K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!”1. Ghi lại một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ “Súng bên súng, đầu...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đên rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!”

1. Ghi lại một câu thành ngữ có trong đoạn thơ trên? Giải thích câu thành ngữ đó?

2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”. Chép chính xác một câu thơ trong một bài thơ đã học có từ “tri kỉ”. Ghi rõ tên tác giả và tên văn bản. Chỉ ra điểm giống và khác nhau của từ “tri kỉ” trong hai câu thơ đó.

4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

5. Viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp được thể hiện trong đoạn thơ. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối, câu chứa thành phần biệt lập cảm thán – chỉ rõ).

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi          Quê hương anh nước mặn, đồng chua          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.          Anh với tôi đôi người xa lạ          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau          Súng bên súng, đầu sát bên đầu          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.           Đồng chí !(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

          Quê hương anh nước mặn, đồng chua

          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

          Anh với tôi đôi người xa lạ

          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

          Súng bên súng, đầu sát bên đầu

          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

          Đồng chí !

(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2. Một văn khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ra đời cùng thời điểm với bài thơ trên. Đó là văn bản nào, do ai sáng tác? Câu 3. Câu thơ thứ bảy là kiểu câu gì xét về mục đích nói ? Phân tích ngắn gọn tác dụng câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)

0
19 tháng 12 2019

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

11 tháng 7 2019

Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

    + Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

    + Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

    + Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

1 tháng 12 2019

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

9 tháng 8 2021

thành ngữ ĐẤT CÀY NÊN SỎI ĐÁ

giải thích :NGƯỜI Ở VÙNG NÚI CAO HAY DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG NƠI NÀO CŨNG KHÓ TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ