K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2019

bạn tra google nó sẽ nói hết ak

28 tháng 12 2023

1. ý nghĩa thắng lợi

 

      Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ 20, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam yêu quý, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 115 năm của chủ nghĩa thực dân trên  đất nước ta. Nhân dân ta gạt bỏ được trở ngại lớn nhất trong cuông cuộc hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, tiến lên CNXH. Do đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

 

      Đối với nhân dân ta

 

      - Thắng lợi  của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt  rất cơ bản, quyết định của con  đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi  của cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất  của cuộc  chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ  nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

 

      - Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

 

      Đối với thế giới

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải phóng dân tộc, mở  đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nêu bật một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song dân tộc ta đã đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít-lêninít, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.

 

      2. Nguyên nhân thắng lợi

 

      1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

      Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng macxít-lêninnít. Do vậy, đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

 

      2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền sống của con người.

 

      Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH, thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

 

      3. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

 

      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn  dân với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Điểm nổi bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam. Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

 

      4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.

 

      Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

 

      5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

 

      Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc.

 

 

17 tháng 9 2023

Trong thời kỳ từ thời kỳ Trung Cổ đến cuối thời kỳ Phục Hưng (TK X-XVIII), các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam đã có những thắng lợi và ý nghĩa lịch sử quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân và ý nghĩa của những cuộc kháng chiến đó:

Tình hình chính trị và xã hội: Trong giai đoạn này, Việt Nam là một quốc gia phong kiến với chế độ quân chủ, nhưng vẫn tồn tại các lực lượng phản động và xâm lược từ bên ngoài. Cuộc kháng chiến của nhân dân đã thể hiện sự đoàn kết và ý thức dân tộc cao độ, tạo ra một sức mạnh chính trị và xã hội mạnh mẽ để đối phó với quân thù.

Tôn giáo và văn hóa: Tôn giáo và văn hóa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển ý chí kháng chiến của nhân dân. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và văn hóa đã tuyên truyền và thúc đẩy ý thức dân tộc và lòng yêu nước.

Chiến thuật và tài năng lãnh đạo: Trong các cuộc kháng chiến, nhân dân đã sử dụng chiến thuật đánh giặc, sử dụng địa hình và tri thức địa phương để chiến thắng quân thù. Nhiều lãnh đạo quân sự và dân tộc xuất sắc đã nổi lên, như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, v.v., nhờ khả năng lãnh đạo và tài năng quân sự.

Sự đoàn kết của nhân dân: Một yếu tố quan trọng khác là sự đoàn kết của nhân dân. Dân tộc Việt Nam đã thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự do, sẵn sàng hy sinh vì độc lập và chủ quyền của đất nước. Sự đoàn kết này đã tạo ra một sức mạnh to lớn và giúp nhân dân vượt qua khó khăn và thắng lợi trong cuộc kháng chiến.

Ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thời kỳ TK X-XVIII rất lớn. Những thắng lợi này đã giúp bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc, đồng thời tạo ra một tinh thần tự hào và lòng yêu nước sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Các cuộc kháng chiến này cũng đã góp phần xây dựng nền văn minh và bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

9 tháng 12 2018

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta. 
 
 Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN) 
 
 Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... 
 
 Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa... 
 
 Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. 
 
 Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân". 
 
 Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. 
 
 Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc. 
 
 Nước Văn Lang bước vào thế kỷ III trước công nguyên là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hóa đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước. Diện tích đất đai được khai phá mở rộng ở miền núi và trung du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hóa và kinh tế có xu thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó cũng là lúc mà phương Bắc đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221 trước công nguyên). Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng "bình thiên hạ" và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu được đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. 
 
 Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn. 
 
 An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Việc dời đô từ vùng trung du xuống đồng bằng là một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn mạnh. Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, miền đồng bằng đã được khai thác nhiều hơn. Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng của đất nước, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hóa, cư dân Âu Lạc tỏ rõ ý chí mạnh mẽ, tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hai thành phần cư dân Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối liền. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Đó là một quốc gia kế tục và phát triển trên một trình độ cao hơn nước Văn Lang, trên cơ sở nền kinh tế và văn hóa phát triển thêm một bước. Nền văn hóa Đông Sơn càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt, độc đáo, lan tỏa ảnh hưởng của nó đến nhiều vùng ở Đông Nam á. Thủ công nghiệp có những tiến bộ hơn, trước hết là nghề luyện kim. Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu Lạc đã nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn nhiều phát một lần, với mũi tên bằng đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Đây là công trình huy động hàng vạn nhân công xây dựng thành chiến luỹ chống xâm lược. Với thành Cổ Loa và nỏ máy, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần và sau đó Triệu Đà hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc, song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi. Sự thất bại của đội quân xâm lược nhà Tần và những đợt xâm lược đầu tiên của Triệu Đà chứng tỏ tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ của cư dân Âu Lạc đã phát triển trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Nhưng cũng chính thời kỳ này lịch sử đã để lại cho hậu thế một tấn bi kịch: mất nước để rồi con cháu Lạc Hồng phải chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 
 
 Kẻ địch xâm lược hùng mạnh không thể thắng ta về mặt quân sự, nhưng chúng không từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta. Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do. 
 
 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) 
 
 Triệu Đà sáp nhật đất Âu lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi vùng đất Âu lạc thành Giao Châu có 7 quận với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Đế chế Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nặng nề lên dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hóa dân Việt và biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục. Từ đây cho đến đầu thế kỷ X, mặc dầu tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ của dân tộc. 
 
 Trước hết, nhân dân ta phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc. 
 
 Trên cơ sở đó, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh, xác lập dần nền tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng có tính chất quần chúng rộng rãi, giành được thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành. Hai Bà Trưng và nhân dân ta giữ vững quyền tự chủ trong 3 năm. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa lớn như: của Lương Long (178-181); của Triệu Thị Trinh (248); của Lý Bí với sự thành lập nước Vạn Xuân (544); của Triệu Quang Phục (546-550); của Mai Thúc Loan (722); của Phùng Hưng (766-791); của Dương Thanh (819-820)... Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu. 
 
 Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này. 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 
 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
 
 Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
 
 Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
 
 Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
 
 Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
 
 Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
 
 Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 
 
 Tạm dịch: 
 
 "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
 
 Rành rành định phận tại sách trời 
 
 Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
 
 Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 
 
 Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
 
 Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
 
 Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
 
 Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
 
 Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
 
 Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
 
 "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
 
 Cõi bờ sông núi đã riêng, 
 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 
 Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
 
 Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
 
 (Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo) 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỷ XV đến cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8-1945) 
 
 1. Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) 
 
 Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. 
 
 Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời. 
 
 Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ. 
 
 Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược. 
 
 Về văn hóa, trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng. 
 
 Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. 
 
 Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới. 
 
 Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm, và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng đế và triều Nguyễn thành lập (1802). 
 
 Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước, giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức mạnh để giữ vững nền độc lập. 
 
 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 
 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch. 
 
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 
 
 Đây là một chặng đường đầy gian nan của dân tộc. Lực lượng chủ yếu của dân tộc lúc bấy giờ là giai cấp nông dân bị mòn mỏi và kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh liên miên từ thời Nam - Bắc triều, rồi Đàng Trong - Đàng Ngoài, bởi chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp xã hội của nhà Nguyễn. Trong khi đó thì kẻ thù lại là một lực lượng mạnh thuộc một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền thống trị nhanh chóng vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, đầu hàng Pháp. Trong hoàn cảnh đó, các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng các cuộc đấu tranh đều bị nhấn chìm trong bể máu. Song truyền thống yêu nước của dân tộc mà họ tiếp nối vẫn mãi mãi sống động, sự kiên cường dũng cảm của các anh hùng nghĩa sĩ mãi mãi lưu truyền. 
 
 Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. 
 
 Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái. 
 
 Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước... 
 
 Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này. 
 
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại. 
 
 Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 
 Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 
 Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". 
 
 "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 
 
 Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi. 
 
 Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay 
 
 Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. 
 
 Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía. 
 
 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 
 
 Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra. 
 
 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. 
 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ. 
 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai. 
 
 Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào tháng 12 n#01Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta. 
 
 Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN) 
 
 Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... 
 
 Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa... 
 
 Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. 
 
 Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân". 
 
 Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. 
 
 Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc. 
 
 Nước Văn Lang bước vào thế kỷ III trước công nguyên là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hóa đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước. Diện tích đất đai được khai phá mở rộng ở miền núi và trung du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hóa và kinh tế có xu thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó cũng là lúc mà phương Bắc đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221 trước công nguyên). Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng "bình thiên hạ" và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu được đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. 
 
 Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn. 
 
 An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Việc dời đô từ vùng trung du xuống đồng bằng là một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn mạnh. Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, miền đồng bằng đã được khai thác nhiều hơn. Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng của đất nước, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hóa, cư dân Âu Lạc tỏ rõ ý chí mạnh mẽ, tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hai thành phần cư dân Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối liền. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Đó là một quốc gia kế tục và phát triển trên một trình độ cao hơn nước Văn Lang, trên cơ sở nền kinh tế và văn hóa phát triển thêm một bước. Nền văn hóa Đông Sơn càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt, độc đáo, lan tỏa ảnh hưởng của nó đến nhiều vùng ở Đông Nam á. Thủ công nghiệp có những tiến bộ hơn, trước hết là nghề luyện kim. Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu Lạc đã nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn nhiều phát một lần, với mũi tên bằng đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Đây là công trình huy động hàng vạn nhân công xây dựng thành chiến luỹ chống xâm lược. Với thành Cổ Loa và nỏ máy, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần và sau đó Triệu Đà hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc, song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi. Sự thất bại của đội quân xâm lược nhà Tần và những đợt xâm lược đầu tiên của Triệu Đà chứng tỏ tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ của cư dân Âu Lạc đã phát triển trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Nhưng cũng chính thời kỳ này lịch sử đã để lại cho hậu thế một tấn bi kịch: mất nước để rồi con cháu Lạc Hồng phải chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 
 
 Kẻ địch xâm lược hùng mạnh không thể thắng ta về mặt quân sự, nhưng chúng không từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta. Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do. 
 
 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) 
 
 Triệu Đà sáp nhật đất Âu lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi vùng đất Âu lạc thành Giao Châu có 7 quận với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Đế chế Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nặng nề lên dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hóa dân Việt và biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục. Từ đây cho đến đầu thế kỷ X, mặc dầu tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ của dân tộc. 
 
 Trước hết, nhân dân ta phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc. 
 
 Trên cơ sở đó, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh, xác lập dần nền tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng có tính chất quần chúng rộng rãi, giành được thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành. Hai Bà Trưng và nhân dân ta giữ vững quyền tự chủ trong 3 năm. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa lớn như: của Lương Long (178-181); của Triệu Thị Trinh (248); của Lý Bí với sự thành lập nước Vạn Xuân (544); của Triệu Quang Phục (546-550); của Mai Thúc Loan (722); của Phùng Hưng (766-791); của Dương Thanh (819-820)... Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu. 
 
 Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này. 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 
 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
 
 Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
 
 Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
 
 Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
 
 Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
 
 Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
 
 Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 
 
 Tạm dịch: 
 
 "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
 
 Rành rành định phận tại sách trời 
 
 Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
 
 Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 
 
 Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
 
 Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
 
 Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
 
 Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
 
 Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
 
 Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
 
 "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
 
 Cõi bờ sông núi đã riêng, 
 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 
 Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
 
 Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
 
 (Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo) 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỷ XV đến cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8-1945) 
 
 1. Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) 
 
 Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. 
 
 Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời. 
 
 Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ. 
 
 Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược. 
 
 Về văn hóa, trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng. 
 
 Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. 
 
 Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới. 
 
 Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm, và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng đế và triều Nguyễn thành lập (1802). 
 
 Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước, giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức mạnh để giữ vững nền độc lập. 
 
 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 
 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch. 
 
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 
 
 Đây là một chặng đường đầy gian nan của dân tộc. Lực lượng chủ yếu của dân tộc lúc bấy giờ là giai cấp nông dân bị mòn mỏi và kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh liên miên từ thời Nam - Bắc triều, rồi Đàng Trong - Đàng Ngoài, bởi chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp xã hội của nhà Nguyễn. Trong khi đó thì kẻ thù lại là một lực lượng mạnh thuộc một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền thống trị nhanh chóng vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, đầu hàng Pháp. Trong hoàn cảnh đó, các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng các cuộc đấu tranh đều bị nhấn chìm trong bể máu. Song truyền thống yêu nước của dân tộc mà họ tiếp nối vẫn mãi mãi sống động, sự kiên cường dũng cảm của các anh hùng nghĩa sĩ mãi mãi lưu truyền. 
 
 Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. 
 
 Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái. 
 
 Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước... 
 
 Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này. 
 
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại. 
 
 Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 
 Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 
 Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". 
 
 "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 
 
 Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi. 
 
 Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay 
 
 Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. 
 
 Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía. 
 
 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 
 
 Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra. 
 
 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. 
 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ. 
 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai. 
 
 Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào tháng 12 

hok tốt

nhớ k mk

9 tháng 12 2018

mk chót nhầm

là cả từ xưa đến nay

k mk nha ^_^

17 tháng 12 2016

Diễn biến kháng chiến lần 1:

Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt theo đường sông Thao, qua Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long

Nhân dân ta thực hiện "vườn không nhà trống" khiến quân Mông Cổ vào Thăng Long bị thiếu lương thực

Quân ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long, chạy về nước,cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ kết thúc

Diễn biến kháng chiến lần 2:

Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt

Quân ta chặn đánh giặc ở biên giới, sau đó rút về: Vạn Kiếp-Thăng Long-Thiên Trường

nhân dân ta thực hiện "vườn không nhà trống"

Toa Đô và Thoát Hoan tạo thế "gọng kìm" để tiêu diệt quân ta

Quân Nguyên rơi vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng

Tháng 5-1285, quân ta mở cuộc phản công lớn nhằm tiêu diệt giặc ở Tây Kết, Chương Dương và Hàm Tử, giải phóng Thăng long, Thoát Hoan chạy về nước, Toa Đo bị chém đầu

Diễn biến kháng chiến lần 3:

Nhà Trần cho cắm cọc và bố trí quân mai phục trên sông Bạch Đằng

4-1288, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc thì bị thuyền nhẹ của ta ra khiêu chiến rồi giả vờ thua bỏ chạy, giặc ra sức đuổi theo

Khi giặc lọt vào trận địa, thủy binh của ta ồ ạt ra đánh, phá tan đội hình giặc

Giặc hốt hoảng chạy ra biển, thuyền giặc xô vào cọc nhọn, ùn tắc, vỡ đắm

Toàn bộ cánh thủy quân của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống

nguyên nhân thắng lợi:

sự đoàn kết, tham gia kháng chiến của toàn dân

Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần

Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta

Chiến thuật, chiến lược độc đáo, sáng tạo của Vương triều Trần

Ý nghĩa lịch sử:

Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của Đế chế Mông Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc

Thể hiện sức mạnh dân tộc, niềm tự hào dân tộc

Góp phần xây đắp thêm truyền thống quân sự dân tộc

 

 

11 tháng 3 2022

tham khảo

 

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách hiểm nghèo do chế độ thực dân phong kiến để lại: sản xuất đình đốn, nạn đóỉ hoành hành, gần 2 triệu người chết đói, hơn 90% dân số mụ chữ, tài chính quốc gia trống rỗng thì trung tuần tháng 9 năm 1945,20 vạn quận Tưởng Giói Thạch với danh nghĩa quân đội đồng minh đến miền Bắc nước ta, mang theo bọn Việt Nam Quôc dân Đảng tay sai, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, gây cho Chính phủ và nhân dân ta muôn vàn khó khăn. Trong Nam núp sau quân đội Anh, quân đội Pháp gây hấn ở Nam Bộ, âm mưu đặt ách cai trị các nước Đông Dương một lần nữa. Cùng thời gian đó, một trung đoàn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Thanh Hóa uy hiếp chính quyền cách mạng còn non trẻ. Chúng chiếm đóng các vị trí quan trọng trong thị xã (nay là thành phố Thanh Hóa) như trụ sở Nông Giang, phố Cửa Tả... đòi cung cấp lương thực, thực phẩm, đặt súng máy trên các ngả đường, đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang cách mạng và tung tiền giấy quan kim mất giá vào tỉnh ta để vơ vét hàng hóa gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chúng ép chính quyền cách mạng đưa tên phản động Quốc dân Đảng Đỗ Văn giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền cấp tỉnh. Chúng nuôi dưỡng, trang bị vũ khí và vạch ra kế hoạch cho bọn Quốc dân Đảng lập ra đệ lục chiến khu ở ấp Di Linh (nay là xã Hợp Lý - Triệu Sơn). Một số tổ chức phản động ngóc đầu dậy tìm cách phá hoại. Những tên phản động đầu sỏ như: Nguyễn Trác, Trương Thê Giám, Đào Duy Hách, Khiếu Hữu Kiều tích cực hoạt động trong các vùng tôn giáo, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, xây dựng lực lượng chuẩn bị đón Pháp quay trở lại thống trị nhân dân ta.

Nằm trong hoàn cảnh chung, chính quyên cách mạng huyện Thọ Xuân trong những ngày mới thành lập cũng đứng trước những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua.

Ngày khởi nghĩa chính quyên cách mạng tiếp quản huyện đường chỉ có những gian nhà chông rỗng, mọi hoạt động của chính quyền cách mạng đều dựa vào các đoàn thể và sự đóng góp của nhân dân.

Bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã mơi thành lập còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong tô chúc quản lý xã hội.

Đời sống nhân dân, nhất là người lao động vô cùng khó khăn, tình trạng thiếu lương thục trầm trọng. Nạn đói xảy ra hồi đầu năm 1945 liên tiếp hoành hành đe dọa sinh mệnh của hàng ngàn người dân trong huyên, hơn 95% dân số trong huyện mù chữ. Tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan... do xã hội cũ để lại nặng nê, dịch bệnh phát sinh ở nhiều vùng trong huyện....

Lợi dụng tình thế khó khăn, bọn phản cách mạng tìm cách liên kết vói bọn Quốc dân Đảng công khai hoặc ngấm ngầm chông phá cách mạng. Chúng cho tay chân chui vào các đoàn thể của ta, lợi dụng danh nghĩa cách mạng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đe dọa uy hiếp nhân dân, tìm cách phá cơ sở cách mạng. Chúng tự đến các làng để diễn thuyết, lập hội, viết báo tuyên truyền tư tưởng phản động.

Hoạt động của bọn phản cách mạng đã bị chính quyền và lục lượng cách mạng trong huyện ngăn chặn, triệt phá, âm mưu, thủ đoạn của chúng bị vạch trần trước đông đảo nhân dân.

Bên cạnh nhũng khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thọ Xuân có những thuận lợi cơ bản. Đó là khí thế phong trào cách mạng đang sục sôi, lòng yêu nước, khát khao với độc lập tự do và tinh thần cách mạng của nhân dân đang dâng cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã qua thử thách, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng. Chính quyền nhân dân còn non trẻ nhưng được nhân dân hết lòng ủng hộ.

Để giải quyết tình hình nói trên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra phương hướng, biện pháp bảo vệ và xây dựng chế độ mới, đối phó với các lục lượng phản động quốc tế đang bao vây, tấn công cách mạng.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tichi Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp đầu tiên của Chính phủ và nêu ra 6 việc cấp bách cần phải làm ngay:

Một là: Phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói, mở một cuộc lạc quyên để giúp đỡ người nghèo.

Hai là: Phát động phong trào chống nạn mù chữ.

Ba là: Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử vói chế độ phổ thông đầu phiếu, thục hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Bốn là: Thực hiện cần kiệm, liêm chính bài trừ thói hư tật xấu do chê độ cũ để lại.

Năm là: Bỏ ngay 3 thứ thuế: thuế thân, thuê chợ và thuế đò, cấm hút thuốc phiện.

Sáu lằ: Tuyên bô tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh hai việc quan trọng nhất là cứu đói ở Bắc và đánh giặc ở Nam. Đó là hai nhiệm vụ trước mắt, nhưng cũng là hai nhiệm vụ chiến lược. Trên cơ sở phương hướng đó, ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.

Sau khi phân tích những thay đổi căn bản vê tình hình quốc tế và trong nước sau đại chiến thế giới thứ hai, Trung ương Đảng nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của nhân dân ta lúc này là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.

Thực hiện lời kêu gọi “Chống giặc đói” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng trong huyện và Mặt trận Việt Minh Thọ Xuân đã khẩn trương thành lập các ban cứu đói, tổ chức quyên góp thóc gạo, tiền bạc giúp đỡ những người bị đói và phát động phong trào vận động quyên góp ủng hộ nhân dân bị đói, tổ chức vay lúa của nhà giàu, phát động phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”.

Chính quyền cách mạng, bộ đội địa phương huyện và các đoàn thể cứu quốc: Nông dân, Phụ nữ, Mặt trận cử cán bộ bám sát cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân giúp nhau trong lúc khó khăn. Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, nhiều gia đình còn chưa đủ ăn vẫn thường xuyên tiết kiệm gạo giúp đỡ những gia đình khó khăn hơn.

Chỉ trọng thời gian ngắn, toàn huyện huy động được 20.000 kg gạo và hàng vạn đồng bạc để cứu trợ kịp thời những gia đình nghèo đói tại địa phương, chu cấp cho dân quân tự vệ trong những ngày luyện tập, góp phần ủng hộ huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc....

Đến cuối năm 1945, nhân dân Thọ Xuân cùng nhân dân trong tỉnh quyên góp hàng trăm tấn lương thục cứu đói cho nhân dân trong tỉnh và dành một phần giúp đỡ nhân dân các tĩnh Hưng Yên và Bắc Ninh.

Phong trào vận động tiết kiệm lương thục ủng hộ người bị đói đạt két qủa tốt, nhưng chỉ là biện pháp túc thời. Vấn đề là phải tổ chúc sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất xã hội - Đó mới là biện pháp có ý nghĩa chiến lược.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng huyện Thọ Xuân đã phát động toàn dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm trong chi dùng. Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi rộng khắp với khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, nhân dân trong huyện: người người trồng rau muống, nhà nhà trồng hoa màu ngăn ngày cứu đói. Công tác khai hoang, phục hóa đã biến nhũng cánh đông, đôi, bãi hoang hóa thành nhũng bãi sắn, nương ngô xanh tốt.

Cùng với cuộc vận động tăng gia sản xuất, chính quyền cách mạng khẩn trương tiến hành chia lại ruộng công và đất vắng chủ cho nông dân nghèo sản xuất.

Cuộc vận động cứu đói và phong trào tăng gia sản xuất cứu đói đã đẩy lùi nạn đói, từng bước ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, ở một số nơi việc việc chia lại công điền, công thổ còn có biêu hiện lệch lạc vì chính quyền cách mạng chưa quan tâm đúng múc đến quyền lợi của quần chúng lao động, hoặc để bọn địa chủ phản động lũng đoạn. Có địa phương chưa nắm vững chủ trương, làm qúa đà. Những thiếu sót đã được phát hiện và kịp thời khắc phục, phong trào thi đua của quần chúng tiếp tục phát triển

Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Chống nạn thất học” - “Diệt giặc dốt”, huyện Thọ Xuân đã thành lập Ban Bình dân học vụ từ huyện đến xã, với phương châm: người biết chữ dạy người chưa biết chữ, phong trào diệt giặc dôt được phát động rộng rãi thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Người người đi học, cả nhà đi học. Con biết chữ dạy cha mẹ, anh biết chữ dạy cho các em. Học ban ngày, học buổi trưa, buổi tói, khắp thôn xóm ở đâu cũng tập đọc, tập viết. Khẩu hiệu “Đi học là yêu nước” đã trở thành phong trào cách mạng sinh động ở tất cả các thôn, xóm. Nhân dân tự nguyện cho mượn nhà, bàn ghế, cánh cửa, ván gỗ làm bảng, làm bàn, làm lớp học, giúp đỡ nhau giấy bút mực, ban ngày lao động sản xuất, buổi tối, buổi trưa tranh thủ học tập.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để mọi người tự nguyện, tự giác tham gia học tập, chính quyền và Ban Bình dân học vụ các địa phương đã sáng tạo ra nhiều biện pháp huy động mọi người đi học như: đón đường hỏi chữ, dựng 2 cổng: “vinh quang” và “cổng mù” (ai biết chữ cho đi cổng vinh quang, ai chưa biết chữ đi cổng mù). Vì thê ai ai cũng chăm lo học tập.

Với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự tận tụy, nhiệt tình của chính quyền và Ban Bình dân học vụ các cấp chỉ trong thời gian ngan nhiều người trong huyện đã biết đọc, biết viết. Tính đến cuối năm 1946, toàn huyện Thọ Xuân đã tổ chúc hàng trăm lớp học, thu hút hàng ngàn người đi học. Nhiều cán bộ Bình dân học vụ đã lặn lội với phong trào như các ông: Trịnh Quang Tân, Lê Đãng Các, Hoàng Hải, Lê Huy Hớn...

Bên cạnh các lớp Bình dân học vụ, hệ thống trường Phổ thông Tiểu học được thành lập thu hút con em nhân dân lao động đến trường. Trường Tiểu học thị trấn Thọ Xuân, Bái Thượng, Quảng Thi được xây dựng hoàn thiện từ lóp nhất đến lóp năm.

Có thể khẳng định: chế độ mới đã tổ chức cho toàn dân học tập nâng cao dân trí xã hội. Phong ưào Xóa nạn mù chữ có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.

Cùng vói diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền cách mạng và Mặt trận Việt Minh huyện đã chăm lo đến việc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Măc dù cơ sở vật chất và trang bị gần như chưa có gì, nhưng việc giải quyết dịch bệnh xã hội, cứu chữa những người mắc bệnh trong và sau nạn đói được tiến hành khẩn trương. Vào giữa năm 1946 Ty Y tế Thanh Hóa đã kịp thời mở lớp đào tạo cấp tốc đội ngũ y tá, nữ hộ sinh cho các địa phương. Hàng chục cán bộ Y tế huyện, xã gửi đi học đã kịp thời trở vê địa phương phục vụ nhân dân. Các cuộc vận động “ăn chín uống sôi”, “nằm màn”, “đào giêng”, “vệ sinh cấ nhân”, “vệ sinh thôn xóm” đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Các cuộc vận động chống mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đã tạo ra những yếu tố ban đầu hình thành nên văn hóa của chế độ dân chủ nhân dân.

Thục hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức “Tuần lễ vàng, bạc, đồng”, xây dựng “Quỹ độc lập" dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Thọ Xuân đã nhanh chóng lập Ban vận động tư huyện xuống cơ sở. Các Ban vận động đã tuyên truyền giải thích cho toàn dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc vận động. Cán bộ Mặt trận đã đến từng gia đình để giải thích và tổ chúc quyên góp. Quyết giữ vững nền độc lập non trẻ, nhân dân Thọ Xuân đã hăng hái tham gia cuộc vận động. Nhiều nhà giàu hảo tâm tự nguyện đóng hoa tai, khuyên vàng, nhẫn hoặc dây chuyền vàng, bạc. Nhiều gia đình còn góp cả đồ gia dụng bàng đồng như nồi đồng, lư hương, mâm đông, ấm đồng... và đồ té lễ bằng đồng. Sáu mẹ con bà Tuần Vực (Tây Hồ) ủng hộ 6 đôi hoa tai vàng.

Sau thời gian ngắn, phát động, toàn huyện đã quyên góp được gần 400 đồng cân vàng, hàng chục kg bạc và 20.000kg đòng cùng 23,5 triệu đồng. Cuộc vận động xây dựng qũy độc lập thành công biêu hiện tinh thần yêu nước thiết tha và quyết tâm giữ gìn độc lập tự do của nhân dân Thọ Xuân.

Đảm bảo cho sự nghiệp đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt thắng lợi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, đầu tháng 10 nãm 1945, tại trụ sở Việt Minh huyện, hội nghị thành lập Đảng bộ tiến hành.

Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm tình hình trong huyện từ sau ngày khởi nghĩa và đề ra những chủ trương công tác mới nhằm tăng cường xây dựng khối đoàn kết toàn dân; xây dựng củng cố chính quyền, tập trung chống giặc đói, giặc dốt và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, phát triển đảng viên và các chi bộ cơ sở và phân công càn bộ phụ trách các mặt công tác quan trọng.

Hội nghị đã tiến hành bầu Huyện ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Hoàng Sỹ Oánh, Lê Xuân Tại, Hồ Sĩ Nhân, Dương Vãn Du và Hoàng Văn Ngữ. Đồng chí Dương Vãn Du (tức Du lùn) được bầu làm Bí thư.

Việc thành lập Đảng bộ và Huyện ủy lâm thời dựa trên cơ sở các chi bộ cộng sản thời kỳ 1930-1945 đã tạo ra sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trục tiếp của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trên địa bàn Thọ Xuân.

Theo chủ trương của Trung ương Đảng, Huyện ủy Thọ Xuân thành lập “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác” ở cấp huyện và xã... truyền bá lý luận cách mạng cho quần chúng tiên tiến cảm tỉnh với Đảng, trên cơ sở đó lụa chọn những người ưu tú kếp nạp vào Đảng. Từ khi Huyện ủy lâm thời được thành lập, công tác xây dựng cơ sở Đảng trên địa bàn toàn huyện được đẩy mạnh và đạt kết quả mới. Đến cuối năm 1945, ở nhiều xã, thôn trong huyện đã có cơ sở Đảng, hoặc đảng viên.

Qua hoạt động thực tiễn, chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng từng bước được củng cố, dần dần khắc phục được những yếu kém, lệch lạc, đội ngũ cán bộ, ngày càng trưởng thành.

Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động và hiệu lực hoạt động của chính quyền dân chủ nhân dân, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo kiện toàn chính quyền từ huyện xuống xã, theo Sắc lênh số 63 của Chính phủ.

Cuối 1945, bỏ đơn vị hành chính cấp tổng, thành lập đơn vị hành chính cấp xã. ủy ban hành chính cấp xã bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên làm nhiệm vụ của một cấp chính quyền cơ sở có chức năng tổ chức, quản lý, điêu hành xã hội trên địa bàn xã và phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ.

Cùng với củng cố chính quyên, các đoàn thể cứu quốc từ huyện đến xã cũng được củng cố, mở rộng. Các đoàn thê cứu quốc xây dựng chương trình hoạt động cụ thể phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế ở địa phương và từng lĩnh vực.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đồng bào chiến sĩ Nam Bộ tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủỳ Thọ Xuân đã tổ chức những cùộc mít tinh quần chúng ủng hộ đông bào Nam Bộ, phản đôi thực dân Pháp xâm lược. Cuối tháng 10 năm 1945, huyện đã tổ chức lễ tiến đưa đoàn quân “Nam tiến” đầu tiên gồm 15 thanh niên yêu nước lên đường cùng đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và Khu ủy 4, đáp ứng yêu cầu mói của cách mạng, Huyện ủy Thọ Xuân đã chỉ đạo chính quyên cách mạng và cơ quan quân sự các cấp tô chúc các lóp huấn luyện quân sự ngắn ngày cho đội ngũ cán bộ, dân quân du kích trong toàn huyện.

Tháng 10 và tháng 11 năm 1945, tại làng Hội Hiền (Tây Hồ) đã mở 2 lớp huấn luyện quân sự ngắn ngày, mỗi lóp có gần 100 cán bộ tiểu đội đến đại đội dân quân. Trong đó có một số cán bộ quân sự của huyện Thiệu Hóa và Vĩnh Lộc gửi đến học tập.

Đầu năm 1946, tại đồn điền Mã Hùm, Huyện ủy chỉ đạo mở lớp huấn luyện võ dân tộc, đến tháng 5 năm 1946, tại đình làng Qủa Hạ (Thọ Lộc) lại mở lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ tiểu đội, trung đội và đại đội dân quân toàn huyện.

Các khóa huấn luyện của huyện do đông chí Hoàng Văn Ngữ, ủy viên quân sự trong ủy ban kháng chiến hành chính huyện phụ trách chung, ông Cao Thanh Tùng giáo viên võ thuật, ông Đội Huân giáo viên quân sự. Các lớp huấn luyện đã trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về chính trị và quân sự làm nòng cốt xây dựng và huấn luyện lực lượng dân quân du kích ở các địa phương.

Từ tháng 12 năm 1945, Huyện ủy và ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện và các đoàn thể quần chúng từ huyện đến xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm cho mọi người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thể lệ bầu cử Quốc hội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại đối với một dân tộc vừa thoát khỏi xích xiềng nô lệ của chế độ thực dân phong kiến.

Trước ngày bầu cử, tất cả câc xã trong huyện tổ chức mít tinh ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh. Đại biểu cử tri trong khu vực đã tập trung tại trụ sở huyện nghe ông Hoàng Sĩ Oánh thay mặt đoàn ứng cử viên nói chuyện và đề đạt nguyện vọng của nhân dân.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khóa I được tiến hành như một ngày hội lớn của dân tộc. Các điểm bầu cử được trang trí cờ, hoa, khẩu hiệu trang trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân lao động được quyền tự do lựa chọn những người xứng đáng bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất. Từ sớm cử tri toàn huyện đã tham gia bầu cử. Với ý thúc “chọn mặt gửi vàng”, lựa chọn những đại diện xứng đáng vào Quốc hội khóa I.

Tại Thọ Xuân, bọn phản động Quốc dân Đảng, bọn đội lốt Đảng Dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc và quấy rối, nhung chính quyền cách mạng đã kịp thời ngăn chặn nên ngày bầu cử vẫn diễn ra thuận lợi, đạt kết qủa tốt Ông Hoàng Sĩ Oánh ứng cử viên Thọ Xuân đã trúng cử vào Quốc hội khóa I với số phiếu cao.

Thực hiện quyết định của Quốc hội và Chính phủ, thắng 4 năm 1946, cùng với các địa phương trong tỉnh huyện Thọ Xuân tiến hành bầu cử HĐND 2 cấp tỉnh và xã lập ra ủy ban hành chính các cấp. Ông Hoàng Sĩ Oánh được cử làm Chủ tịch ủy ban hành chính huyện.

Cùng với xây dựng củng cố hệ thống chính trị, vào cuối năm 1946 đầu năm 1947, sự đoàn kết thống nhất nội bộ lãnh đạo huyện không cao xuất phát từ việc làm kinh tài hoạt động. Đe giải quyết tình hình trên, Tỉnh ủy đã đứng ra triệu tập 2 cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ.

Hội nghị thứ nhất vào cuối năm 1946, tại đình làng Nam Thượng (Tây Hồ), có đồng chí Bí thư Khu ủy 4 và một đồng chí trong Thường vụ Tỉnh ủy tham dự.

Hội nghị thứ hai vào đầu năm 1947, tại đình làng Canh Hoạch (Xuân Lai), có đồng chí Hoàng Quốc Việt Thường vụ Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đạt Bí thư Tỉnh ủy tham dự.

Hai cuộc hội nghị bất thường toàn Đảng bộ đã nghiêm túc kiểm điểm phê bình phân định rõ đúng sai, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, củng cô đoàn kết thông nhất trong nội bộ lãnh đạo và toàn Đảng bộ tạo ra điều kiện cơ bản thúc đẩy sự nghiệp cách mạng phát triển.

Kiên quyết chông thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám, Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa kiên quyết đấu tranh với những hành động ngang ngược của quân Tưởng, vừa mềm dẻo buộc quân Tưởng và bè lũ tay sai thừa nhận chính quyền cách mạng, đồng thời đề ra những biện pháp sắc bén, khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của địch, hạn chế sự phá hoại của chúng và vận động nhân dân không hợp tác với bọn Tàu Tưởng. Đối với bọn Quốc dân Đảng tay sai, Tỉnh ủy cương quyết tổ chức lực lượng trừng trị.

Được quân Tưởng che chở, bọn phản động ở ấp Di Linh đã trắng trợn tuyên truyền, xuyên tạc đường lối của Đảng và Chính phủ, lôi kéo quần chúng xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tích trữ lương thực, tập luyện quân sự hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

Tỉnh ủy đã tổ chức lực lượng theo dõi quan hệ của địch ở ấp Di Linh với bọn phản động ở khách sạn Tứ Dân, Bồng Lai và cho trinh sát vào ấp Di Linh xây dựng cơ sở nội ứng và bắt một sô tên để khai thác tình hình.

Tháng 12 năm 1945, lực lượng tự vệ của 2 huyện Thọ Xuân, Nông cống kết hợp với cảnh sát xung phong tiến hành bao vây cắt đứt mọi liên hệ của bọn Quóc dân Đảng ở ấp Di Linh với bên ngoài và sử dụng các biện pháp quân sự uy hiếp địch.

Lục lượng tự vệ Thọ Xuân được chia thành nhiêu bộ phận thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tự vệ làng Thạc (Xuân Lai) gồm 1 trung đội do cấc đồng chí Hà Như Trúc, Hà Duyên Ương chỉ huy đã tiến hành bao vây không chế các bốt gác của địch. Lục lượng tự vệ và du kích tập trung của huyện gồm 3 trung đội, Ông Lê Xuân Tại phụ trách 1 trung đội chốt giữ khu vực Nưa, ông Hoàng Văn Ngữ chỉ huy 1 trung đội chốt giữ ngã tư Giắt, ông Đội Huân chỉ huy 1 trung đội chốt chặn ngã ba đi Như Xuân.

Thường ngày lực lượng vũ trang cách mạng sử dụng 2 ô tô (chiến lợi phẩm thu được của Nhật) chở các chiến sĩ cảnh sát xung phong, quần áo, súng đạn uy nghiêm chạy nhiều vòng quanh ấp uy hiếp địch.

Bị quân ta khép chặt vòng vây, lương thục cạn kiệt, lại bị lục lượng nội ứng của ta thường xuyên kích động, chia rẽ. Trần Văn Bân - tên chĩ huy đầu sỏ dùng ngựa định chạy trôn nhưng đã gặp lục lượng tự vệ chốt chặn tại Giắt và bị đồng chí Hoàng Văn Ngữ chém ngựa trọng thương, tên Bân bị bắt. Lực lượng địch trong ấp Di Linh như rắn mất đầu đã đầu hàng cách mạng vô điêu kiện. Lực lượng vũ trang cách mạng thu 67 súng trường, 2 trung liên, 2 tiểu liên và nhiều quân trang, quân dụng.

Cuối năm 1945, Thọ Xuân đã được tỉnh giao nhiệm vụ quản thúc, nuôi giữ một số đối tượng chính trị như: Bảo Đại (Vĩnh Thụy), Vĩnh cẩn (em ruột Vĩnh Thụy), Lý Lệ Hà, tên lái xe cho Bảo Đại, Phan Văn Giáo và con trai Phan Văn Giáo là Phan Văn Tiến, một số yếu nhân Quốc dân Đảng và một số lính Nhật, Pháp. Chính quyền đã chỉ đạo lục lượng vũ trang cách mạng quản thúc bọn này nghiêm ngặt và đối xử đúng chính sách.

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm đoàn kết tất cả các đảng phái và các tầng lớp nhân dân. Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1946, Mặt trận Việt Minh là thành viên của Hội Liên Việt. Hệ thống tổ chức của Hội Liên Việt được thành lập từ tỉnh xuống xã. Nhiêu thẫn hào, nhân mỹ yêu nước được giao trọng trách chủ chốt.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Lâm thời, tháng 6 năm 1946, Hôi Liên hiệp Quốc dân huyện Thọ Xuân được thành lập, cũng trong tháng 6 nãm 1946, sổ hội viên Liên Việt huyện đã lên lới 42.327 người. Từ khỉ ra đời, Hội đã thu hút, động viên các tầng lớp nhân d&n tích cực tham gia công cuộc cách mạng do Đảng tố chứcc lãnh đạo.

11 tháng 3 2022

chép nhiêu đó chắc chớt lun 

6 tháng 12 2021

Cuộc chiến Mông – Nguyên – Đại – Việt hay cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (tên gọi ở Việt Nam) là cuộc chiến bảo vệ quê hương đất nước của quân và dân Đại – Việt vào đầu thời Trần dưới thời Trần Thái Tông và các vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ và nhà Nguyên.

 

6 tháng 12 2021

Nguyên nhân thắng lợi là

- Tất cả tầng lớp nhân dân, hành phần dân tộc tham gia đánh giặc, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân

-Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc, nòng cốt là quân đội

-Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo

Ý nghĩa lịch sử là

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của nhà Nguyên

- Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc

- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam

- Để lại nhiều bài học trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác

 

5 tháng 1 2021

- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

5 tháng 1 2021

Nguyên nhân:

-Tinh thần đoàn kết, hăng hái tham gia kháng chiến

-Nhà Trần đã  chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

-Lòng quyết tâm chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của quân dân Đại Việt

-Chiến lược-thuật vô cùng đúng đắn và sáng tạo của những người chỉ huy

Ý nghĩa:

-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập và lãnh thổ

-Thắng lợi góp phần xây đắp về quân sự Việt Nam

-Để lại bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá