K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ1,PHẦN VĂN1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn...
Đọc tiếp

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ

1,PHẦN VĂN

1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?

2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?

3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn Chương,Hoài Thanh viết:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó

4.Phân tích rõ 2 hình ảnh tương phản trg truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của PDT?

5.vẽ BĐTD khái quát trình tự lập luận trg các văn bản nghị luận hiện đại đã học?

Phần văn chỉ đến đây thôi,còn phần tiếng việt nữa,em học k đạt môn văn lắm cho nên mới hỏi bucminh

2
27 tháng 7 2016

nhiều z

3 tháng 8 2016

em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nhavui à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen

5 tháng 10 2021

chưa làm hả Hưng :)

 

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

28 tháng 2 2022

1. Bài thơ được viết theo đề tài quê hương đất nước. Bài thơ đã học cũng viết về đề tài này: Lòng yêu nước, Quê hương (Đỗ Trung Quân)...

2. Hình anh so sánh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Em tham khảo tác dụng: 

+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.

        + Biện pháp so sánh ở câu“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.

3. Khổ 3 em xem lại nha, ko có BPTT nhân hóa á. 

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tóm tắt

Tên truyệnTóm tắt truyệnChủ đề truyện
Sọ Dừa

Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng.   Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị
Em bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh đã báo cho nhà vua. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.

Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú.
Non-bu và Heng-bu

Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản. Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có.

Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày. Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị
 
1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử. Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử. Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó. Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật...
Đọc tiếp

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện

Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.

Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.

Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.

Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.

Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.

2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật

Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.

Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).

Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.

Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.

Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.

3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại

Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.

Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.

Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.

Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.

Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.

Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.

III. VIẾT

Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.

Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

1
21 tháng 10 2023

ai giúp mik với

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử. Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử. Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó. Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật...
Đọc tiếp

1. Chủ đề: Câu chuyện lịch sử - thể loại truyện

Câu 1. Thế nào là truyện lịch sử? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thể loại truyện lịch sử.

Câu 2. Phân biệt truyện ngắn hiện đại với truyện lịch sử.

Câu 3. Kể tên một số tác giả tiêu biểu của thể loại truyện lịch sử (ít nhất 3 tác giả) và giới thiệu nét tiêu biểu về các tác giả đó.

Câu 4. Chỉ ra đặc điểm chung của các nhân vật lịch sử chính diện. Nhà văn thường tập trung khắc họa nhân vật chính diện trên các phương diện nghệ thuật nào? Làm sáng tỏ với một nhân vật cụ thể.

Câu 5. Viết đoạn văn tổng hợp, nêu cảm nhận của em về lịch sử dân tộc qua các văn bản đã học.

2. Chủ đề: Vẻ đẹp cổ điển- thể loại thơ Đường luật

Câu 1. Thế nào là thơ Đường luật? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ Đường luật.

Câu 2. Phân biệt thơ Đường luật với các thể thơ đã học (thơ lục bát; thơ 4 chữ, 5 chữ; thơ tự do).

Câu 3. Kể tên 3 tác giả tiêu biểu của Việt Nam có nhiều tác phẩm sáng tác theo thể thơ Đường luật. Tìm hiểu thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả đó.

Câu 4. Qua phần tìm hiểu các bài thơ Đường và các tác giả lớn, em hãy chỉ ra nét tâm trạng chung của các tác giả được thể hiện qua các VB. Lí giải tại sao, họ lại có chung nét tâm trạng đó.

Câu 5. Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp cổ điển qua các VB đã học.

3. Chủ đề: Lời sông núi- thể loại nghị luận trung đại

Câu 1. Thế nào là văn bản nghị luận? Chỉ ra các yếu tố đặc trưng của bài văn nghị luận trung đại.

Câu 2. Chỉ ra dàn ý chung cho bài văn nghị luận trung đại. Chỉ ra điểm khác biệt với bài văn nghị luận xã hội mà các em đã được học ở lớp 7.

Câu 3. Tìm và đọc thêm các bài văn nghị luận đặc sắc được viết bởi những nhân vật kiệt xuất.

Câu 4. Qua các VB được tìm hiểu, em cố nhận xét gì về tình cảm của các tác giả dành cho dân tộc.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Chỉ ra các lưu ý và tác dụng của biệt ngữ xã hội trong khi nói và viết.

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân? Những lưu ý và tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khi nói và viết. Em lấy ví dụ minh họa.

Câu 3. Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình và tượng thanh trong khi nói và viết.

Câu 4. Đọc VB “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến, chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh.

Câu 5. Thế nào là biện pháp tu từ đảo ngữ? Chỉ ra các kiểu đảo ngữ và tác dụng.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ có trong VB “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 7. Chỉ ra đặc điểm của đoạn văn diễn dịch và quy nạp.

Câu 8. Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp phân tích 2 câu thơ cuối trong bài thơ “Thu điếu”.

III. VIẾT

Câu 1: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

Câu 2: Viết bài văn phân tích một nhân vật trong truyện lịch sử mà em yêu thích.

Câu 3. Phân tích một bài thơ Đương luật mà em ấn tượng.

IV. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi
B. Xót xa, sầu tủi
C. Buồn, ngậm ngùi
D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp tự sự
C. Miêu tả kết hợp tự sự
D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà
C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.
B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.
C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng
B. Yêu nhà, yêu quê hương
C. Sự hoài cổ
D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

0