K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2016

C1:Đặc điểm chung của thực vật là

- Tự tổng hợp được Chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng.

- Có đời sống Cố định.

- Phản ứng chậm với các Kích thích. từ bên ngoài.

11 tháng 11 2016

4/

  • Một số loại rễ biến dạng của chúng ( cho ví dụ từng loại )

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

  • Tại sao cần phải thu hoạch loại cây có rễ củ trước chúng ra hoa ?

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
 

 

1) - ko di chuyển đc

-tự tổng hợp đc cá chất hữu cơ

-phản ứng chậm vs các chất kích thích từ bên ngoài

6 tháng 12 2015

1 , Trong SGK phần ghi nhớ của  bài 1 hay bài 2 gì đó 
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ 
+ Phần lớn ko có khả năng di chuyển 
+ Phản ứng chậm với các chất kích thích từ bên ngoài 
2 , Không hiểu lắm !?
3 a , Thân cây gồm : thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách.
3 loại : Thân đứng  , thân leo , thân bò 
tự kể tên một số loại cây có thân 

 

18 tháng 11 2016

1. Đặc điểm chung của thực vật:

- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.

- Phần lớn không có khả năng di chuyển.

- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

18 tháng 11 2016

2. Cấu tạo chung của tế bào thực vật:

- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

- Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp ( chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá );...

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Không bào: Chứ dịch tế bào.

17 tháng 1 2022

1 A

2 A

3 A

4 A

5 A

17 tháng 1 2022

Câu 1: Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào?

A. Nhân

B. Vách tế bào         

C. Chất tế bào             

D. Màng sinh chất

Câu 2: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

A. Cây bạch đàn

B. Cây cầu

C. Xe ô tô

D. Ngôi nhà

Câu 3: Thành phần nào không có ở tế bào nhân sơ?

A. Lục lạp

B. Vùng nhân

C. Màng tế bào

D. Chất tế bào

Câu 4: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ:

A. Một tế bào

B. Hàng nghìn tế bào

C. Hàng trăm tế bào

D. Một số tế bào

Câu 5: Sinh vật nào dưới đây không có cấu tạo đa bào?

A. Vi khuẩn lam

B. Cây bưởi

C. Con thỏ

D. Con người

C1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống.C2: Nêu đặc điểm chung của thực vật.C3: Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa?C4: Thế nào là cây một năm, cây lâu năm?C5: Nêu cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.C6: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.C7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ý nghĩa?C8: Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của mỗi loại rễ.C9: Các miền của...
Đọc tiếp

C1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống.

C2: Nêu đặc điểm chung của thực vật.

C3: Thế nào là thực vật có hoa, thực vật không có hoa?

C4: Thế nào là cây một năm, cây lâu năm?

C5: Nêu cấu tạo, cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi.

C6: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.

C7: Trình bày sự lớn lên và phân chia của tế bào. Ý nghĩa?

C8: Có mấy loại rễ chính? Đặc điểm của mỗi loại rễ.

C9: Các miền của rễ, chức năng của mỗi miền.

C10: Nêu cấu tạo miền hút của rễ.

C11: Trình bày sự hút nước và muối khoáng của rễ.

C12: Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nước và muối khoáng cần thiết cho cây.

C13: Kể tên các loại rễ biến dạng, đặc điểm, chức năng.

C14: Nêu cấu tạo ngoài của thân cây.

C15: Thân dài ra do đâu?

C16: Vì sao phải bấm ngọn hoặc tỉa cành?

C17: So sánh cấu tạo trong của thân non với miền hút của rễ.

C18: Thân to ra do đâu?

C19: Dác, ròng là gì?

C20: Nêu chức năng của mạch gỗ, mạch rây

C21: Kể tên các loại thân biến dạng, đặc điểm, chức năng.

C22: Nêu đặc điểm bên ngoài của lá.

C23: Nêu cấu tạo trong của phiến lá.

C24: Trình bày sơ đồ hô hấp, quang hợp.

C25: Thiết kế thí nghiệm chứng tỏ cây hô hấp, quang hợp.

C26: Phần lớn nước vào cây đi đâu?

C27: Nêu các loại lá biến dạng, đặc điểm, chức năng.

Trả lời các câu hỏi giúp mk nhé!!

Ai nhanh mk tick!! mơm nhìu  >_<

0
21 tháng 1 2021

Câu 1:

- Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Tuy đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:

+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ.

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển.

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

Câu 2:

- Tế bào ở mô phân sinh của cây có khả năng phân chia.

Câu 3:

- Quá trình phân chia tế bào:

+ Nhân phân chia: từ 1 nhân phân chia thành 2 nhân tách biệt nhau.

+ Phân chia tế bào chất, hình thành vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con

Câu 4: 

Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành (dẫn truyền), miền hút (hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan), miền sinh trưởng (làm cho rễ dài ra ), miền chóp rễ (che chở cho đầu rễ)

Câu 5:

Có 3 loại thân biến dạng thường gặp:

+Thân củ:Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây (cà rốt,su hào,...)

+Thân rễ:Thân rễ:là loại thân ngầm dưới mặt đất,dự trữ chất dinh dưỡng cho cây (gừng,dong ta,nghệ,...)

+Thân mọng nước:Dự trữ nước cho cây vì thường sống ở nơi khô hạn (xương rồng,...)

 

 

7 tháng 12 2016

1 . Rễ gồm 4 miền : miền sinh trưởng , miền trưởng thành , miền hút , miền chóp rễ .

+ Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra .

+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền .

+Miền hút có chức năng hút nước và muối khoáng .

+ Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ .

2. Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính :

- Vỏ gồm có biểu bì và lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất . Phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa .

- Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất . Ruột chứa chất dự trữ .

3. Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây , các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây .

4. Trong 4 miền của rễ thì miền hút làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng .

6. không phải loại cây nào cũng cũng có lông hút vì một số cây là rễ móc , rễ tay cuốn ,...

VD : cây trầu không , cây gai ( rẽ tay cuốn ) , ...

7 . - Khi cây còn nhỏ cần phải tưới cây đầy đủ và đều đặn , vừa phải .

- Khi cây đã lớn và đến thời kì phát triển ra hoa , tạo quả là thời kì cây cần nhiều nước nhất .

 

Câu 1: Trả lời:

- Miền trưởng thành:dẫn truyền.
- Miền hút: hút nước và muối khoáng hòa tan
- Miền sinh trưởng:làm rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ

1 tháng 11 2016

Miền hút gồm 2 phần chính: vỏ và trụ giữa:

+ Vỏ là phần ngoài cùng của rễ. vỏ gồm biểu bì ớ phía ngoài, thịt vỏ ở phía trong. Trên biêu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan

+ Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. Trên biêu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan

Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra.


 

1 tháng 11 2016

Miền làm cho rễ dài ra: là miền sinh trưởng.

Chức năng của lông hút là hút nước và muối khoáng hòa tan.

(miền rễ là miền j vậy bn)

2 tháng 11 2016

Câu1: Nêu cấu tạo tế bào thực vật.

  • Cấu tạo tế bào thực vật gồm:
    -Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
    -Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
    -Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
    Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
    -Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
    -Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.

     
2 tháng 11 2016

 

Câu 5: So sánh thân non và miền hút của rễ

Giống: Đều gồm vỏ (biểu bì + thịt vỏ) & trụ giữa (các bó mạch & ruột)

Khác :

Rễ (Miền hút)

- Biểu bì có lông hút

- Không có thịt vỏ

- Mạch gỗ xếp xen kẻ mạch rây thành 1 vòng

 

Thân non

- Không có biểu bì

- Thịt vỏ có các hạt diệp lục

- Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ (2vòng)

 

 

24 tháng 12 2016

Câu 6:

- Nước + cacbonic (trong điều kiện có ánh sáng và diệp lục của lá) => tinh bột + oxi
- Khái niệm đơn giản về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời, sử dụng nước và khí cacbonic chế tạo ra tinh bột đông thời nhả khí oxy.

Ý nghĩa: Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo.
Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.