K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2016
                                   LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bảna) Tính liên kết của văn bản- Hãy đọc đoạn văn sau:Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.- Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?- Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.- Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?Gợi ý: Các câu trong đoạn văn, nếu tách rời, đều là những câu hoàn chỉnh, nội dung rõ ràng. Nhưng cả đoạn, với sự nối kết các câu lỏng lẻo, thì ý nghĩa không được biểu đạt rõ ràng. Muốn để người khác hiểu được ý của mình, ngoài việc tạo ra những câu đúng, người viết (nói) còn phải tổ chức mối liên kết chặt chẽ giữa các câu.2. Phương tiện liên kết trong văn bảna) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Gợi ý: Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.Gợi ý: Hãy đọc và so sánh đoạn văn trên với đoạn văn đã sửa dưới đây:Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.- Đoạn văn đã được sửa lại như thế nào?- Sự liên kết về ý nghĩa giữa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết giữa các câu sẽ không được đảm bảo.c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Nhận xét về trình tự các câu văn trong đoạn văn dưới đây:(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!". (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.Gợi ý: Trình tự các câu trong đoạn văn cũng thể hiện diễn biến của sự việc, đảo lộn trật tự này sẽ dẫn đến phá vỡ liên kết. Trật tự hợp lí của các câu phải là: (1) à (4) à (2) à (5) à(3).2. Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người còn sống tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.Gợi ý: Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo sự nối kết chặt chẽ giữa các câu trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. Hai phương diện liên kết này không thể tách rời nhau. Ở bề mặt ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa.3. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của ... và nhớ lại ngày nào ... trồng cây, ... chạy lon ton bên bà. ... bảo khi nào cây có quả ... sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho ..., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. ... bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)Gợi ý: bà, bà, cháu, Bà, bà, cháu, Thế là.4. Tại sao khi hai câu văn sau bị tách ra khỏi đoạn thì chúng trở nên lỏng lẻo về mặt liên kết:"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."(Cổng trường mở ra)Gợi ý: Thực ra, không hẳn là hai câu văn trên không có mối liên hệ nào với nhau dù một câu nói về mẹ, một câu nói về con. Đứng cạnh nhau, chúng đã có thể gợi ra: câu sau là nguyên nhân của của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng phải được đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo: "Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,...".5. Em có liên hệ gì giữa câu chuyện về Cây tre trăm đốt và tính liên kết của văn bản? Gợi ý: Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau, cũng không thành một cây tre được. Phải nhờ có phép màu của Bụt nối các đốt tre lại với nhau thì anh trai cày mới có được một cây tre thực sự. Liên kết trong văn bản cũng vậy. Các đoạn, các câu không được tổ chức gắn kết với nhau thì không thể có văn bản hoàn chỉnh. Các đoạn, câu tựa như những đốt tre, văn bản như cây tre vậy. LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bảna) Tính liên kết của văn bản- Hãy đọc đoạn văn sau:Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.- Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?- Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.- Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?Gợi ý: Các câu trong đoạn văn, nếu tách rời, đều là những câu hoàn chỉnh, nội dung rõ ràng. Nhưng cả đoạn, với sự nối kết các câu lỏng lẻo, thì ý nghĩa không được biểu đạt rõ ràng. Muốn để người khác hiểu được ý của mình, ngoài việc tạo ra những câu đúng, người viết (nói) còn phải tổ chức mối liên kết chặt chẽ giữa các câu.2. Phương tiện liên kết trong văn bảna) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Gợi ý: Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.Gợi ý: Hãy đọc và so sánh đoạn văn trên với đoạn văn đã sửa dưới đây:Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.- Đoạn văn đã được sửa lại như thế nào?- Sự liên kết về ý nghĩa giữa các câu phải được thể hiện ra bằng ngôn ngữ, thiếu sự liên kết trên phương diện ngôn ngữ, mối liên kết giữa các câu sẽ không được đảm bảo.c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Nhận xét về trình tự các câu văn trong đoạn văn dưới đây:(1) Một quan chức của thành phố đã kết thúc buổi lễ phát thưởng như sau: (2) Và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên các hành lang. (3) Các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh. (4) "Ra khỏi đây, các con ạ, các con không được quên gửi lời chào và lòng biết ơn đến những người đã vì các con mà không quản bao mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con và họ đây này!". (5) Nghe lời kêu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cô.Gợi ý: Trình tự các câu trong đoạn văn cũng thể hiện diễn biến của sự việc, đảo lộn trật tự này sẽ dẫn đến phá vỡ liên kết. Trật tự hợp lí của các câu phải là: (1) à (4) à (2) à (5) à(3).2. Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?Tôi nhớ đến mẹ tôi "lúc người còn sống tôi lên mười". Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.Gợi ý: Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo sự nối kết chặt chẽ giữa các câu trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. Hai phương diện liên kết này không thể tách rời nhau. Ở bề mặt ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa.3. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau:Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của ... và nhớ lại ngày nào ... trồng cây, ... chạy lon ton bên bà. ... bảo khi nào cây có quả ... sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho ..., nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. ... bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.(Theo Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Những bức thư đoạt giải UPU)Gợi ý: bà, bà, cháu, Bà, bà, cháu, Thế là.4. Tại sao khi hai câu văn sau bị tách ra khỏi đoạn thì chúng trở nên lỏng lẻo về mặt liên kết:"Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con."(Cổng trường mở ra)Gợi ý: Thực ra, không hẳn là hai câu văn trên không có mối liên hệ nào với nhau dù một câu nói về mẹ, một câu nói về con. Đứng cạnh nhau, chúng đã có thể gợi ra: câu sau là nguyên nhân của của câu trước. Nhưng để có thể hiểu về mối quan hệ giữa hai câu một cách rõ ràng, chúng phải được đặt trong sự liên kết với câu tiếp theo: "Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,...".5. Em có liên hệ gì giữa câu chuyện về Cây tre trăm đốt và tính liên kết của văn bản? Gợi ý: Trăm đốt tre, nếu tách rời nhau, cũng không thành một cây tre được. Phải nhờ có phép màu của Bụt nối các đốt tre lại với nhau thì anh trai cày mới có được một cây tre thực sự. Liên kết trong văn bản cũng vậy. Các đoạn, các câu không được tổ chức gắn kết với nhau thì không thể có văn bản hoàn chỉnh. Các đoạn, câu tựa như những đốt tre, văn bản như cây tre vậy.  
24 tháng 8 2016

a) Hãy xắp xếp các văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn hoành chỉnh :

1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ? 2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. 3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. 1

\(x^2+4x+3=x^2+3x+x+3=\left(x^2+3x\right)+\left(x+3\right)=x\left(x+3\right)+\left(x+3\right)=\left(x+3\right)\left(x+1\right)\)

2 tháng 1 2023

m.n giúp mk câu này vs ạ 

(\(\dfrac{x+2}{x-2}-\dfrac{x-2}{x+2}+\dfrac{16}{4-x^2}\)) : (\(\dfrac{4}{2-x}-\dfrac{8}{2x-x^2}\))

21 tháng 2 2019

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

10 tháng 7 2019

watch and silent

10 tháng 7 2019

Topic nha bạn

13 tháng 11 2017

Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….

Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:

- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!

Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!

Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.

13 tháng 11 2017

Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….

Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.

Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.

Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:

- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!

Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!

Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.

12 tháng 12 2020

Cho xin đề