K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2017

Mong rằng vài câu lúc trà dư sẽ giúp bạn tham khảo được đôi dòng:
Nếu như ta đã từng biết đến trong "Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du với một mùa xuân "Cỏ non xanh dợn chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa", với sắc màu rực rỡ, tươi sáng mênh mông của một mùa thu "Long lanh đáy nước in trời, Thanh xây khói biếc non phơi bóng vàng" thì giờ đây một lần nữa chúng ta lại được biết đến cũng trong nơi ấy "Truyện Kiều" có một mùa đầy ánh lửa và khắc khoải tiếng chim quyên:
"Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòa đâm bông".
Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” rất đỗi quen thuộc với tôi hay bạn và cũng rất đỗi quen thuộc với tâm hồn con người Việt Nam. Nhà thơ như một hoạ sĩ tài ba phối sắc, tạo hình, dựng cảnh… mỗi nết phác thảo đều là những nét thần tình, đem đến cho người đọc nhiều rung cảm, xúc cảm khôn nguôi.
Nhìn vào thi liệu thì bức tranh mùa hè đã được Đại thi hào Nguyễn Du vẽ vào lúc chớm hè. Tại sao ta lại khẳng định như vậy? Điều đó là bởi khi ta cứ tưởng mình đang còn đứng và hưởng thụ cái không khí ấm áp và mượt mà “cỏ non xanh dợn chân trời” bỗng đâu chợt nghe tiếng quyên khắc khoải thì mới giật mình và thốt lên là “đã” - ồ tiếng chim quyên đã gọi hè về mà mình cứ tưởng đang thì xuân tươi. Hơn nữa ngoài kia hoa lựu mới chỉ “lập lòe” chứ không phải cái khí thế của hè đã căng tràn mà để “thạnh lựu hiên còn phun thức đỏ”; hoa lựu cũng mới chỉ đang rộn ràng chuyển độ hè sang. Và với tiếng chim quyên, với màu hoa lựu Nguyễn Du cũng nhắc nhở chúng ta, nói với chúng ta rằng cái oi bức, rực nóng của mùa hè cũng đã bắt đầu.
Ngày xưa tôi yêu "Truyện Kiều" của Nguyễn Du bởi nơi ấy tôi biết đến những thân phận "Chữ tài liền với chữ tại một vần", biết đến vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành của "hai ả tố nga", biết đến những trận đòn ngứa ghẻ hờn ghen của Hoạn thư tác quái, đến với sự chung tình đến chân tình của chàng họ Kim đợi chờ người thương 15 năm lưu lạc và vô cùng biết bao điều nữa. Nay tôi lại càng thêm yêu "Truyện Kiều" bởi nơi ấy còn có một bức tranh đêm trăng mùa hè gọi mời, quyến rũ âm thanh tha thiết của chim quyên, bởi không gian huyền ảo của không gian bàng bạc; bức tranh bí ẩn cần khám phá bởi sự lập loè ẩn hiện của hoa lựu đỏ trong tán lá xanh .

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

       Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình của kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Câu thơ mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà chỉ đưa nhẹ nhàng làm đung đưa những cành trúc rậm rạp la đà sát mặt đất. Cành trúc được làn gió thu trong trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng vói gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều gió.

Gió đưa cành trúc la đà

       Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.

       Mùa thu câu cá - Bài thơ nổi tiếng tả cảnh sắc mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến cũng có gió nhẹ làm mặt ao lăn tăn, chiếc lá thì khẽ đưa vèo. Còn Đỗ Phủ thì “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc”. Đó chính là những tín hiệu mùa thu.

       Nếu như ta chỉ cảm nhận bằng thị giác là chính sau những cành trúc la đà mặt đất thì câu thơ thứ hai lại là động là âm thanh.

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

       Đây là thủ pháp quen thuộc lấy xa tả gần, lấy động tả tĩnh. Xa xa văng vẳng tiếng chuông Trấn Vũ êm êm gây không khí rộn ràng náo động. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói toả ngàn sương

       Khói toả mịt mù được đảo lại mịt mù khói toả. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Đây là hình ảnh trung tâm mặt gương Tây Hồ, một tứ thơ toả sáng làm cho cả bài bừng lên:

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

       Bài thơ tả cảnh dẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa tình cảm tự hào về quê hương đất nước:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành

Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai

       Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

       Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.

8 tháng 10 2021

Hơi dài bạn ạ sao bạn ko chia thành 2 phần cái hay cái đẹp

 

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hai câu ca dao nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhưng tình cảm vợ chồng vẫn mang lại cho họ niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩa đen thì râu tôm và ruột bầu là những thứ bỏ đi khi chế biến món ăn, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên đôi vợ chồng vẫn phải dùng đến râu tôm, ruột bầu để nấu canh, ăn uống, mặc dù thế họ vẫn thấy ngon. Nghĩa bóng, qua hình tượng râu tôm ruột bầu để nói đến những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống, mặc dù vậy tình cảm vợ chồng son sắt vẫn mang sự hạnh phúc, vui vẻ cho họ, giúp họ vượt qua mọi nỗi khó khăn trong cuộc sống. Câu ca dao cũng mang ý nghĩa động viên, hướng đến sự lạc quan, dù khó khăn thì tình cảm vợ chồng vẫn là quan trọng nhất, cần luôn sát cánh đồng lòng bên nhau, có như thế thì mới mang lại một cuộc sống hạnh phúc. Không khí gia đình sẽ luôn đầm ấm hạnh phúc khi vợ chồng biết chia sẻ những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nghèo khó.

21 tháng 10 2021

xim cảm ơn ctl của bn ạ

28 tháng 6 2019

Câu 2.

Gợi ý: ( Chất thơ là gì? ở đâu? Thể hiện như thế nào?)

+ Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này,

thể hiện ở những vấn đề sau:

- Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là

dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi

khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây

trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.

- Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi...,

các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).

- Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.

- Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt

tười cười của thấy giáo.

- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn

tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con

bao la vô bờ của mẹ.

- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng,

trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết. 


  • Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niện 

  • tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt. 
30 tháng 9 2018

khang dinh vi the cua vua nam trong m at nha tong

30 tháng 9 2018

đây bạn nhé:

Việc dùng chữ ''đế'' mà không dùng chữ ''vương'' ở câu hơ thứ 1 của bài thơ đẫ bày tỏ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa và cho thấy niềm tự hào và tự tôn dân tộc của người VIệt Nam ngay từ thế lỉ XI.

ko biết có đúng ko vì cái này mk soạn văn nhé. nếu đúng k cho mk.

#ngố

10 tháng 2 2023

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng''

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài. 

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng.

5 tháng 10 2021

a. Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.

b. "Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng."

c. 

 Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đưa “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi), mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Từ thân phận nô lệ, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước. Họ chung tay trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc với niềm vui hào hứng, phấn khởi. Trong cảm hứng ca ngợi con người mới, cuộc sống mới ấy, Huy Cận đã viết bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bài thơ sáng tác ở Hòn Gai ngày 4 tháng 10 năm 1958, trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh và được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Tác phẩm là một khúc tráng ca, khắc họa vẻ đẹp và sức mạnh của người dân lao động trước thiên nhiên – vũ trụ kỳ vĩ.

e. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

 
5 tháng 10 2021

Bạn thông cảm cho mình nhé, tại mình chỉ viết được có nhiêu đó thôi à!

22 tháng 12 2021

Câu thơ có cái hay chính là sử dụng thành ngữ độc đáo: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. Hình ảnh thơ gần gũi, hiện thực. Đó chính là cơ sở tạo nên tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó

22 tháng 12 2021

Câu thơ nói về xuất thân của những người lính, họ đều là những người xuất thân từ vùng quê nghèo, đất đai cằn cỗi, khó nhọc nhưng đều có chung 1 lòng yêu nước sâu sắc.