K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2016

Sự khác nhau trong nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước phong kiến trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

·* Thời Lý

-Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: Khi quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhon của giặc”

- Năm 1075, Lý Thường Kiệt – người chỉ đạo cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía Bắc, mở cuộc tập kích trên đất Tống đánh tan các đạo quân của nhà Tống, đốt kho lương rồi rút quân về nước.

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt phủ thành, cho đọc bài thơ thần: Nam quốc sơn hà để khích lệ tinh thần chiến đấu của quan dân ta và làm nhục chí của giặc, nêu cao tính chất chính nghĩa và chắc thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận quyết định ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Cách kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị giảng hòa, đặt quan hệ ngoại giao.

* Thời Trần

-Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản công, bao vây, cô lập, tiêu diệt quân giặc.

- Với chiến thuật vườn không nhà trống quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Mông – Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp năm 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng năm 1288.

- Đoàn kết quân dân, phát huy lòng yêu nước của quân dân qua các hội nghị Bình Thanh và Diên Hồng.

- Cho quân dân thích vào tay hai chữ “Sát Thát”, cho truyền đi lời hịch của Trần Quốc Tuấn để tạo nên lòng căm thù giặc sâu sắc, khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững độc lập của Tổ Quốc.

- Cách kết thúc chiến tranh: dùng thắng lợi lớn về quân sự để làm nhục ý chí xâm lược của kẻ thù (trận Bạch Đằng năm 1288).

24 tháng 11 2021

quân Tống

17 tháng 9 2017

- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý người chỉ huy không phải là vua mà là Thái úy Lý Thường Kiệt. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thường gắn liền với tên tuổi của các vua Trần và các tướng tài giỏi khác.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”. Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần dùng thực hiện “vườn không nhà trống”.

- Trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định. Nhưng kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần, ta phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

12 tháng 4 2017

Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguy ôn thời Trần:

- Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà Trần mới xây dựng trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

- Nhờ có sức mạnh về mọi mặt nên nhà Lý từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến đã thể hiện tư tưởng luôn chủ động : chủ động mang quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của địch, chủ động xây dựng phòng tuyến chặn giặc, chủ động kết thúc chiến tranh.

Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn.

- Nhà Lý đã xây dựng phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt để chặn giặc không cho chúng vào kinh thành Thăng Long. Trong khi đó nhà Trần đã chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện kế "thanh dã" để tránh sức mạnh của địch, sử dụng cách đánh linh hoạt từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, chớp thời cơ đế phản công.


26 tháng 9 2018

Nội dung

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần.

Tương quan

lực lượng

Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế gặp nhiều khó khăn.

Nhà Trần mới xây dựng đã phải liên tiếp 3 lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

Nghệ thuật

quân sự

- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.

- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.

- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.

25 tháng 12 2016

2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

25 tháng 12 2016

4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3

5 tháng 5 2016

Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần:

-  Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, khi đó nhà Tống phát động chiến tranh xâm lược nước ta trong tình thế đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà Trần mới xây dựng trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông - Nguyên đang ở thời kì hùng mạnh bậc nhất thế giới.

-  Nhờ có sức mạnh về mọi mặt nên nhà Lý từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến đã thể hiện tư tưởng luôn chủ động : chủ động mang quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của địch, chủ động xây dựng phòng tuyến chặn giặc, chủ động kết thúc chiến tranh.

Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn.

-   Nhà Lý đã xây dựng phòng tuyến trên bờ sông Như Nguyệt để chặn giặc không cho chúng vào kinh thành Thăng Long. Trong khi đó nhà Trần đã chủ động rút khỏi kinh thành, thực hiện kế "thanh dã" để tránh sức mạnh của địch, sử dụng cách đánh linh hoạt từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng, chớp thời cơ đế phản công.

3 tháng 4 2017

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

Chống Tống

10/1075

3/1077

Chống Mông- Nguyên

Lần 1

1/1258

29/1/1258

Lần 2

1/1285

5/1285

Lần 3

12/1287

4/1288

c/ Đường lối đánh giặc

- Chống Tống: chủ động đánh giặc, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.

- Chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”.

d/ Tấm gương tiêu biểu

- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên…

- Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…

+Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”. + Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. - Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân. - Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
3 tháng 4 2017

) Lý : 1075 - 1077

Trần :

_Lần 1 : 1/1258 - 29/1/1258

_ Lần 2 : 1/1285 - 5/1285

_Lần 3 : 1287 - 1288

b)không biết

c) Tống : Lý Thường Kiệt

Nguyên - Mông : Trần Thái Tông ; Trần Nhân Tông ; Trần Quốc Tuấn

d) không biết

e) Chông Tống :

Nguyên nhân thắng lợi:

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

-Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

Ý nghĩa lịch sử :

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Chống Nguyên - Mông :

Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .
- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

12 tháng 12 2016

Thời Lý chống quân Tống từ 10/1075 - 3/1077

=> Thắng lợi

Thời Trần chống Mông - Nguyên

+ Lần 1 ; 1/1258 - 29/1/1258

+ Lần 2 ; 1/1285 - 6/1285

+ Lần 3 12/1287 - 4/1288

Đường lối chống giặc của thời Lý

- Chử động đánh giắc , buộc chúng pải đánh theo ta

- Chủ động xây dựng pòng tuyết Như Nguyệt để đánh giặc

Đường lối kháng chiến của thời Trần

- Theo chủ trương '' vườn không nhà trống ''

24 tháng 12 2016

1) -Nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế chính trị và xã hội.

-Nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việtđể giải quyết những khó khăn trong nước.

-Nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh Đại Việt.

*Nhà Lý chuẩn bị:

-Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó

-Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy

+Chủ trương của nhà Lý:Tấn công trước để phòng vệ

*Diễn Biến:Tháng 10 năm 1075,Lý Thường Kiệt cho Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân tấn công vào đất Tống.

-Lý Thường Kiệt cho treo Yết Bảng để nói rõ mục đích cuộc tấn công tự vệ của mình.

*Kết quả:Sau 42 ngày đêm,quân ta chiếm được Ung Châu và tướng giặc phải tự tử.

*Nét độc đáo:

+Tấn công trước để phòng vệ.

+Khích lệ binh lính và làm suy yếu tinh thần của kẻ thù.(Đọc bài thơ Sông núi nước Nam khiến kẻ thù phải khiếp sợ)

+Kết thúc chiến tranh b.ằng cách giảng hòa.

24 tháng 12 2016

câu 2 lần 1,2 hay lần 3 hoặc cả Giang Phạm