K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2016

MB:Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.

KB:Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?
 

28 tháng 9 2016

Mình chọn truyện TRUYỀN THUYẾT Thánh Gióng

Mở bài :

Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18 kén rể. Ông có một cô con gái tên gọi Mỵ Nương có nghĩa là '' duyên dáng, xinh đẹp '', yêu quý như thánh nữ. Văn hóa của người Việt thời đại này nói riêng và phong kiến nói chung vẫn chưa hoàn chỉnh (thậm chí chưa có Nho giáo). Ông mở hội kén rể và có 2 chàng trai nổi bật nhất: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, với tài năng ngang ngửa nhau. Điều này Vua Hùng không thể chọn ai, đành lựa chọn cuộc thi giữa 2 người, ai đem đầy đủ sính lễ đến nhanh hơn sẽ là phò mã.

Kết bài :

Từ đó, khi phục hồi sức mạnh như cũ, Thủy Tinh cứ hàng năm lại dâng nước và kéo quân tấn công Sơn Tinh, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua trận. Phe Sơn Tinh cũng chịu nhiều tổn thất (chủ yếu là người dân) để ngăn lũ lụt, nhưng vẫn đẩy lùi buộc Thủy Tinh rút quân về.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

Kết quả hình ảnh cho koro sensei

24 tháng 9 2016
Câu chuyện :Thầy bói xem voi : Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau chảy máu. 
3 tháng 9 2019

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim. ”

10 tháng 2 2022

Tham khảo nha :3
 Một buổi sáng đẹp trời , trời trong xanh ở nhà bà ngoại em dậy thật sớm ra vườn rau để tưới rau giúp ông bà . Khi em ra vườn thì em nghe thấy tiếng xì xào bàn tán ở sau một gốc cây cao lớn , em nghĩ rằng : mới sáng sớm mà có ai vậy ? em thấy lạ . vì thế em rất tò mò , nên đã núp sau cây nghe thử , và sau đây em sẽ kể lại câu chuyện đó.

Khi em núp sau cây em đã chợp thấy sâu rau và giun đất , thì ra là họ đang cãi nhau , giun đất bảo rằng :

– sao cậu lúc nào cũng lười biếng vậy ? không chịu hoạt động để kiếm thức ăn mà còn ăn sẵn .

sâu rau nói :

– có phải ai cũng như cậu đâu suốt ngày làm việc người thì bẩn thỉu , nhưng có nhận lại được cái gì đâu ? nghe lời tôi đi cậu không phải làm lụng gì hết ? cứ ngồi thưởng thức là được .

giun đất nói tiếp  : 

– cậu nói thế sai rồi . con người đã mất công trồng cây , phân bón nuôi cây nhưng cậu lại phá đi mùa màng của họ , cậu có biết là bao nhiêu mồ hôi của họ không. 

sâu rau: 

-cậu mới sai thì có . cậu xem cậu đã giúp họ để cây thật tốt , thế mà họ có hề quan tâm đến cậu đâu . tại sao cậu phải giúp họ chứ ? cậu thật ngu ngốc .

giun đất : 

– mình có giúp học cái gì đâu , tại vì đất là nơi sinh sống của mình thôi chứ thật ra mình không giúp được gì cho họ cả đâu .

sâu rau : 

– vậy à, cậu vẫn nên nghe lời mình thì tốt hơn đấy .

giun đất :

– sâu rau à ! cậu đừng làm vậy nữa có được không sâu rau ? 

sâu rau:

– làm gì cơ?

giun đất :

– ý mình là cậu đừng có ăn rau nữa nếu cậu muốn ăn thì tự làm việc chăm chỉ là được , đừng ăn sẵn như vậy không tốt đâu , lỡ có người phun thuốc trừ sâu thì phải làm thế nào ? có ngày sẽ bị chết đó , nghe lời mình đi mà sâu rau câu đừng phá mùa màng của họ nữa có được không ? 

sâu râu:

– kệ cậu chẳng có ai có thể giết được mình đâu , bảo cậu nghe lời mình thì không chịu cơ , không biết ai là người thiệt thòi .

giun đất :

– mình nói lời khuyên rồi mà cậu không chịu nghe , rồi tai họa thế nào mình không biết đâu nhé .

sâu rau: 

– tai họa gì cơ ? cậu toàn nói bậy bạ , có phải cậu ghen vì tôi sạch sẽ , sống sung sướng , tôi chỉ cần ăn ngủ không cần làm việc như cậu , người cậu thì bẩn thỉu .

giun đất :

–  không phải mình ghen đâu là vì mình chỉ muốn khuyên cậu mà thôi , nêu cậu không nghe cũng được vậy .

sâu rau :

– ừ , cậu về đi để mình còn ngủ . đúng là con giun đất bẩn thỉu  chẳng biết thông minh như mình .

giun đất :

– mình về đây

vì không nghe lời giun đất nói nên vài ngày sau , sâu rau bị chết do thuốc trừ sâu , của ông em phun cho vườn để chống sâu .

Em nghĩ rằng các con vật đều rất có ích cho con người , như giun đất cũng là một trong các số đó . Giun đát lại hoàn toàn khác với sâu rau , sâu rau lúc nào cũng chỉ biết ăn ngủ , chẳng chăm chỉ mà cứ ăn bám người khác . Qua câu chuyện của hai bạn sâu rau và giun đất , em rút ra được bài học là không nên ăn bám người khác phải chăm chỉ làm việc mới có cái ăn .

30 tháng 8 2019

a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

 

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.
2 tháng 11 2023

*Tham khảo:

- Có thể dùng ngôi thứ nhất khi kể phần mở bài và kết bài của câu truyện cổ tích để tạo sự gần gũi, thân thiện với người nghe và giúp họ dễ dàng đồng cảm với câu chuyện. Tuy nhiên, khi kể phần nội dung chính của câu chuyện, nên sử dụng ngôi thứ ba để giữ tính khách quan và tránh gây nhầm lẫn cho người nghe.

2 tháng 11 2023

Sao lại ko nhỉ

 

NG
26 tháng 11 2023

Tham khảo

- Mở bài gián tiếp: Tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác luôn tràn ngập những câu truyện cổ tích li kì, hấp dẫn, trong số những truyện mà em đã đọc, em thích nhất là truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem", cứ mỗi lần nhắc đến truyện này em lại tưởng tượng ra dáng vẻ xinh đẹp, nhân hậu của cô bé Lọ Lem.

- Kết bài mở rộng: Dù chỉ là câu chuyện cổ tích, nhưng mỗi nhân vật, dù là chính diện hay phản diện, đều mang đến cho người đọc một ý nghĩa và bài học riêng. “Cô bé Lọ Lem" thực sự là câu chuyện cổ tích thú vị đáng đọc của mỗi người.