a. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về cây ổi mà em muốn biểu cảm.
  • Gợi ý: Bố của em là một người rất yêu thích làm vườn. Vì vậy, trong vườn nhà em lúc nào cũng xum xuê cành lá của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó, đẹp nhất và có nhiều tuổi nhất, chính là cây ổi găng ở giữa góc vườn. Đó chính là cây đầu tiên bố em trồng ở trong khu vườn này.

b. Thân bài

- Miêu tả chung về cây ổi găng:

  • Cây đã bao nhiêu năm tuổi rồi?
  • Cây cao bao nhiêu? (nếu không chắc số đo, có thể so sánh với các sự vật có chiều cao tương đương, như mái nhà, ban công, hàng rào, cột điện…)
  • Thân cây to như thế nào? Lớp vỏ bên ngoài thân cây có màu sắc và đặc điểm gì đặc biệt?
  • Cây ổi có nhiều cành con không? Các cành con bắt đầu mọc từ đoạn nào của thân cây? Các cành cây có to không?

- Miêu tả lá cây ổi găng:

  • Lá ổi có hình dáng như thế nào?
  • Kích thước lá khoảng bao nhiêu? (có thể so sánh với các loại lá hoặc đồ vật khác)
  • Màu sắc của lá ổi? (khi còn non, khi đã già)
  • Mặt trên và mặt dưới của lá ổi có khác nhau không?
  • Người ta thường dùng lá ổi găng để làm gì?

- Miêu tả hoa và quả ổi:

  • Hoa ổi nở vào tháng mấy trong năm? Bông hoa ổi to như thế nào và có màu sắc gì?
  • Sau bao lâu thì hoa ổi kết quả?
  • Quả ổi lúc còn nhỏ to như thế nào? Có hình dáng, màu sắc ra sao?
  • Mất bao lâu để quả ổi găng to hết cỡ?
  • Một quả ổi găng có thể lớn như thế nào?
  • Khi ăn, bên trong quả ổi có màu sắc như thế nào? Mùi vị ra sao?
  • Em thường ăn ổi theo những cách như thế nào?

- Hoạt động của mọi người với cây ổi găng

  • Hằng ngày, em và mọi người chăm sóc cây ổi như thế nào? (tưới nước, bắt sâu, bón phân, tỉa lá, bọc quả…)
  • Khi đến mùa quả chín, cả nhà em có cùng nhau thu hoạch quả không?
  • Em có thường xuyên ra chơi dưới gốc ổi không?

c. Kết bài

  • Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây ổi găng.
  • Gợi ý: Đến nay, cây ổi găng đã cùng em ngày càng trưởng thành. Mỗi năm, tán lá lại càng thêm cao lớn và xanh mướt. Em sẽ cố gắng chăm cây thật tốt, để cây ổi mãi luôn tươi tốt.
29 tháng 10 2017

Ngữ văn lớp 8 nha mọi người mình chọn nhầm.