K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2016

Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. 
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”. 
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt. 
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn. 
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc. 
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.

25 tháng 8 2016

" Tiên học lễ, hậu học văn" câu nói ý chỉ: Con người muốn trưởng thành bước đầu là phải học lễ nghĩa hay còn gọi là lễ phép  đúng đắn sao cho chuẩn mực xã hội còn học được cái "lễ" cha mẹ sẽ dạy ta học văn hóa sau.

11 tháng 5 2016

Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.

  Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn  hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân , cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.

 

Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người  chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người  có ích cho xã hội này.

Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn  luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người  nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân , luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.

Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.

11 tháng 5 2016

DÀN BÀI THAM KHẢO

I.   Đặt vấn đề

-    Nhân dân ta tử bao đời nay vốn coi trọng đạo lí. Ngay trong lĩnh vực học tập cũng thế.

-    Hiện nay, ở hầu hết trường học, mỗi ngày bước qua cổng trường là người học sinh nhìn thấy ngay một hàng chữ lớn: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

-      Câu này có ý nghĩa gì?

II.               Giải quyết vân để

Giải thích câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học vãn. ”

-      Học lễ trước, học văn sau.

-    Lễ là cách cư xử, trên tinh thần tôn trọng con người, kính trên nhường dưới trong các mối quan hệ xã hội. Lễ là tính cách là đạo đức của con người trong xã hội.

-    Vănlà văn chương, hiểu biết, kiến thức, kĩ năng giúp người ta có học vấn ngày xưa là để dỗ đạt làm quan phò vua giúp nước. Ngày nay, “ Văn” là kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật, kĩ năng cần thiết được giảng dạy trong nhà trường.

-      Học lễ trước, học văn saucó ý nghĩa gì?

-      Đạo đức, hạnh kiểm là yểu tố cần được đặt ra trước để dạy dỗ và rèn luyện.

-    Cái đức của người học sinh là điểu cần yếu nhất không thể thiếu, là cơ bản của con người là nền tảng để tiếp thu kiến thức.

-      Vìsao “Tiên học lễ, hậu học văn”?

-    Đạo đức, hạnh kiểm của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của người ấy.

-    Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.

-    Có “văn”, không có “lễ”, có “tàr không có “đứd' thì tác hại đối với xã hội sẽ vô cùng to lớn.

-      Thực hiện tinh thần “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta phải làm gì?

-    Đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu, trên cơ sở đó phát huy học tập nâng cao kiến thức văn hóa, trình độ kĩ thuật và kĩ năng thực hành. Tuy nhiên, nói học lễ trước, học văn sau là nói theo cách nói của người xưa, nhằm nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc học lễ, việc rèn luyện đức hạnh của con người. Ngày nay, chúng ta không tách ra mà tiến hành song song việc rèn luyện đạo đức với việc học tập văn học, sử học và' kiến thức khoa học khác. Ngày nay, việc học lễ được lồng vào việc học văn, 'trong học văn có học lễ để bồi dưỡng con người toàn diện.

III.              Kết thúc vấn để

-     Phải chú ý công việc học tập vì đây là điều kiện giúp ta trở thành người công dân hữu ích cho xã hội mai này.

-     Phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn”, do đó không thể thiếu được mặt nào cả.

16 tháng 9 2023

- Tình yêu Tổ quốc là yêu nguồn cội của mình

- Yêu Tổ quốc là đấu tranh cho những điều tốt đẹp được gìn giữ và sinh sôi, loại bỏ những cái xấu đang kìm hãm đất nước phát triển.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- “tri âm” là cụm từ đề cập đến việc hai người có tình cảm sâu nặng với nhau, có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm, sự chia sẻ và những điều không nói ra của đối phương một cách rõ ràng, dù không cần phải nói ra.

- Những thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nói về chuyện “tri âm”: 

+ “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân.

+ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến.

29 tháng 8 2017

bạn sao z bạn??????????

29 tháng 8 2017

rảnh ak rảnh thì đi chơi  đi ở đây mà làm lùm lum

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Người viết có quan điểm về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Cần phải sống trọn vẹn với lí tưởng của mình từng phút từng giây cuộc đời.

14 tháng 9 2023

“Tuyên ngôn độc lập” là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

30 tháng 3 2023

Đi học về, An xem trước bài hôm sau để đến lớp hiểu bài tốt hơn. Câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định?

A. Xem trước bài cho ngày hôm sau sẽ giúp em hiểu bài tốt hơn.

B. An xem trước bài hôm sau khi đi học về.

Chọn B

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn:

Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.

Có thời người ta hiểu ý nghĩa văn bản là cái cố định, mang tính đơn nhất, chỉ cần ai đó có tài phát biểu một câu nắm hết hồn vía.

 

 

Mình muốn tất cả xem Như đã biết người Việt Nam cực kì thông minh chứng minh đã thấy đứng top 5 người thông minh thế giới. Nhưng tại sao giới trẻ hiện nay lại không phát triển được toàn bộ khả năng. Rất rõ ràng là do cách giáo dục của Việt Nam.  Hoàn toàn sai mình khẳng định luôn. Phong tục của người nước ngoài là đọc sách. Họ rất ưu tiên cho việc...
Đọc tiếp

Mình muốn tất cả xem 

Như đã biết người Việt Nam cực kì thông minh chứng minh đã thấy đứng top 5 người thông minh thế giới. Nhưng tại sao giới trẻ hiện nay lại không phát triển được toàn bộ khả năng. Rất rõ ràng là do cách giáo dục của Việt Nam.  Hoàn toàn sai mình khẳng định luôn. Phong tục của người nước ngoài là đọc sách. Họ rất ưu tiên cho việc đọc sách. Sách ở thư viện là miễn phí. Còn ở Việt Nam là chú đưa tiền đây thì số sách này mới là của chú ok  :))  Phong tục Việt Nam gọi là học thêm suốt ngày. Mình nói lun cho các phụ huynh biết này  học nhiều chẳng để làm gì cả.  IQ ko cần phải quá thông minh nha. Người nào có EQ cao thì sau này sẽ làm giám đốc rất dễ còn IQ cao cũng chỉ là làm thuê thôi. Vì sao tại vì EQ là chỉ số cảm xúc. Một người lãnh đạo thực thụ thì phải hiểu rõ cảm xúc của mọi người nên người nào có EQ cao là dễ làm giám đốc. Còn IQ cao thì họ chỉ giỏi về 1 chuyên môn thôi tức là làm thuê. Chỉ số IQ có thể tính được nhưng chỉ số EQ là không thể. Học sinh Việt Nam bị phụ huynh ép cho đi học thêm quá nhiều nên nhiều học sinh thường sẽ có cảm xúc robot. Bạn hiểu cảm xúc robot là gì không có nghĩa là gần như không có cảm xúc chỉ quan tâm tới 1 việc học. Vì vậy khuyên phụ huynh Việt Nam nên cho con của mình học các môn năng khiếu như chơi đàn này , bóng đá, võ , ... là các môn giải trí sẽ rất tốt.  Các phụ huynh toàn có quan niệm rằng mày cứ học được điểm cao thế là vui rồi. Thế là mình xin chấp 2 tay luôn ạ. Điểm số không làm gì được. Mà quan trọng phải là kiến thức bạn nắm được để sau này vận dụng trong cuộc sống chứ điểm số không bao giờ đánh giá được con người bạn.  Mình muốn các bạn mạnh dạn chia sẻ với phụ huynh nhé .

4
26 tháng 7 2019

quá chuẩn luôn bạn à viết hay lắm phụ huynh  Việt Nam toàn cho học từ sáng đến tối mà ko biết gì

Tra loi :

Bn ns rat dung dark boy ak!

# study well