K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2016

- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền. - Ngắt nhịp:

Cảnh khuya: Câu 1. ¾;

Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

- Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh

– cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

– Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối

– tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực

– vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Cách so sánh thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ: tiếng suối như tiếng hát - > tiếng suối trở nên gần gũi thân quen với con người, mang sức sống trẻ trung hơn.

+) + Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

+ Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất “Nguyệt chính viên”: “trăng ngày rằm”, hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong “rằm tháng giêng”. + Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống. = > Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

Tiếng già trưa:

Giống: được viết trong khi cuộc kháng chiến chống pháp đang diễn ra rất ác liệt

Khác:

– Người chiến sĩ đi hành quân qua xóm nhỏ, có tiếng gà trưa “nhảy ổ” – gà đẻ trứng cục tác cục ta thì trong lòng biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ dắt díu nhau về.
– Điệp từ “ nghe” nhấn mạnh vào cảm giác của người chiến sĩ.
– Tiếng gà trưa làm xao động cả nắng trưa, hè bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ.
-> Người chiến sĩ hành quân gian nan vất vả nhưng nghe tiếng gà trưa nhảy ổ thì dường như hết mỏi hết. Bởi những kỉ niệm tuổi thơ yêu dấu đang trở về




 

24 tháng 11 2016

Thanks!!!

10 tháng 12 2016

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là:

- Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

- Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

- Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

- Cả hai bài thơ đều đẹp như những bức tranh, nhưng mỗi bài thơ thể hiện một vẻ đẹp khác nhau.

- Cảnh khuya là cảnh trăng ngàn gió núi, trăng giữa rừng khuya, một cảnh trăng lung linh huyền ảo quấn quýt hòa quyện.

- Rằm tháng giêng là cảnh trăng trên dòng sông, một khung cảnh bao la bát ngát tràn đầy sức xuân.

5 tháng 12 2016

Mở bài: Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài "Cảnh khuya" thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu. (Phần Mở bài nên viết ngắn thôi, ko nên viết dài kẻo làm không hay bài thơ, chủ yếu phải là phần Thân bài)
Thân bài: Mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như "tiếng hát xa" ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn.....
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ "lồng" ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: "Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh" Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống.
Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Vậy "nỗi" nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là "việc" nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp.
Kết bài: Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này....
Done, đây chỉ là một đoạn văn cảm thụ văn học thui nha, còn nếu một bài văn thì bạn nên đọc dàn ý của stary để hiểu biết, sau đó mở rộng thêm, miêu tả kĩ phần nghệ thuật, như là câu 1 là khác với bài Vọng Lư sơn bộc bố của Lý Bạch, nói về công lao to lớn của Bác.....

5 tháng 12 2016

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.

Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.

Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.

6 tháng 1 2022

Bạn tham khảo lấy ý nha!!

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

6 tháng 1 2022

Bạn tham khảo lấy ý

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn tri kỉ. Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng. Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp. Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà. Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề. Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người. Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

21 tháng 11 2016

lm dc giúp mình vs nha

21 tháng 11 2016

Giúp em với:

Nguyễn Phương Thảo

Linh Phương

Mai Phương aNH

Đỗ Hương Giang

Trần Ngọc Định

Nguyễn Phương Trâm

Phạm Thị Trâm Anh

Nguyễn Thị Mai

Lê Ánh

Phan Ngọc Cẩm Tú

Minh Thu

Lê Nguyên Hạo

19 tháng 12 2016

- bánh trôi nước : cặp từ chỉ quan hệ tương phản ( mặc dầu ... mà ....) , phép nhân hóa , ẩn dụ

- qua đèo ngang : đảo ngữ , từ láy , phép đối , ẩn dụ

- bạn đến chơi nhà : +sử dụng đại từ độc đáo

+lời thơ giản dị, tự nhiên , gần gũi

+giọng thơ đùa vui , hóm hỉnh

+ tình huống thơ lạ

+ cấu trúc bài thơ độc đáo ,sáng tạo

- nam quốc sơn hà : giọng thơ đanh thếp , dõng dạc

-cảnh khuya : so sánh , điệp ngữ

-rằm tháng giêng : điệp từ độc đáo

- tiếng gà trưa :

+sử dụng linh hoạt các điệp từ , điệp câu

+lời thơ tự nhiên , ngôn ngữ biểu cảm lay động lòng người

 

19 tháng 12 2016

cảnh khuya + rằm thang giêng ( sườn giống nhau) : mb : thiên nhiên là một đề tài vô tận . nó đã khiến cho các nghệ sĩ phải toonss k biết bao nhiêu là giấy mực . nhẹ nhàng góp vào đó , nhà thơ hcm đã gửi đên chung ta thi phẩm ......

kb:qua bài thơ , có lẽ mỗi chúng ta hẳn sẽ luôn yêu quê hương , yêu đất nc , đặc bịt là vị lãnh tụ tài tài tình mà đầy chất thơ văn

 

26 tháng 12 2017

Giống nhau:

- Đều được sáng tác ở Việt Bắc những năm đầu chống Pháp.

- Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.

- Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.

Khác nhau:

- Bài “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. Là hình ảnh trăng rừng lồng vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya

- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng tiếng Hán. Bài “Rằm tháng giêng” là trăng trên sông nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn việc quân.

20 tháng 12 2021

jup mik nhanh vs mn ơi mik like cho 

 

20 tháng 12 2021
Bài thơ: Tiếng gà trưatác giả Xuân Quỳnh

Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh

3 tháng 11 2017

Đáp án: D