K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2016
UYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả- Một số HS do ít được tiếp xúc với hình thức chữ viết của từ (ít đọc sách báo) nên khi nói – viết, đã thể hiện sai hình thức âm thanh, hình thức chữ viết của từ. Ví dụ: Từ lãng mạn được nói - viết thành lãng mạng; từ xán lạn được nói – viết thành xán lạng, sáng lạng, xáng lạng; từ man mác thành mang mác; từ tham quan thành thăm quan...– Một số HS do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương nên đã viết sai chính tả một số từ. Ví dụ: xâu xắc (viết đúng: sâu sắc); suy nghỉ (suy nghĩ); dùi đầu (vùi đầu); Buông Ma Thuộc (Buôn Ma Thuột)…Vì vậy, khi sử dụng từ (nói hoặc viết), ta cần sử dụng đúng hình thức âm thanh, hình thức chữ viết của từ.2. Sử dụng đúng nghĩaSở dĩ có hiện tượng sử dụng sai nghĩa chủ yếu do không nắm chắc nghĩa của từ, không phân biệt được các sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, phạm vi sử dụng... của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Vì vậy, có hiện tượng viết những câu có từ dùng sai nghĩa (từ in chữ đậm), như:a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.b) Tính tình anh ấy rất hiền lành, nhưng khi ra trận đánh giặc thì táo tợn vô cùng.c) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.d) Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình băng băng trong lửa đạn.3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từDùng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ nghĩa là dùng từ phù hợp với những đặc điểm từ loại, phù hợp với khả năng kết hợp của từ, khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu - của từ. Do đó, những câu kiểu như: Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang. là không chấp nhận được. Bởi vì hào quang là danh từ, không thể sử dụng làm vị ngữ như tính từ. Muốn sửa câu này, có thể thay từ hào quang bằng từ hào nhoáng, hoặc từ bóng bẩy. Như vậy, dùng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ là một trong những yêu cầu quan trọng được đặt ra mà các em cần phải chú ý.4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếpSắc thái biểu cảm chính là sắc thái về tình cảm, thái độ... được thể hiện trong từ, ẩn chứa trong từ. Dùng từ đúng với sắc thái biểu cảm, phù hợp với đối tượng giao tiếp, vai giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp... là những yêu cầu quan trọng mà chủ thể nói năng (người nói) phải lưu ý. Do đó, dùng từ lãnh đạo trong câu "Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạosang xâm lược nước ta" là đã không đảm bảo được các yêu cầu nói trên. Bởi vì, từ lãnh đạo mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực, không phù hợp để nói về kẻ xâm lược. Từ này có thể thay bằng từ cầm đầu.5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán ViệtTừ địa phương nếu được sử dụng một cách hợp lí trong văn bản, nhằm gợi không khí, màu sắc địa phương thì có thể chấp nhận được. Nhưng nếu lạm dụng từ địa phương hoặc dùng không đúng chỗ thì không thể chấp nhận. Bởi vì từ địa phương gây khó hiểu cho người ở vùng khác, hoặc không phù hợp với đặc điểm về ngôn ngữ của một số loại văn bản (Ví dụ: trong tác phẩm văn học có thể dùng từ địa phương ở mức độ hợp lí, nhưng trong các văn bản hành chính, báo chí... và cả các bài tập làm văn của HS đều không nên dùng từ địa phương).Việc lạm dụng từ Hán Việt trong bất cứ loại văn bản nào đều không nên. Bởi vì, nếu dùng nhiều từ Hán Việt sẽ gây khó hiểu cho người đọc, bài văn sẽ thiếu trong sáng.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Đọc kĩ các bài tập làm văn của mình, tìm các loại lỗi về dùng từ trong từng bài viết. Sau đó, chia các lỗi dùng từ này thành 5 loại, tương ứng với 5 nguyên tắc dùng từ đã nêu ở trên. Cuối cùng, lần lượt sửa từng loại lỗi.2. Trao đổi bài tập làm văn của mình với một bạn trong cùng lớp, chú ý tìm các lỗi về dùng từ, rồi phân các lỗi ấy thành 3 loại (dùng không đúng nghĩa; dùng không đúng tính chất ngữ pháp; dùng không đúng sắc thái biểu cảm và tình huống giao tiếp) và trao đổi với bạn về cách sửa các lỗi này. ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH1. Đối chiếu tác phẩm để điền tên tác giả cho chính xác:

Tác phẩm

Tác giảCảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhLí BạchPhò giá về kinhTrần Quang KhảiTiếng gà trưaXuân QuỳnhCảnh khuyaHồ Chí MinhNgẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêHạ Tri ChươngBạn đến chơi nhàNguyễn KhuyếnBuổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông raTrần Nhân TôngBài ca nhà tranh bị gió thu pháĐỗ Phủ2. Sắp xếp tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng và tình cảm được biểu hiện:

Tác phẩm

Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiệnBài ca nhà tranh bị gió thu phá Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.Qua đèo NgangNỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêTình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.Sông núi nước Nam ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.Tiếng gà trưa Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.Bài ca Côn Sơn Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.Cảnh khuya  Tình yêu thiênnhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan.3. Sắp xếp để tên tác phẩm(hoặc đoạn trích khớp với thể thơ):

Tác phẩm

Thể thơSau phút chia liSong thất lục bátQua đèo NgangBát cú đường luậtBài ca Côn SơnLục bátTiếng gà trưaThể thơ khácCảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhThể thơ khácSông núi nước NamTuyệt cú4. Các ý kiến không chính xác là: a, e, i, k.5. Điền vào chỗ trống:a) Khác với tác phẩm của các cá nhân, ca dao trữ trình (trước đây) là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng. b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.  c) Một số thủ pháp thường gặp trong ca dao trữ tình là: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ.   
15 tháng 12 2016

batngodai quá

28 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

22 tháng 1 2018

Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:

- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.

- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.

- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.

- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.

Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:

a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.

b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.

c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.

Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:

Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.

Câu 4:

Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.

Câu 5: Điền ? , ~

Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.

Câu 6: Các câu được sửa như sau:

- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.

- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.

- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.

Câu 7: Câu này bn nhờ phụ huynh hoặc ai đó để viết chính tả nha

Chúc bn học tốthihihihi

22 tháng 1 2018

tùy theo địa phương nha bạn

16 tháng 3 2017

Sao dễ zợ

7 tháng 5 2017

ban ghi de ra di

7 tháng 5 2017

bạn ko có quyển đó hả ?

20 tháng 11 2016

Bạn soạn giùm mình A,B đi

 

13 tháng 4 2017
I. VỀ THỂ LOẠI Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha; - Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha; - Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. 2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh. - Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết: + Độ cao (200 mét); + Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm); + Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh). + Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động. - Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết: + Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ: + Gồm 14 buồng, thông nhau, + Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét. - Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: + Có khối hình con gà + Có khối hình con cóc + Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng + Có khối mang hình mâm xôi + Có khối mang hình cái khánh + Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ. tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động. - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách. - Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt". - Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm: + Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ); + Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh). 3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh: - Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất: + Hang động dài nhất; + Cửa hang cao và rộng nhất; + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; + Có những hồ ngầm đẹp nhất; + Hang khô rộng và đẹp nhất; + Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; + Sông ngầm dài nhất. b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí. 4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú. 2. Cách đọc Đọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha. 3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này. Gợi ý: - Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…) - Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).

Câu 1: Đơn xin nghỉ học

- Thiếu: quốc hiệu và tiêu ngữ, tên người viết đơn, ngày tháng làm đơn, chữ kí.

- Sửa: thêm quốc hiệu và tiêu ngữ, lớp, tên người viết đơn, ngày tháng làm đơn, họ tên và chữ kí cuối đơn.

+ Có thể tách phần nội dung đơn thành hai: lí do nghỉ học, nguyện vọng đề đạt.

Câu 2: Đơn xin theo học lớp nhạc họa

- Thiếu:

+ lí do, nguyện vọng (điều nêu trong đơn trên không phải là lí do, nguyện vọng).

+ ngày tháng làm đơn.

- Sửa:

+ Thêm ngày tháng làm đơn.

+ Viết lại: Em tên là ..., nêu lí do, nguyện vọng theo học lớp nhạc, họa thật rõ, hợp lí.

Câu 3: Đơn xin phép nghỉ học

- Các mục của đơn đầy đủ.

- Tuy nhiên, cần chữa lí do: không thể ngồi dậy được, phải nhờ cha mẹ (hoặc anh chị viết hộ) và viết lại Em tên là ...

II. Luyện tập

Câu 1:

Soạn bài: Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi | Soạn văn lớp 6

Câu 2: Viết đơn xin vào đội tình nguyện

13 tháng 4 2017
I. VỀ THỂ LOẠI Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha; - Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha.

- Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha; - Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. 2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh. - Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết: + Độ cao (200 mét); + Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm); + Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh). + Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động. - Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết: + Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ: + Gồm 14 buồng, thông nhau, + Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét. - Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: + Có khối hình con gà + Có khối hình con cóc + Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng + Có khối mang hình mâm xôi + Có khối mang hình cái khánh + Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ. tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động. - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách. - Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt". - Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm: + Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ); + Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh). 3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh: - Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất: + Hang động dài nhất; + Cửa hang cao và rộng nhất; + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; + Có những hồ ngầm đẹp nhất; + Hang khô rộng và đẹp nhất; + Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; + Sông ngầm dài nhất. b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí. 4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú. 2. Cách đọc Đọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha. 3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này. Gợi ý: - Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…) - Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).


- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh..)

27 tháng 10 2017
Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. Cho các đề văn tự sự sau:

- Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, …)

- Đề 2: Kể một chuyện vui sinh hoạt (đốt lửa trại, …)

- Đề 3: Kể về người bạn mới quen. (do cùng lớp tiếng anh, do cùng câu lạc bộ thể thao, tính tình của bạn ra sao …)

- Đề 4: Kể về một cuộc gặp gỡ. (đi thăm các chú bộ đội, thăm các bạn khuyết tật, …)

- Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em. (có đường, có nước máy, có cầu mới, …)

- Đề 6: Kể về thầy giáo (hoặc cô giáo) của em. (người quan tâm, động viên em học tập, …)

- Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

Có thể tham khảo một số đề tự sự khác:

- Kể về một lần về thăm quê.

- Kể về một chuyến du lịch biển

- Kể lại kỉ niệm ngày thơ ấu.

II. Gợi ý lập dàn bài

Đề 5: Kể về những đổi mới ở quê em.

a. Mở bài:Ai đi xa lâu lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em.

b. Thân bài:

- Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, ...

- Quê em hôm nay đổi mới toàn diện; nhanh chóng:

+ Những con đường, những ngôi nhà mới

+ Trường học, trạm xá, ủy ban xã,sân bóng…

+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy…

+ Nề nếp làm ăn, sinh hoạt…

c. Kết bài: Quê em trong tương lai sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào? Nêu cảm nghĩ của em trước sự thay đổi ấy.

Đề 7: Kể về một người thân của em. (ông bà, bố mẹ, anh chị em, …)

a. Mở bài:Giới thiệu chung về ông em.

b. Thân bài:

- Nói về ý thích của ông:

+ Ông thích trồng cây gì? Đọc báo?

+ Cháu thắc mắc, ông đều giải thích rất nhẹ nhàng, tỉ mỉ.

- Ông rất yêu các cháu

+ Chăm sóc việc học

+ Kể chuyện cho các cháu

+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình

c. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.

27 tháng 10 2017

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

- Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

- Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

- Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

- Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

- Không gian, thời gian xảy ra việc.

- Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

- Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

- Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

- Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

- Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

+ Mở đầu

+ Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

- Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

- Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

- Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

- Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

- Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

- Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

- Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

- Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

- Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

- Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

16 tháng 3 2017

bài 1:Câu 1:Tôi(chủ,đại từ)/đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng(vị ngữ, động từ).

Câu 2:Đôi càng tôi (chủ ngữ, cụm danh từ)/mẫm bóng(vị ngữ, tính từ)

Câu 3:những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ, cụm danh từ)/cứ cứng dần và nhọn hoắt(vị ngữ hai cụm tính từ).

Câu 4:Tôi chủ ngữ (đại từ, chủ ngữ)/co cẳng lên đạp phanh pháchvào các ngọn cỏ(vị ngữ, hai cụm động từ)

Câu 5:Những ngọn cỏ (chủ ngữ, cụm danh từ)/gẫy rạp, y nhu có nhát dao vừa lia qua

Bài 2:a) Sáng nay em đã giúp bạn lan trực nhật

b)Cô giáo em rất tận tình với học sinh

c)Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm

Bài 3:-Câu a)chủ ngữ:em(Trả lời cho câu hỏi:Ai?)

-Câu b)chủ ngữ:Cô giáo (Trả lời cho câu hỏi:Ai?)

-Câu c) chủ ngữ:Thạch Sanh(Trả lời cho câu hỏi:Ai?leuleu

16 tháng 3 2017

Câu 1:

– Thành phần chính của các câu:

Soạn bài: Các thành phần chính của câu | Soạn văn lớp 6

Câu 2: Đặt 3 câu

a. Hôm nay, Hương đã giúp bà cụ qua đường. b. Bạn Mai có má núm đồng tiền rất duyên. c. Sơn Tinh là vị phúc thần tài giỏi phi thường.

Câu 3: Chủ ngữ

a. Hương làm gì? b. Bạn Mai như thế nào? c. Sơn Tinh là gì?

7 tháng 2 2017

làm hết thì mình không chắc là đúng, nên mình giúp bạn 1 số câu thôi nhé!

1. Luyện tập về trạng ngữ

a:

(1) Mùa xuân của tôi...trong đêm xanh [...] => Cụm từ mùa xuân đóng vai trò chủ ngữ

(2)Mùa xuân... chim ríu rít =>Cụm từ mùa xuân đóng vai trò trạng ngữ

(3)Tự nhiên như thế... mùa xuân =>Cụm từ mùa xuân đóng vai trò vị ngữ

(4)Mùa xuân... kì diệu=>Cụm từ mùa xuân đóng vai trò trạng ngữ

b;

(1) Thành phần trạng ngữ là: Những cánh đồng xanh, trong cái vỏ xanh kia, Dưới ánh nắng

(2) Theo mình là không có (mình chưa chắc đúng nha)

17 tháng 3 2017

bài j mk sẽ giúphaha