K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

Bằng những hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo, thác núi Lư chảy từ trên đỉnh núi Hương Lô đã hiện lên với vẻ đẹp kì ảo, hùng vĩ. Qua đó thề hiện tâm hồn tinh tế, sức tưởng tượng phong phú và tình yêu thiên nhiên đằm thắm của Lí Bạch đồng thời bộc lộ phần nào tính cách mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng đầy chí lớn của nhà thơ.
 

28 tháng 10 2020

a,Đối tượng miêu tả:Con sông quê hương

Thời điểm miêu tả:Vào một buổi trưa hè

b,Những liên tưởng,so sánh

Nước sông trông như một cái gương trong láp lánh duói ánh trời

Hàng tre dọc bờ sông trông như:Mái tóc soi xuống mặt hồ trong

tâm hồn tác giả như:Một buổi trư hè

c,bài làm

Dòng sông quê em đẹp biết bao,dòng sông buổi trưa hè như một dòng thửy ngân lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi trưa hè.Dọc bờ sông là những hàng tre xanh mướt,soi bóng xuống hồ.Giữa buổi trưa,tâm hồn em như ánh mặt trời dệt những sợi nắng vàng,thả xuống dòng ngọc bích xanh biếc lúc trưa hè.Em yêu dòng sông quê em biết bao!

Câu này do mình hoàn toàn tự nghĩ và ko phải chép trên mạng đâu nha!

Mong bạn k đúng cho mình!

24 tháng 10 2018

Bạn học lớp mấy rồi mà ko biết làm toán lớp mẫu giáo thế ?😁 ☺️ ☹️

8 tháng 11 2018

hi hi

24 tháng 10 2021

Cô ơi nhớ em ko người học trò năm ấy em đã từng khóc trước ngày đầu đi nhưng khi từ lúc gặp cô đã em đã nhen nhóm trong mình được 1 ước mơ và cô là người đã dìu dắt chúng em bờ và cô  là người dìu dắt em đến tương lai nhưng xa xa đần sẽ nhớ cô tạm biệt mai xa rồi em  nhớ cô tạm biệt cả mái trường mến thương tạm biệt tạm biệt tạm biệt tạm biệt cô.      Ký tên nam 
                                                                     

24 tháng 10 2021

Thơ khổ ý bn , cái này giống đoạn văn quá

30 tháng 11 2018

Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.

Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng

Công việc đầu tiên của việc tạo gốm là khâu xử lý đất sét. Ðất sét được lấy từ trong làng hay những vùng khác như Hổ Lao, Trúc Thôn (Ðông Triều), được đem về ngâm trong bể chứa nước. Bể thứ nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét khô vào khoảng 3 – 4 tháng.Khi đất chín người ta đánh thành dịch lỏng sau đó đổ chất dịch lỏng sang bể thứ hai gọi là” bể lắng”. Tiếp đó, các tạp chất sẽ nỗi trên bề mặt chất dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi các tạp chất và đưa sang bể thứ ba gọi là “bể phơi” trong thời gian khoảng 3 – 4 ngày. Cuối cùng, chất dịch lỏng được sang bể thứ tư gọi là “bể ủ”. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt.

Bước thứ hai là nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Người thợ có thể chọn các khuôn in bằng gỗ hoặc thạch cao. Các sản phẩm sau khi đã lên khuôn, người thợ sửa hàng và phơi khô sản phẩm.

Bước thứ ba là quét men, sau đó người thợ có tay nghề sẽ vẽ hinh ảnh sống động để tạo ra nhưng sản phẩm thật đẹp mắt. Tuỳ theo màu sắc của lớp men mà người thợ dùng thích hợp cho các sản phẩm gốm. Có 05 loại men khác nhau là: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.

Công đoạn cuối cùng là cho gốm vào lò, trước kia ở Bát Tràng có nhiêu loại lò khác nhau như : lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Nhưng giờ đây, người dân Bát Tràng chỉ sử dụng hai loại lò chính là: lò hình hộp và lò ga. Lò hình hộp xây bằng gạch chịu nhiệt cao, là loại lò phổ biến hiện nay tại Bát Tràng. Thông thường thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm, và mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.

Hình thành thương hiệu

Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu USD.

Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ – 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.

Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.

30 tháng 11 2018

Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm,trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì.

Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dângcủa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.

Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toần bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn và bay bổng.

Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên liồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cảnh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không'? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quỷ trong sạch của Trời.

Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,...nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát.

Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.

Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: Đợi đến lúc vừanhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chếbiến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...

Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.

Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối- với món cốmđược thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng qué nội cỏ... Cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của què hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.

Cốm gắn liền với phong tục tập quán củà dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt khỏi giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:

Ai đã nghĩ đầu tiên cốm để làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...

Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm? Cốm là thức dâng của đất trời, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng mậu đỏ thắm. Hai màutương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hi vọng vào mối nhân '-duyên tốt đẹp, vững bền.

Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm đến cách thưởng thức cốm. Bởi côm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, củng như trời sinh cốm nằm ủ trong lả sen... Củng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng què vào lòng.

Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.

Bài văn trên đây xứng đáng được coi là một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.

17 tháng 10 2016

Câu 1:Có thể căn cứ vào bóng của ngoi nhà em đang ở để biết được hướng của cửa ra vào vì ta dựa vào mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây .Dùng la bàn kiểm tra ta thấy hai cách có kết quả như nhau.

17 tháng 10 2016

Câu 2 Vì loại cửa kính này được bôi dán một loại giấy phản quang khi ánh sáng chiếu tới mọi vật và hắt lại mắt chúng ta,lúc này 1 phần lớn ánh sáng bị hắt trở lại mt cũ còn một phần thì vẫn tới mắt chúng ta nên ta có thể nhìn mọi vật ở ngoài.Còn khi đứng từ ngoài nhìn vào trong vì ánh sáng bị hắt trở lại nên ta ko thể nhìn thấy mọi vật bên trong.

27 tháng 1 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

Mẫu: Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng - xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Và những câu thơ trong "Quê hương" của nhà văn Tế Hanh đã làm cho em gặp được một tâm hồn người.

Thân bài:

- Nội dung bài thơ ?

- Phân tích:

+ Khổ 1:

-> Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu ngay quê hương của mình: 

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

--> Làm người đọc biết được quê hương của tác giả, đó là ở cạnh biển và người dân ở đây làm nghề đánh bắt thủy sản.

---> BPTT nhân hóa (nước bao vây): thể hiện lên sự sinh động của những thứ gắn liền với tuổi thơ tác giả, làm cho câu thơ trở nên gợi hình và tất nhiên qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thương của tác giả.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

---> Đề cập đến thời gian, miêu tả lên một khung cảnh đẹp rực rỡ từ tâm hồn nghệ thuật yêu cái đẹp của chính tác giả. 

---> Sau đó dẫn đến một hoạt cảnh đẹp đẽ: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

=> Ta thấy được cái tài dùng từ của một nhà thơ, Người dùng từ "bơi" vừa gần gũi với biển, vừa gần gũi với hoạt động của chiếc thuyền.

+ Khổ 2:

-> Tác giả bắt đầu miêu tả chi tiết chiếc thuyền như sau:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

--> Hình ảnh chiếc thuyền được tả rõ ràng hơn cho thấy sự nhung nhớ cực độ của tác giả dành cho quê hương, bởi phải nhớ đến mức nào thì con người mới có thể tả lại như đang nhìn chứ.

---> BPTT: so sánh làm cho câu thơ càng thêm giàu tính gợi hình hơn. Thêm vào đó, sự nhân hóa xen kẽ "hăng" càng tô đậm hơn một tinh thần mạnh mẽ của vật "thuyền, của người dân.

---> BPTT: nhân hóa được thể hiện rõ hơn qua "phăng mái chèo mạnh mẽ" càng đưa ra nhiều những tính cách về chiếc thuyền, từ vật nói đến con người.

=> Cảm xúc mãnh liệt của tác giả được đặt vào hình ảnh chiếc thuyền, nó mạnh mẽ như ngư dân nơi đây.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

--> Dường như để làm chi tiết hơn sức mạnh của chiếc thuyền, tác giả còn miêu tả thêm: cánh buồm trương ra. 

---> BPTT: so sánh (cánh buồm to như mảnh hồn làng) làm cho ta hình dung đến một hoạt cảnh đẹp đẽ, hơn thế còn ẩn dụ đến linh hồn/ nền kinh tế chính của làng đem về những miếng ăn, hơi sống cho làng.

---> Để thể hiện tài thơ của mình, tác giả cho vào thêm bptt nhân hóa làm rõ sự căng phồng của cánh buồm (rướn thân trắng bao la thâu góp gió)

+ Khổ 3:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

--> Những cảnh sinh động trong tâm hồn tác giả lại trở về, người nhớ rõ: khi mọi người đánh cá trở về, bến đỗ ồn ào và khắp dân tấp nập đón mọi người.

--> Tác giả thay cảm xúc, thay nỗi nhớ của mình viết xuống lời cảm ơn dành cho thiên nhiên: trờ, biển cả.

---> Người tiếp tục tả thêm bởi hình ảnh đấy thân thuộc, người nhớ rõ: những chú cá bạc tươi ngon đẹp đẽ.

+ Khổ 4:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
--> Sau khi nhớ lại hoạt cảnh mọi người trở về, tác giả nối tiếp làn gió tâm hồn mình đưa vào cái đẹp của người dân lao động:

---> Người tả thân hình: làn da ngăm, thân hình nồng thở (tức vừa mạnh mẽ, vừa có mùi biển)

---> BPTT: nhân hóa được đưa ra (thuyền im bến mệt mỏi về nằm, nghe..) làm cho chiếc thuyền càng thêm gợi hình động, gợi cảm xúc cho người đọc một luồng cảm giác như thể chiếc thuyền là người bạn thân thuộc nhất.

+ Khổ 5:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

-> Sau khi nói ra hết những tâm hồn tương nhớ vấn vương về quê hương, tác giả trở về cảm xúc của bản thân và nói ra những lời chân thực hơn bao giờ. 

--> Tác giả nhớ rõ, và để thể hiện thì bptt liệt kê được sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Phải nhung nhớ, phải có một tâm hồn yêu thương quê hương đến chừng nào thì người mới tả được như thế.

--> Sau cùng, một lời chân thành tận đáy lòng được Người phát ra: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

---> Tình cảm của một người con nhớ quê được thể hiện qua từng câu thơ tưởng chừng như biết nói.

Kết bài:

- Tổng kết.

Mẫu: Khép lại, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã cho em nhìn nhận được một tâm hồn da diết với nỗi nhớ quê rất chân thực.

20 tháng 9 2018

huhu bằng 0

hihi

20 tháng 9 2018

0 + 0 - 0 = 0

3 tháng 1 2018

Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi ,bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em .Bác ấy có dáng cao gầy ,mắt sáng ,tính tình lại vui vẻ .Bác rất hài hòa ,quan tâm đến mọi người ,nhất là đối với gia đình của em .Khi rảnh rỗi ,bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay .Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng .Bác Hà là người hàng xóm mà em quý mến nhất .

3 tháng 1 2018

"Anh Hải ơi, tối nay họp lúc bảy giờ tại nhà tôi nha."Tiếng gọi ba em vừa dứt, em biết ngay người ấy là bác Thành. Được mọi người trong tổ yêu thương và tín nhiệm, bác Thành là tổ trưởng nơi em ở đã chục năm nay.

Bác Thành đã bốn mươi bốn tuổi, bằng tuổi ba em. Vóc dáng cao ráo, dáng đi nhanh nhẹn chẳng xứng với mái tóc muối nhiều hơn tiêu, bác rất năng nổ trong việc xóm giềng. Bác ấy có khuôn mặt chữ điền biểu hiện của một người nhiều nghị lực, đôi mắt sáng, tinh anh nói lên lòng nhiệt tình, luôn quan tâm đến mọi người. Ngoài giờ làm việc tại một phân xưởng sản xuất, bác Thành thường lui tới thăm nom những gia đình neo đơn như nhà cụ Hơn, cụ Chiên, chú Hiệu v.v... Đó là các gia đình thương binh liệt sĩ. Công việc của bác rất cụ thể và luôn đạt hiệu quả cao. Năm ngoái, nhờ sự can thiệp và lòng kiên trì của bác Thành mà má Năm, người mẹ liệt sĩ đã có được căn nhà tình nghĩa khang trang cùng một số tiết kiệm do ủy ban quận tặng.

Đầu trên xóm dưới, ai có việc gì cần, gia đình nào gặp khó khăn, bất hòa đều nhờ một tay bác giúp đỡ và giải quyết thỏa đáng. Lành đạo phường, nhất là chú Sơn, công an khu vực rất nể và quý bác.

Mọi người đang chuẩn bị một buổi lễ Tuyên dương gương điển hình cho bác. Bọn nhỏ chúng em hay đòi bác kể chuyện chiến đấu ngày xưa của bác ở chiến trường Tây Nam. Bác Thành là một tâm gương để mọi người noi theo. Có tổ trưởng tốt, mọi người rất vui và an tâm với công việc của mình. Tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt.

17 tháng 1 2021

chỉ có thể thả tim chia buồn cho bạn tui bó tay -_-

18 tháng 1 2021