K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2016
 Chúng ta không nhập mình vào ngôi ể đó mà các bạn có thể kể lại những câu chuyện mình đã được học trong chương trình hoặc nghe thầy cô và bạn bè kể lại. Câu chuyện của các bạn kể phải giống với cốt truyện của truyện lúc đầu,

 
24 tháng 9 2016

mk hiểu rồi cảm ơn bạn nhiều nhé !

9 tháng 6 2018

1. Hai bà Trưng . Kể về sự thật lịch sử là : năm 40 sau Công nguyên, hai chị emmạnh bạophát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các an hem dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa.

2. Bằng cách: Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),… nhờ câu chuyện và nhân vật mà nhân dân ta đã biết tự gửi gắm thái độ và đánh giá của mình qua các lời kể, lời thoại hoặc miêu tả ,....

Bài 1 :

- Con rồng cháu tiên 

- Bánh chưng bánh dày

- Thánh  gióng 

- Sơn Tinh , Thủy Tinh

- Sự tích hồ gươm 

Bài 2 :

Trong truyền thuyết  , nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng mà không phải nhân vật lịch sử .Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hóa : nhân dân đã gửi vào đó ươcs  mơ , khát vọng của mk .VD: Khi có lũ lụt họ ước mơ có thần trị thủy (sơn tính )........

..Học tốt ..

17 tháng 9 2021

Dế Mèn tả mình là một chàng thanh niên cường tráng ,ăn điều độ và có thể sắp cầm đầu thiên hạ 

17 tháng 9 2021

 là một chàng dế cường tráng với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Người của Dế Mèn “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Và hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tiếp đến, Dế Mèn còn được miêu tả qua hành động. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình.

"Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em."

"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.

Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.

10 tháng 4 2018

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

truyện tấm cám

CHÚC BN HOK TỐT

Bạn tham khảo nhé.

 Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ.

Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

  Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ.

Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Vệ sinh môi trường học đường đã, đang ngày một "ô nhiễm", vì vậy các bạn học sinh, sinh viên hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác ngay hôm nay, vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,...để làm cho môi trường học tập của chúng ta sáng - xanh - sạch - đẹp.

4 tháng 12 2016

Trùng hợp ghê!!!Mình cũng đang thi đề ấy!Mình cũng được vào đội tuyển văn HSG!

Mình gửi cho cậu những ý chính rồi phát biểu thành nhiều ý được ko???

6 tháng 12 2016

+ Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4.Tới đời Hùng Vương thứ 18,Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mì Nướng.Trận chiến của họ diễn ra ác liệt.Nhưng cuối cùng,Sơn Tinh đã thắng.

30 tháng 12 2021

mình chọn đề 2 nha bạn:

bài làm

Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.

Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.

- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi

Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:

- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!

- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.

Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:

- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?

Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:

- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?

Em cười:

- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.

- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?

Em vui mừng khôn xiết:

- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.

Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.

Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.

HT

30 tháng 12 2021

MN giúp mik vs :

Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương