K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

 

 

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2013 - 2014

Môn thi: NGỮ VĂN

Lớp 9 - THCS

Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh..."

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Câu 2 (6.0 điểm)

Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:

" ...Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi..."

Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.

Câu 3 (12.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.

Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.

Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

===== Hết =====

14 tháng 8 2016

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương? 

7 tháng 7 2015

(7 : 7  + 7) + (7 + 7 ) : 2 - 1 = 10 . đề là cho ghép các số nữa mà ?

23 tháng 9 2021

tôi chịu em mới  lớp 2 thôi

4 tháng 12 2016

12864

28 tháng 3 2019

Nua cv là:160÷2=80(m)

Cd là:(80+20)÷2=50(m)

Cr là:80-50=30(m)

Dt là:30×50=1500(m)

Số tạ thóc là:1500÷100=15(tạ)

Đổi:15 tạ=150 yến

Đáp số:150 yến thóc

13 tháng 1 2019

ko có tiếng anh ak

13 tháng 1 2019

Tiếng việt:

Mỗi người đều có những mơ ước, những định hướng trong nghề nghiệp của mình, người thì thích làm giáo viên, người thì thích làm bác sĩ,…Còn với em, em luôn thích thú với nghề công an. Bởi vậy, hình ảnh chú công an luôn là mẫu hình lí tưởng trong em.

Hằng ngày đến trường em đều phải đi qua những ngã tư đèn xanh đèn đỏ nên em luôn bắt gặp hình ảnh của những chú công an đứng đó. Bởi vậy nên, dù đường đông nhưng em vẫn có thể đi qua đường dễ dàng mà không lo bị tai nạn. Chú công còn còn khá trẻ, năm chỉ mới ngoài ba mươi tuổi thôi. Dáng người chú cao ráo, khuôn mặt vuông chữ điền cùng với làn da bánh mật bởi chú luôn phải đứng ngoài đường những lúc trời mưa cũng như trời nắng. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ quần áo ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh, cùng với tên chú và chức vụ ở đó. Chân đi giày đen bóng lộn, khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống hay có những lúc chú lại đeo những chiếc cùi sắt, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho mọi người. Chú còn đội trên đầu chiếc mũ có đính huy hiệu của người cảnh sát. Ngôi sao đó giống như lý tưởng cao đẹp chú đang theo đuổi, là trọng trách của nghĩa vụ chú đảm đương.

Nhiệm vụ của chú là không trừ trời mưa hay trời nắng chú đều có mặt. Chú luôn đứng quan sát mọi người, ai mắc lỗi thì chú tuýt còi và dừng lại hỏi và xử phạt đúng mức với những hành vi vi phạm. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự và nề nếp hơn rất nhiều. Nhờ có chú công an mà em đi lại cũng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều. Chú làm việc vô cùng nghiêm túc, phân minh chính trực kể cả là người nhà hay người quen biết, cứ có lỗi là phạt.   Một hôm em chứng kiến được hai chiếc xe máy đua nhau phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng và chú tuýt còi luôn. Vẻ mặt chú rất nghiêm nghị bởi chú nói rằng tính mạng con người là trên hết, chú làm việc trước hết là vì lương tâm sau đó mới là trách nhiệm.

Hình ảnh chú công an mang những nét đẹp bình dị đã thắp lên trong em ngọn lửa của khát vọng được chung tay gìn giữ Tổ quốc mình. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ chú.

22 tháng 2 2017

tôi hết lượt kết bạn rồi bạn vào trường tiểu học yên nhân  huyện yên mô tỉnh ninh bình mình học lớp 5 có tên là minomoto hotaru

22 tháng 2 2017

mình học lớp 5 nè kb nhé

20 tháng 2 2017

BC đã là đáy lớn thì DC khổng thể là đáy vì BC không song song DC

29 tháng 1 2018

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

bn tham khảo nhé ! chúc các bn hok tốt ~

29 tháng 1 2018

Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

                                                     Bài làm

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.