K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh ra đời :

- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan

* Mục tiêu :

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

*Quá trình phát triển :

- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.

- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.

* Với Việt Nam

- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa  nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.

1. Trình bày nguyên tắc và mục tiêu hiện nay của hiệp hôị các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? Nêu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?                                                                                                           2. Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ?                                                                                                3. Nêu đặc...
Đọc tiếp

1. Trình bày nguyên tắc và mục tiêu hiện nay của hiệp hôị các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? Nêu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?                                                                                                           2. Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ?                                                                                                3. Nêu đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam Về mặt tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ?                                                                        4. Nêu đặc điểm phần đất liền của lãnh thổ Việt Nam ? Nêu những thuận lợi và khó khăn ?                                                                                                      5. Nêu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam về diện tích , giới hạn?

0
29 tháng 2 2016

-Hoàn cảnh ra đời :

            Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và văn hoá, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.

Đồng thời, họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực.

Những tổ chức có tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

=> Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băngcốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

-Mục tiêu của ASEAN là : phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên vì một Đông Nam Á  hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.

-Hiệp ước Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực ; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác  trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội.

 -Sự phát triển của ASEAN :

            Từ 1967-1975 ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác còn lỏng lẻo.

             Tổ chức ASEAN  ngày càng củng cố và phát triển từ sau khi  kí kết Hiệp ước ước Bali, (2.1976) và nhất là từ sau khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết.

.             Năm 1984 Brunây gia nhập, Năm1995 – Viêt Nam, Năm 1997 – Lào và Mianma, Năm 1999 – Campuchia. Từ năm nước sáng lập, đến năm 1999. ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên.

cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ nghiêm trọng, sau vài năm khắc phục, kinh tế mới dần phục hồi.

            Hạn chế: dễ bị hòa tan khi hội nhập với kinh tế thế giới.

12 tháng 11 2020

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài...

+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po).

Mục tiêu hoạt động:

- “Tuyên bố Băng Cốc” (8/1967) đã xác định mục tiêu hợp tác kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình, ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động:

- “Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” - Hiệp ước Ba-li (2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hiện nay ASEAN có mười nước thành viên là:

1. Việt Nam

2. Lào

3. Cam-pu-chia

4. Ma-lai-xi-a

5. In-đô-nê-xi-a

6. Thái Lan

7. Phi-líp-pin

8. Xin-ga-po

9. Mi-an-ma

10. Brunây

Và 2 nước quan sát viên là: Pa-pua Niu Ghi-nê; Đông Ti-mo

Cơ hội hợp tác phát triển:

Sau Chiến tranh lạnh, nhất là khi “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện, các nước lần lượt gia nhập ASEAN: Việt Nam 1995, Lào và Mi-an-ma 1997, Cam-pu-chia 1999.

Với 10 nước thành viên, qui mô dân số trên 500 triệu, ASEAN trở thành 1 tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994) với sự tham gia của nhiều nước ngoài khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,...

(Bạn cần liên hệ thêm các cuộc đối thoại ASEAN +1, +2;+3... với các nước như Hoa Kỳ, trung Quốc, Nhận Bản... để thấy thêm được vị thế và uy tín của Hiệp hội này...)

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

30 tháng 1 2022

 

+ Thời gian gia nhâp:

-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,

+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

+ Nguyên tắc của Hiệp hội:

i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;

ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;

iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;

iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;

vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;

vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;

viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;

ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;

x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;

xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;

xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;

xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và

xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.

+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean

- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..

+ thách thức:

Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))

 

30 tháng 1 2022

Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)

Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định

Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ

                    - không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

                    -giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

                    -hợp tác cùng phát triển

17 tháng 3 2023
                   Thuận lợi                          Khó khăn

- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội

- Có cơ hội tiếp thu, chọn lọc những nét văn hóa, xã hội của mỗi nước

- Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế

- Mở rộng thị trường kinh tế, dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với nước ngoài

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ

2 tháng 1

Hoàn cảnh ra đời của tổ chưa ASEAN:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành được độc lập bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn do chiến tranh tàn phá, các nước đã nhân thấy phải cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Trên thế giới có nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

- Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước.

Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

 

Hoàn cảnh ra đời của tổ chưa ASEAN:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành được độc lập bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn do chiến tranh tàn phá, các nước đã nhân thấy phải cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Trên thế giới có nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

- Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước.

 

2 tháng 1 2022

tk

Hoàn cảnh ra đời của tổ chưa ASEAN:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành được độc lập bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn do chiến tranh tàn phá, các nước đã nhân thấy phải cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Trên thế giới có nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

- Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước.

 

29 tháng 3 2022

tham khảo

ASEAN luôn hướng tới những mục tiêu lớn, như xây dựng Đông Nam á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân  vũ khí hủy diệt; tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao phúc lợi  đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ, pháp quyền  quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng ...