K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2016

Là học sinh, chúng ta vẫn thường được nghe câu tục ngữ:"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" đã được phân tích bình luận nhiều ý kiến về vấn đề này.Rồi học trò chúng ta lại truyền miệng nhau câu tục ngữ:"Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng".Đèn, mực, gần, xa vậy thực ra nó là quan điểm về điều gì?Là về môi trường sống quanh ta và sự tác động lẫn nhau của nó, một thứ rộng lớn hữu hình với một thứ là vô hình ẩn trong một vật thể bé nhỏ, đó là nhân cách.

Tôi đã rất tâm đắc câu nói:"Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận" các bạn nghĩ sao về câu nói trên?Tôi thì tin vào điều đó lắm, tính cách là yếu tố quan trọng để cho ta một số phận, một tương lai, nằm trong bàn tay ta ta làm chủ và chính ta quyết định.Tính cách và nhân cách, nó riêng biệt hay đồng nhất?Một người có lòng vị tha, sự bao dung, nhường nhịn với sự hòa đồng, thân thiện sẽ chẳng ai lại nhận xét rằng đó là người xấu tính, độc ác được, hay ngược lại cũng chính là như vậy.Nhân cách thực ra cũng chính là tính cách của chúng ta đấy.Khi ta bóc tách hai từ "nhân" và "cách" thì chỉ là tính cách của con người thôi.Nó nằm trong suy nghĩ, trong hành động, là bộ máy giúp ta phân tích mỗi hành động, mỗi lời nói của chúng ta.Có những điều mới chỉ hình thành trong ý nghĩ, rồi ta tự hỏi mình rằng có nên làm như vậy không, đó là khi bộ máy đó hoạt động, có thể nó sẽ hướng ta đến một đường đi đúng đắn nhưng cũng có thể làm ta bước vào bụi rậm.Đã bao giờ bạn tự hỏi vậy nhân cách của bạn hình thành do đâu chưa, liệu có phải "cha mẹ sinh con, trời sinh tính" hay là do các yếu tố, điều kiện khác hình thành nên.Xã hội ta vẫn tồn tại hai quan điểm hay rộng ra đó chính là quan điểm về những điều mà tất cả tin rằng đều có những vị thần, những con người, số phận là do một thế lực siêu nhiên định đoạt và bất biến đổi.Số còn lại là nhìn thẳng vào thực tế, vào hoàn cảnh, vào môi trường xung quanh con người đó, đó mới là cốt lõi hình thành nên nhân cách của con người.Phần lớn ý kiến là điều thứ hai, khoa học và sự giải thích dần về mọi thứ đã giúp họ nhận ra có nhiều thứ không phải tự nhiên bởi một thế lực vô hình đâu.Tất nhiên ta cũng hiểu rằng có những điều ta vẫn chưa tìm ra lời giải nên hai trường phái này vẫn tồn tại song song, câu trả lời ta đợi tương lai vậy nhé.

Đi tìm lời giải cho bài toán khó là điều mà ta trăn trở.Vậy ta hãy cứ viết, viết ra hết vướng mắc, những suy nghĩ để mở khóa cho từng lối nhỏ.Môi trường sống là một phạm trù bao la, nghe thôi đã thật to lớn, là thế giới, là trái đất, là đất nước, thành phố, làng xã ta sinh sống.Là biển, núi ,sông, là cây cối, nhà ở và xe cộ..tất cả mọi thứ đang bao quanh ta.Giới hạn nó thật nhỏ lại, là những gì đang diễn ra

 

kham khao nhechuc bn hoc tot  Trả lời   
28 tháng 11 2016

len google nha bn kham khao

19 tháng 6 2017

Không một quốc gia nào, một con người nào có thể nói rằng, họ không cần rừng, rừng không là một tài nguyên nào cả. Bởi, đối với mỗi con người, mỗi quốc gia, hay một dân tộc nào đó thì rừng là vô giá. Nhưng liệu những thế hệ trẻ như chúng ta, lý thuyết từ sách vở chúng ta đã học quá nhiều, nhưng liệu có bao nhiêu bạn thực sự hiểu được về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người.

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Không phải tự nhiên mà ta lại nói như vậy. Như các bạn đều đã biết, cây xanh hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho chúng ta. Đặc biệt là đối với tất cả các quốc gia, khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển rất mạnh mẽ thì đi cùng với nó luôn là khói bụi từ nhà máy, từ các công trường, từ các phương tiện giao thông. Bởi vậy mà nếu ta liên tục thải khí các-bon-níc mà không có những biện pháp xử lý, thì làm cách nào để có thể có đủ lượng khí oxi cung cấp cho con người nếu không có rừng?

Rừng giúp ta ngăn lũ quét và sạt lở đất. Nếu bạn thắc mắc tại sao trên các tỉnh vùng núi thường hay có nhiều rừng phòng hộ, thì chính bởi lý do: đây chính là nơi thường ra những trận lũ quét lớn. Khi ta trồng rừng, cây sẽ bám chặt xuống đất, ngăn cho lũ khi chảy về xuôi sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất và với diện tích rừng phủ đầy cây xanh cũng sẽ giảm được tốc độ của dòng nước lũ khi chảy về. Và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân.

Rừng cung cấp cho ta một tài nguyên phong phú. Rừng cung cấp cho chúng ta một lượng gỗ lớn, nếu ta biết khai thác và có những biện pháp chăm sóc đúng quy cách. Nhưng trên thực tế thì rừng của nước ta hiện nay đang lâm vào tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng khai thác rừng trái phép với nạn lâm tặc khiến cho hàng nghìn héc-ta rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá nghiêm trọng. Cùng với đó là nạn cháy rừng hay người dân do thiếu hiểu biết mà phá rừng để làm nông cũng khiến cho diện tích rừng của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rừng đang bị khai thác trái phép, diện tích rừng giảm và điều chúng ta được tận mắt nhìn thấy đó chính là hậu quả nghiêm trọng, bởi nó làm thiệt hại về người, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và đặc biệt là hiệu ứng nhà kính đang tác động đến chính mỗi chúng ta. Vậy nên, chúng ta không chỉ khoanh tay đứng nhìn rừng đang bị tàn phá, hay nhìn những sự nỗi lực của các nước khác mà hơn thế nữa, chúng ta hãy cùng chung tay trồng rừng, bảo vệ rừng, bởi :”Rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta”.


29 tháng 11 2016

1:

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

2:

 

Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì : Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Hay nói cách khác là không có yếu tố hoạt động thì sự hình thành và phát triển nhân cách của chủ thể sẽ không được đảm bảo.  Ví dụ: Khi trẻ được dạy cho cách viết chữ, nếu trẻ không tập viết thường xuyên thì trẻ sẽ không thể biết viết, hay nói cách khác là nhân tố giáo dục trong trường hợp này không phát huy tác dụng,  Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Hoạt động của cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay đời sống xã hội là những biểu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành.  Ví dụ như hiện nay, các trường tiểu học trong thành phố Hà Nội đang tổ chức mô hình học tập mới: Định kì mỗi hai tháng nhà trường lại tổ chức cho các em học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Qua hoạt động ngoại khóa này, các em được kích thích hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu, giao tiếp xã hội ….từ đó hình thành nên lòng ham mê lịch sử và yêu thương gắn bó với đất nước mình. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.  Ví dụ: Hoạt động trồng cây gây rừng của các bạn thanh niên hiện nay không chỉ giúp cho môi trường thêm xanh – sạch – đẹp mà còn góp phần cải tạo môi trường đất, giữ đất, chống lũ quét, sói mòn … Như vậy, khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức.  Ví dụ: Động vật khi bị đe dọa, theo bản năng chúng sẽ tự vệ ( như loài nhím sẽ xù lông, loài mực sẽ phun mực), đó là hành động bản năng không có ý thức. Con người khi gặp nguy hiểm sẽ có suy nghĩ để lựa chọn cách hành xử tốt nhất, không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người thân, đó là hành động có mục đích và ý thức.  Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức. Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với người khác.  Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi. Có nghĩ là, con người phải có ý thức rèn luyện nhân cách của mình. Dựa vào việc nghiên cứu năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, có thể kết luận vai trò quan trọng của năm nhân tố đó như sau: Cá nhân hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, dưới tác động chủ đạo của giáo dục sẽ đưa tới hình thành một cấu trúc nhân cách tương đối ổn định và đạt tới một trình độ phát triển nhất định. Trong cuộc sống nhân cách tiếp tục biến đổi và hoàn thiện dần thông qua việc cá nhân tự ý thức, tự rèn luyện, tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình ở trình độ phát triển cao hơn, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội. Vì vậy, con người phải thường xuyên tự rèn luyện nhân cách của mình dựa trên năm nhân tố đó.

 

18 tháng 7 2017

Đáp án D

3 tháng 3 2021

Câu 1: Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật là:

A.Sự cố môi trường.                        C. Ô nhiễm môi trường.

B.Ô nhiễm sinh thái.                        D. Suy thoái môi trường.

3 tháng 3 2021

Câu 1: Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật là:

A.Sự cố môi trường.                        C. Ô nhiễm môi trường.

B.Ô nhiễm sinh thái.                        D. Suy thoái môi trường.

22 tháng 2 2019

- Môi trường bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khỏe của con người.

-  tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, điều đó dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khỏe và tính mạng cảu con người.
 

Cuộc sống hàng ngày của con người cần thiết có một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc… và các hoạt động cần thiết trong đời sống con người. Như vậy thì môi trường đòi hỏi phải hội đủ các tiêu chí về các mặt sinh lý hóa…

Không gian sống của con người phải thay đổi liên tục theo sự phát triển của những công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Môi trường bao gồm những vật chất hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta như: rừng núi, ao hồ, các động thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người hay một yếu tố khác quan trọng không kém là không khí, năng lượng từ nắng và gió, hay là những nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển của công nghiệp chẳng hạn cũng gián tiếp có phần liên quan đến môi trường.

Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người

Trong quá trình phát triển con  người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường và được phân hủy dưới những tác động của vi sinh vật. Môi trường còn đóng vai trò là nơi cung cấp thông tin dữ liệu về lịch sử tiến hóa phát triển của con người trên trái đất.

Cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật trước những hiểm họa về thiên nhiên và là nơi lưu giữ những giá trị thẩm mỹ, tôn giáo, văn hóa của con người… Từ những yếu tố trên thì các bạn có thể hình dung được môi trường ảnh hưởng thế nào đối với đời sống con người và sinh vật.

22 tháng 11 2016

- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.

+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.

- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.

+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.

Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ

23 tháng 11 2016

Còn ai có câu trả lời khác k

23 tháng 11 2016

Phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền

Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí

VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)

 

 

13 tháng 10 2017

câu nào z bn

6 tháng 12 2016

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

17 tháng 2 2019

NẾU MÔI TRƯỚNG Ô NHIỄM THÌ CON NGƯỜI SẼ MẮC PHẢI NHIỀU CĂN BỆNH

TÀI NGUYÊN NƯỚC DÙNG TƯỚI CÂY