K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2016

Tôi vẫn nhớ như in cái thuở ấu thơ, khi đó tôi chỉ là con bé 5-7 tuổi được về quê ở với bà ngoại. Nhà bà ngoại rất nhiều cây ăn quả. Nào là na, nào là bưởi, nào là cam, là vải thiều. Vườn cây của bà có một cây khế chua, một cây chay, cây sung gần cầu ao nữa.

Bên bờ ao có mấy khóm chanh, khóm ớt. Mỗi mùa hoa chanh nở, cứ ra đến gần bờ ao là một mùi hương tỏa ra thơm ngát, mấy con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt bay dập dờn chao lên, lượn xuống, rồi khẽ khàng đậu trên cành hoa, chúng như đang ngắm nhìn màu hoa trắng tinh khiết, chũng như cảm nhận được mùi hương thơm của hoa chanh.

Có những hôm mải chạy theo con chuồn chuồn ớt mà tôi bị trượt chân ngã xuống ao. Cũng may cho tôi khi đó bà tôi đang phơi rơm rạ gần đó nhìn thấy tôi đang chới với, bà đưa cái chạc gẩy rơm xuống bào tôi nắm vào bà kéo lên, thế là thoát chết trong gang tấc. Một kỉ niệm tôi cứ nhớ mãi.

Trong vườn cây của bà, mỗi loại cây đều có những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ tôi. Cây khế chua của bà hồi đó là nơi các chị con nhà bác tôi hay trèo lên hái quả, mỗi lần các chị đến chơi lại hái khế xuống chấm muối ớt ăn, cắn miếng khế chua chua mà tôi nhắm mắt nhăm mũi lại mà nhai mà nuốt, nhưng cái vị chua chua ấy làm mấy chị em thôi thèm, ăn thì không được nhiều, nhưng cứ nhìn thấy lại muốn vặt quả xuống để ăn. mấy chị hàng xóm sang nhà bà tôi chơi, một chị leo lên cây vặt quả, một chị ngửa nón ra hứng, chỉ một lúc là được lưng nón. Các chị nghĩ ra cái trò khế chua chấm mắm tôm, thế là hũ mắm tôm của bà được lấy ra để pha vơi ớt đỏ chấm khế chua.

Còn cây chay gần bờ ao cũng vậy, quả chay xanh thì chua, nhưng cái chua dìu dịu không gắt như khế. Quả chay chín màu vàng ở ngoài, bên trong màu đỏ, ăn rất ngọt. bà tôi hay hái quả chay đem kho cá, ăn món cá kho với quả chay rất hao cơm, ăn một bát lại muốn ăn hai, vị chua chua ngòn ngọt của chay, vị beo béo bùi bùi của hạt chay quện với mùi thơm ngầy ngậy của món cá kho làm nước miếng tối cứ tứa ra khi nồi cá kho được bưng lên mâm.

Cây sung cạnh bờ ao nhà bà không biết có tự bao giờ, khi tôi về quê thấy nó đã bị ngã gần sát mặt ao, bọn trẻ chúng tôi vẫn hay vặt quả sung cho vào miệng nhai rôm rốp, ăn sung có vị chan chát cũng hay, bây giờ ở hà Nội lá và quả sung cũng được đưa vào các bữa tiệc thịnh soạn đấy các bạn à.

Cây sung bị ngả xuống mặt ao như thế là nôi bọn trẻ chúng tôi hay trèo lên đó ngồi chơi thả hai chân khỏa nước rất thú vị. Có hôm mải chơi thế là lăn tòm xuống ao, ướt như chuột, cả lũ bị trận đòn sưng *** vì trò nghịch dại.

Mấy cây vải thiều khi mùa quả chín, bọn trẻ chúng tôi suốt ngày quanh quẩn dưới gốc cây để kều, chọc vải ăn, quả vải chín cùi dầy, ngọt lịm và rất ngon, chúng tôi ăn no đến mức không ăn được cơm.

Bà ngoại bảo ăn nhiều nóng, nhưng bọn trẻ chúng tôi cứ ăn no nê thỏa thích, chả biết sợ nóng thế nào. Mấy hôm sau rôm nó mọc đỏ lưng cả mặt mũi, lúc đó mới thấy ngứa, gãi chảy cả máu ra, bà mới nói cho biết không nghe lời bà nên giờ ngứa cố mà chịu, cấm được kêu. Bây giờ nhớ lại thấy kỉ niệm thời thơ ấu như đang còn hiển hiện ra trước mắt tôi. Nhanh thật, thế mà đã hơn bốn mươi lăm năm rồi.

BẠN THAM KHẢO NHÉ .CHÚC BẠN HOK TỐT

4 tháng 8 2016
Khu vườn – nơi những loài hoa nở rộ và thi nhau đua sắc nhưng đối với tôi, khu vườn không chỉ có thế, nó ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc gắn liền với tuổi thơ tôi. 

Ngày bé, thứ mà trẻ con thích nhất là những món đồ chơi đủ màu sắc, kích cỡ nhưng thứ mà tôi thích thú nhất lại là khu vườn, một khu vườn nhỏ bé nhưng chứa bao nhiêu kỷ niệm về người mà tôi yêu quý nhất, bà nội tôi.

cam nghi ve khu vuon nha em

Ai chả muốn có một khu vườn trong nhà, có những bông hoa rực rỡ, tôi cũng vây từ ngày bé tôi luôn ước mong có một thu vườn nhỏ. Tôi yêu những loài hoa, tôi yêu cái cảm giác xung quanh mình là cây cỏ, là hương thơm. Khi bà nội tôi ở quê lên bà đã đem cho tôi nhiều cây hoa và đặt ở trước khoảng sân trước nhà. Từ khi ấy, tôi có một khu vườn như ước mơ. 

Thât hạnh phúc khi nhà mình có một khu vườn. Sáng sáng, mỗi khi thức dậy, tôi đều đứng ra cửa hít thở không khí trong lành và mùi thơm thoang thoảng từ những đóa hoa. Khung cảnh như một bức tranh thật đẹp, có màu sắc, có hương thơm và có cả âm thanh từ những tiếng chim hót ríu rít. Từ ngày bà nội lên, tôi rất vui vì bà đã đem lại cho tôi điều mà tôi mong từ lâu. Tôi yêu quý khu vườn không chỉ vì nó là ước mong của tôi mà đó cũng là món quà, là tấm lòng của bà cho tôi. Tôi chăm sóc từng cành cây, từng bông hoa thật chu đáo, hàng ngày tôi và bà đều tưới nước, bắt sâu, bà còn tỉa nhiều cây thành hình con đại bàng, con nai.. Vì thế mà khu vườn càng thêm rực rỡ. Dưới ánh nắng vàng, khu vườn làm cả nhà tôi như sáng lên cùng cây cỏ.

 

 

Cứ rảnh rỗi, bà lại kể cho tôi nghe về nguồn gốc của từng loại cây. Từ khi có khu vườn, tôi như thêm vui vẻ, nó như người bạn thân thiết của tôi, như chiếc cầu vô hình nối tình cảm của tôi bà càng thêm sâu đậm. Nhiều khi nằm một mình trong khu vườn nhỏ vuông vắn, tôi lại cảm thấy thỏa mái kỳ lạ, có chuyện gì vui hay buồn, tôi đều như có một người bạn ở bên cùng chia sẻ, cùng nói chuyện với tôi làm tôi bớt căng thẳng hay buồn bực. Bây giờ bà đã về nhưng thỉnh thoảng bà vẫn gửi cho tôi những cây hoa đẹp và dặn dò tôi chăm sóc chúng cẩn thận. Nhìn khu vườn, tôi lại nhớ đến bà, nó như thay bà nói chuyện, tâm tình cùng tôi. Giờ đây, từng chiếc lá, từng cánh hoa đều thật sự gắn bó với tôi, cứ như thế, nó như đã là một phần cuộc sống của tôi.

Một khu vườn nhỏ bé nhưng ý nghĩa của nó iại thật sâu sắc. Những cành cây, bông hoa tưởng như một vật vô tri vô giác nhưng lại là một con người khích lệ tinh thần tôi mỗi khi gặp khó khăn. Mỗi bông hoa nở như một nụ cười trìu mến của bà với tôi làm trái tim tôi thêm một lần xao xuyến.
Làm sao không yêu cho được một khu vườn như thế, một kỷ niệm thơ ấu còn mãi trong tôi.
4 tháng 8 2016

Ai cũng mơ ước có một nơi để nghỉ ngơi, thư giãn sau những giây phút căng thẳng trong cuộc sống. Nhà tôi có một nơi như vậy, đó chính là khu vườn nhỏ phía sau nhà.

Khu vườn không to lắm và đã có từ rất lâu rồi. Tôi yêu cái vẻ rêu phong cổ kính lại xen lẫn với vẻ tươi sáng, trẻ trung bởi các loại cây tạo nên cho khu vườn. Khu vườn nhà em được bao bởi một hàng rào nhỏ thật xinh xắn mà cũng thật chắc chắn.

Trong vườn, tôi trồng rất nhiều loài hoa và cây ăn quả. Rồi theo tháng năm, hoa hồng, hoa cúc, hoa lan thi màu nở rộ trong khu vườn bé nhỏ, rồi cùng với cây dưa leo, mỗi hoa, mỗi màu đã tạo nên một bức tranh đầy sức sống muôn màu, nhưng lại không hề lòe loẹt, lộn xộn mà điểm xuyết nét hài hòa, thanh nhã của thiên nhiên làm cho tôi không thể không say mê và thán phục.

 

Rồi đến các cây ăn quả, cây nào cũng cao, cũng to và tươi mát. Trừ những thân cây sần sùi, màu nâu tẻ nhạt và lạnh lẽo, các cây khi đứng cạnh nhau lại tạo ra một sắc thái vô cùng thân thiện và trìu mến, lại thoáng chút yên tĩnh cho chúng ta cảm giác thật thoải mái và gần gũi với thiên nhiên, những vòm cây xanh mướt sẽ là những chiếc lá chắn tuyệt vời, che chở cho chúng ta khỏi những giây phút căng thẳng ngoài cuộc sống.

Tôi yêu sao cái vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ đó. Buổi sáng, khi ánh bình minh lên, khu vườn toát lên một vẻ trẻ trung, tươi mát với những trái cam, trái táo mọng và đầy sức sống. Và khi buổi chiều xuống, cái màu xanh của lá hơi rũ xuống như an ủi, vồ vé cho tôi khỏi buồn nhớ. Vào buổi tối, khu vườn trầm xuống, hòa nhập với vẻ thanh tĩnh bên ngoài.

Tôi còn nhớ mãi, ngày xưa, khu vườn này khô cằn, chỉ có một vài đốm hoa nhưng sau bao nỗ lực chăm sóc của ông cháu tôi nó đã trở thành một khu vườn vừa đẹp, vừa tươi sáng, vừa hữu ích.

Khu vườn là nơi mà tôi đã được rèn luyện tính chịu khó, yêu thiên nhiên và cũng là nơi mà tôi nghỉ ngơi, thư giãn, là nơi mà tâm hồn tôi được nuôi dưỡng. Nhờ tình yêu tràn đầy với khu vườn mà tôi đã coi khu vườn là một phần của cuộc sống. Mất khu vườn là tôi mất hết lý trí.

Khu vườn đối với tôi là những gì thân thương nhất, gần gũi là nơi tôi không thể quên. Làm sao không yêu được một khu vườn như thế.

 
17 tháng 12 2016

'' vườn nhà em có hàng tre xanh

cây rợp bóng mát yệu đời yên lành ''

Câu hát đã làm sống dậy trong lòng tôi cái cảm xúc bồi hồi khi đã đi xa nhà và mảnh vườn thân yêu. Vườn nhà tôi nhỏ lắm, chỉ khoảng chục mét vuông thôi , nhưng ấp ủ biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Ôi tôi yêu màu xanh nõn nà của những nụ bắp cải tắm nắng ; yêu cái mỡ màng của thảm rau má lúp xúp dưới chân khi nắng sớm lên. tôi yêu trong thứ nắng ngọt ngào ấy, những quả cà chua căng tròn đỏ mọng làm sáng rực cả khu vườn. Và tôi còn nhớ , cái lần bị mẹ đánh cho trận đòn ''sinh tử'' ấy, tôi đã ra ngoài vườn ngồi nức nở cùng ánh hoàng hôn trầm lặng rồi ngù đi luc1 nào không hay.... Tôi còn nhớ cái lần đi thu hoạch rau cùng bố mẹ , tôi và em đã đùa nghịch với nhau một bữa '' long trời lở đất '' ấy đã làm gãy mất cây trà của mẹ. Thế là bị mẹ phạt đứng ngoài vườn cả đêm với bầy muỗi đang đợi đánh chén... ôi, một tuổi thơ hạnh phúc gắn bó với khu vườn ấy như huyết mạch của mình. Mảnh vườn thân yêu ơi .........! hihi

Tham khảo:

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

 

15 tháng 7 2023

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

25 tháng 9 2021

ê bạn này chơi copy nha

“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

3 tháng 2 2021

Hưng ơi mày học lớp 8EG trường Lê Qúy Đôn đúng ko(Nếu nhầm thì sorry)(from steve)