K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2016

Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu ...Trong Sống chết mặc baytác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập ... Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng ... Bảnchất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ.

8 tháng 3 2017

mk thấy câu trả lời của bạn Họ Phạm ko liên quan gì đền câu hỏi của bạn nguyen the quang gì cả

6 tháng 4 2021

Vì con sông có hình vành tai (Nhĩ) nên được gọi là sông Nhĩ ( Nhị Hà)

6 tháng 4 2021

  Vì dòng sông uôns cong như vành tai (nhĩ)

 

20 tháng 6 2020

2. Cảnh quan phủ cùng tay chân cờ bạc, hưởng thụ, để dân... sống chết mặc bay

a. Nội dung

- Địa điểm: trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

- Không gian: đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.

- Quan phụ mẫu: uy nghi chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. 

- Lính lệ, quan dưới quyền:

+ Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lọng, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm.

+ Bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.

- Đồ dùng:

+ Mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía.

+ Hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.

+ Chung quanh sập bắc bốn ghế mây.

=> Đi chơi, đắm mình trên chiếu bạc

- Cảnh chơi bạc:

+ Trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng

+ Quan ngồi trên, nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng, nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh

+ Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền “Ừ”.

+ Kẻ này “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất  văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng.

- Bình luận:

+ Quan phụ mẫu cùng với nha lại đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy. Ngài mà còn dở ván bài, hoặc chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi, ngài cũng thây kệ.

+ Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?... Đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp. Đứng trên đê mà đốc kẻ cắm cừ, người đổ đất, lắm nỗi lầm than, sao bằng ngồi trong đình, đã sẵn kẻ bốc nọc người chia bài, nhiều đường thú vị.

+ Than ôi! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà bên tả bên hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng: gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch!…

+ Một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở, ruộng ngập!

=> Say sưa, đắm mình trên chiếu bạc.

b. Nghệ thuật

- Miêu tả tăng cấp:

Dân, người dưới quyền

Quan phụ mẫu

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

- Gắt: Mặc kệ!

- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi

- Đỏ mặt tía tai quát: Đê vỡ rồi!... thời ông cách cổ chúng mày, bỏ tù chúng mày!

- Thầy đề tay run cầm cập thò vào đĩa nọc.

- Ù bài, vỗ tay xuống sập kêu to, miệng vừa cười vừa nói: Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu, mày!

-> Hình ảnh đối lập gay gắt.

=> Kẻ quan liêu, vô trách nhiệm reo vui, sung sướng tột bậc khi được hưởng một món tiền lớn giữa lúc nhân dân đau khổ đến mức thẳm sâu, không thể đo đếm được.

“Ấy, trong khi quan lớn ù ván to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.”

21 tháng 4 2021
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

13 tháng 5 2021
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
9 tháng 3 2019

 nhân vật anh thanh niên là nv chính ,được hiện ra qua cái nhìn , suy nghĩ, đánh giá từ các nv khác 
= ông họa sĩ chính là nhà văn ẩn mình, qua đó để bộc lộ những cái nhìn, suy nghĩ của mình ko chỉ riêng anh thanh niên mà còn về cuộc sống ... 
= cô kĩ sư là hiện thân của sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cáo đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn của con người 
= bác lái xe góp phần làm nhân vật TN thêm sinh động 
= các nv vắng mặt góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên 

9 tháng 3 2019

 bài Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn không ám chỉ một địa phương hay một tên quan phủ "lòng lang dạ thú " của riêng ai cả. Ở đây là đang nói chung đến nhưng kẻ như vậy

25 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

1.

* Quan vô trách nhiệm:
- Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….
- Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….
- Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng “ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”
* Quan hống hách:
- Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…
- Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.
- Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.
- Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…
* Quan mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ làm cho dân chúng khổ:
- Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.
- Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ dân trôi ngày cũng thấy kệ”.
- Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sống dầu nguy không bằng nước bài cao thấp”, “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”
- Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….
- Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.
- Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “ù! Thông tôm, chi chi nảy…”
- Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ thì “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng , xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …
=> Tác giả đã sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thói hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…

2.

cảnh người dân hộ đê:

Dân phu kể cả hàng trăm nghìn con người làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất kẻ vác tre, nào đắp nào cừ bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân. Người nào người nấy lướt thướt như chuột lột, xem chừng ai cũng mệt lữ cả rồi trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên.Tác giả nhận xét tình cảnh trông thật thảm trước sư bất lực của sức người trước sức trời; sự yếu kém của thế đê trước thế nước.

=> Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của người dân

Tác giả dùng Tình cachr thảm sầu để miêu tả quang cachr làng mạc ,người dân sau khi đê vỡ: nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước,

Tác giả còn muốn nhấn mạnh rằng tình cảnh thảm sầu này ko phải do trận vỡ đê và lũ lụt gây ra mà là do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền.

24 tháng 4 2022

Khi đọc truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với hình ảnh viên quan phủ đi hộ đê. Trước tình cảnh thảm hại của người dân khi đang hộ đê, tên quan phủ vẫn “uy nghi chễm chệ ngồi” trên sập, “tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điều đóm”. Sự đối lập giữa tình cảnh của nhân dân và quan phụ mẫu khiến người đọc phải cảm thấy căm tức. Chỉ bằng vài nét phác họa khung cảnh đó, dáng điệu đó, ta đã có thể đoán được cuộc sống phong lưu, phú quý và thảnh thơi của quan phủ trong khi làm nhiệm vụ hộ đê. Thêm nữa, ngòi bút nhà văn còn khắc họa sâu hơn, chi tiết hơn những đồ vật trong căn phòng của quan phủ: “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đôi môi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngày nào ống vôi chạm, ngoáy tai, lý thuốc, quản bút, tăm bông…”. Nhân vật không nói nhiều, chỉ thỉnh thoảng cất lời, mà hầu hết là những mệnh lệnh đầy oai vệ, uy nghiêm với bọn nha lại, lính lệ và thầy đề, chánh tổng: “Điếu, mày!”. Có khi thì là với thầy để lại: “Có ăn không thì bốc chứ!”, rồi: “Thì bốc đi chứ!”. Đặc biệt, tác giả xoáy vào dáng điệu, thái độ và lời quát lác đầy giận dữ của quan lớn khi có một người dân quê xông vào báo tin đê vỡ: “Để vỡ rồi! … Để vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? Đuổi cổ nó ra!”. Như vậy, quan phụ mẫu hiện lên rõ nét trong tác phẩm không chỉ bộc lộ thái độ bàng quan, vô trách nhiệm mà còn phơi bày bản chất tàn ác, bất nhân, “lòng lang dạ thú”.

4 tháng 4 2022

Không lấy mạng thì không giúp đc((:

Tự đi mà tra mạng:v

4 tháng 4 2022

cái bn đó còn bám mày ko v:

6 tháng 5 2022

Tham Khảo:

1. Mở bài :

- Giới thiệu tác giả Phạm Duy Tốn, những thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.

- Xây dựng các chi tiết, tình huống tương phản, tăng cấp đặc sắc, đặc biệt là phản ánh về thái độ vô trách nhiệm của tên quan đi hộ đê bỏ mặc nhân dân trong tình cảnh khố cùng "Sống chết mặc bay”.

2. Thân bài :

- Giải thích :

"Sống chết mặc bay” : là vế đầu của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” : thái độ vô sống trách nhiệm của bọn thầy lang, thầy cúng trong xã hội cũ - Sống chết mặc bay” : nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi sa đoạ, ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.

- Phép tương phản ,tăng cấp được nhà văn khắc họa qua hai hình ảnh :

+ Cảnh dân chúng cứu đê

+ Cảnh tên quan đi hộ đê nhưng hắn vô trách nhiệm, xung quanh hắn : "Bên cạnh ngài , mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc,...trông mà thích mắt.”

- Kẻ hầu người hạ

- Ham mê ván bài tổ tôm

- Hả hê cười vì vừa thắng một canh bạc lớn đúng lúc cảnh đê vỡ xảy ra, nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, kẻ sống không chỗ ở ,người chết không nơi chôn,...

3. Kết bài :

- Nhà văn Phạm Duy Tốn quả đã chọn cho tác phẩm của mình một cái nhan đề thật hay, phản ánh sâu sắc về tên quan vô trách nhiệm.

- Đọc truyện ta càng căm phẫn bọn quan lại xã hội cũ vô trách nhiệm, tán tận lương tâm, coi thường mạng sống của người dân.Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời : Những kẻ cầm quyền luôn ăn chơi phung phí, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân trong lầm than, khổ cực, không quan tâm đến chuyện sống chết của người dân.

24 tháng 5 2020

a. Tên quan phủ "lòng lang dạ thú" bị Phạm Duy Tốn lên án gay gắt trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay".

b. Trong văn bản "Ý nghĩa văn chương", công dụng lớn lao của văn chương trong cuộc sống con người đã được tác giả khẳng định.

25 tháng 5 2020

a. Tên quan phủ '' lòng lang dạ thú '' bị Phạm Duy Tốn lên án gay gắt trong truyện ngắn '' Sống chết mặc bay ''

b. Trong văn bản '' Ý nghĩa văn chương '' công dụng của văn chương trong cuộc sống con người đã được tác giả khẳng định.

2 tháng 4 2016

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề hay, không những thế nó còn là một nhan đề mới mẻ và độc đáo.

 

Tại sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình       

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề hay, không những thế nó còn là một nhan đề mới mẻ và độc đáo.

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân giân ta "Sống chết mặc bay, Tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi ích riêng của mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ, thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bạn thân mình mà thôi.

Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kì thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người đọc và người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị của tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm "Sống chết mặc bay" đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chễ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc họa chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

"Sống chết mặc bay" là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay".   

3 tháng 4 2016

tac gia Pham Duy Ton chon ten bai la Song chet mac bay la vi :

- Nhan de Song chet mac bay la ve dau cua thanh ngu: " song chet mac bay, tien thay bo tui" lam nhan de cua truyen ngan nham phe phan bon quan lai lam tay sai cho Phap, la nhung ke vo luong tam, vo trach nhiem, vo vet cua cai cua nhan dan roi lao vao cuoc choi

- tac gia da su dung phep tuong phan tang cap duoc the hien ro qua 2 hinh anh: Canh dan chung ho de>< Canh choi bai cua ten quan,..

Doi voi Pham Duy Ton, voi cach mieu ta rat cu the, ti mi, rat thuc, tac gia da lam noi bat len ten quan tho o, vo luong tam, vo trach nhiem. Nha van qua thuc da chon cho tac pham cua minh voi nhan de that hay, dac sac va co y nghia. Doc truyen ta cang them cam phan bon quan lai trong cai xa hoi cu von trach nhiem, tan tan luong tam.